Mark McDonald

Văn Phòng Mercury News tại Việt Nam

 

BUÔN MA THUỘT - Từ những nương rẫy trên núi, hàng trăm người  đã kéo xuống, vũ trang cào, xeœng, rìu, mác, gươm, dao.

 

Những nông dân sắc tộc thiểu số, giận dữ vì đất rẫy tổ tiên bị mất vào  tay những người dân mới đến định cư, họ tiến vào các trụ sở đảng  Cộng Sản tại đây trong tháng trước, ném đá, phóng mác vào công an  chống bạo động, đốt nhà một vài cán bộ đảng.

 

Tại nước Việt Nam cộng saœn, những cuộc biểu tình bạo động thực sự  chưa từng được nghe nói đến; đây là nơi mà trật tự xã hội luôn luôn  được coi là ưu tiên hàng đầu cuœa toàn quốc. Vụ bạo loạn đã làm cho  chính quyền trung ương Hà Nội lo lắng đến độ là một trong những  lãnh tụ cao cấp được đông đaœo quần chúng ưa chuộng nhất, Phó Thủ  Tướng Nguyễn Tấn Dũng, đã phaœi vội vã đến Buôn Ma Thuột để  tháo gỡ tình trạng căng thẳng này.

 

Sau một tháng trời mà thông tin bị ngăn chận, đi lại bị cấm đoán, cuối  cùng vào ngày thứ Năm tuần qua, nhà cầm quyền đã cho phép một số  ký giả nuớc ngoài được lên thăm cao nguyên trung phần (tại Việt  Nam hiện nay thường gọi là vùng Tây Nguyên), nơi xẩy ra những vụ  biểu tình phaœn đối. Tuy nhiên các ký giả đều bị bắt buộc phaœi đi cùng  với các cán bộ hướng dẫn tư tươœng, và khi một phóng viên của tờ San  Jose Mercury News tách ra khỏi nhóm là bị công an theo dõi.

 

Cán bộ đảng và cán bộ chính quyền Buôn Ma Thuột, thị xã của tỉnh  Ðác Lắc, cũng từ chối không cho các ký giả được gặp những người  biểu tình bị bắt. Họ không được phép phỏng vấn bất cứ một người  biểu tình nào khác.

 

Quả có hỗn loạn

 

Cuối cùng, cán bộ đảng đã nhìn nhận rằng quả có những vụ bạo loạn  xẩy ra tại Buôn Ma Thuột và tại những nơi khác ở Ðác Lắc, họ nhìn  nhận quả có những vụ biểu tình với kích thước lớn của các nông dân  sắc tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai kế cận.

 

Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Ðác Lắc, ông Nguyễn Văn Lang  đã giảm bớt đi kích thước và sự dữ dội của những cuộc biểu tình, ông  nói đây chỉ là những vụ cãi vã giản dị về văn khế đất đai tại hai ngôi   làng. Ông nói những thương tích xẩy ra không nghiêm trọng, chỉ có  200 nông dân sắc tộc thiểu số biểu tình. Ông nói kích thước của đám  người biểu tình đã tăng lên chỉ vì “những lời bàn luận thổi phồng của  những tay cực đoan phản cách mạng.”

 

Tuy nhiên, báo cáo của những người chứng kiến tận mắt vụ bạo loạn  này lại khác biệt một cách đáng chú ý.

 

Cư dân tại Buôn Ma Thuột nói rằng có vài trăm nông dân đã liên hệ,  ít nhất có hai công an bị thương - một người bị tử thương, đầu bị bửa  bằng rìu. Họ nói cán bộ an ninh e sợ những cuộc biểu tình có thể leo  thang, vì thế công an chống bạo động được lệnh không mang súng,  không mang roi điện.

 

Hiển nhiên thì những dư luận bảo rằng máy bay trực thăng Việt Nam  đã xả súng xuống làm cỏ các nông dân vũ trang rìu mác - hệt như  kiểu tàn sát ở Thiên An Môn - đều là những dư luận mô tả quá trớn,  mặc dù cư dân địa phương nói là họ để ý có thấy gia tăng công an  hiện diện ở Buôn Ma Thuột. Trong thời gian lộn xộn ấy, các trường  học đã tạm thời đóng cửa, một số người nước ngoài được khuyến cáo  rời khỏi tỉnh. Nhưng cư dân địa phương nói họ để ý không thấy những  vụ di chuyển lớn của quân đội, cũng không thấy có chận đường hoặc  có giới nghiêm trong thị xã.

 

Ông Lang phủ nhận một bản phúc trình nói rằng trong thời gian hỗn  độn này có bốn thử lãnh đạo Tin Lành bị bắt và bị đánh đập gần  chết, ông nói đây là chuyện “hoàn toàn thêu dệt.”

 

Nhưng ông Lang và cán bộ chính quyền đã từ chối không cho phép  các ký giả được phỏng vấn bốn người này, những người mà các  nguồn tin từ giáo phái Tin Lành Phúc Âm cho biết họ là những mục sư  của các giáo đoàn lớn của người Ê Ðê, một trong những sắc tộc thiểu  số lớn nhất vùng.

 

Có vẻ rõ rệt là hầu hết những gì gây khó khăn tại cao nguyên đều bắt  nguồn từ đất đai.

 

Về mức độ nào đó các nông dân sắc tộc thiểu số luôn luôn là những  người du canh, họ sử dụng phương pháp đốt rừng làm rẫy, sau một  mùa trồng trọt, lại di chuyển sang khu khác.

 

Phương pháp này không phải là phương pháp canh tác hữu hiệu cho  lắm, mà đất trồng trọt ở Việt Nam ngày nay lại quá cao giá, đặc biệt  tại vòng đai đất đở trồng cà phê ở cao nguyên trung phần. Việt Nam  đang là quốc gia xuất cảng cà phê lớn hàng thứ hai trên thế giới,  chính phủ Việt Nam không ngừng ám ảnh đến việc gia tăng cả sản  lượng lẫn hiệu năng, và các nông dân sắc tộc thiểu số đã gặp những  áp lực lớn trong việc định canh mãi mãi tại những mảnh ruộng hoặc  những đồn điền cố định.

 

Vấn đề đất đai của Việt Nam cũng là một vấn đề của con người: Quá  ít đất cho quá nhiều người. Với một dân số toàn quốc đã vọt lên hơn  77 triệu, chính phủ Việt Nam đang sủ dụng đất cao nguyên trung phần  làm khu định cư cho người Kinh (chủng tộc đa số người Việt) ở các  vùng quá đông dân, muốn di chuyển từ đồng bằng lên. Việc định cư  người Kinh trên những khu vực mà theo truyền thống là nương rẫy  miền núi cuœa người Thượng đã hoàn toàn không được các cộng đồng  sắc tộc thiểu số hoan nghênh.

 

Gần đây cũng có những phúc trình cho biết là do công tác xây cất dự  án thủy điện lực tại Sơn La, có đến 100,000 người Kinh sẽ phải được  tái định cư tại cao nguyên trung phần.

 

Cuối cùng, trong tuần lễ đầu tiên của tháng Hai vừa qua, tình trạng  âm ỉ đã bục ra thành một vụ bạo động bằng rìu, mác.

 

“Nông dân trả thù các cán bộ địa phương không giải quyết được các  tranh chấp đất đai của họ,” ông Lang phó chủ tịch UŒy Ban Nhân Dân  Ðác Lắc nói. “Chúng tôi đang tiến hành một số biện pháp kỷ luật đối  với một vài cán bộ này.”

 

Hiện giờ, các cấp khác nhau trong chính quyền dường như vẫn còn  đang lúng túng trong việc quy trách đích xác cho ai trong những vụ nổi  dậy.

 

Ngoái ộp FULRO

 

Trong lúc cán bộ địa phương quy trách cho một vài nông dân ngoan  cố và một vài cán bộ đảng viên ương ngạnh cư xưœ thất thường, thì  chính phuœ tại Hà Nội đã phát động caœ một trận tấn công toàn lực  bằng truyền thông vào “các lực lượng phản cách mạng đặt căn cứ tại  Hoa Kỳ” đã xúi giục người Thượng nổi loạn.

 

Trong số báo phát hành hôm thứ Năm tuần qua, tờ Nhân Dân, cơ  quan phát ngôn của đaœng Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn quy trách  vụ nổi dậy cho FULRO, tổ chức có tên Pháp ngữ viết tắt là Mặt Trận  Giải Phóng Các Chủng Tộc Bị Áp Bức.

 

Các thành viên FULRO từng có thời là những chiến sĩ chống cộng tại  cao nguyên trung phần, những tay chiến sĩ huyền thoại cuœa núi rừng.  Họ được CIA tuyển mộ để chiến đấu cho Hoa Kỳ và cho miền Nam  Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nam.

 

Mặc dù Hà Nội công nhận rằng FULRO đã hoàn toàn tan rã vào  năm 1992, nhưng chính phủ Hà Nội hiển nhiên đã tìm ra được một  ông ngoáo ộp trong cái tổ chức Cơ Sở Người Thượng (Montagnard  Foundation), một nhóm nhoœ có quan hệ đến FULRO, đặt tại tiểu bang  South Carolina. Chính phủ Hà Nội nói rằng cơ sở này đã rót tiền cho  “những phần tử xấu ở trong nước” để khích động cách mạng nổi dậy  tại cao nguyên.

 

“Rõ rệt họ muốn có những vùng cao nguyên trung phần ly khai khỏi  đất nước Việt Nam,” bài phúc trình cuœa tờ Nhân Dân viết. “Họ dựng  nên những tuyên truyền, xuyên tạc...và bất ổn.”

 

Cả một cuộc tấn công mãnh liệt và dài giòng để chống FULRO cũng  đã được trình chiếu trên vô tuyến truyền hình Việt Nam đêm thứ Năm  tuần trước, trong đó đoạn xuất sắc nhất được nhấn mạnh là lời tự thú  của Ya Duc, cựu thủ lãnh FULRO xin lỗi về các hành động sai trái.  Ông ta đọc lời tự thú này trước mặt Lê Khả Phiêu, tổng bí thư đảng  Cộng Sản, và các lãnh tụ cao cấp khác trong đảng.

 

Ít nhất có một thông điệp chống FULRO đã được đưa ra tại một làng  quê ở Ðác Lắc. Tại một căn lán ở Buôn Don, cái thông điệp ấy được  viết bằng phấn ngay trên cửa ra vào, đề là “Gia đình này chưa hề  cung cấp gạo cho FULRO.”

 

Không rõ thông điệp này do người chủ nhà viết ra vì sợ, hay do các  cán bộ an ninh viết ra vì có các ký giả đến thăm. Nhưng khi một  phóng viên cố phỏng vấn chủ nhà về cái thông điệp này, bà ta chạy  biến vào phòng sau, nói rằng bà không được phép nói chuyện.

 

Trac Nguyen dịch.