VẤN ÐỀ ÐỒNG BÀO THƯỢNG

 

Vi Anh

 

Hai tháng sau ngày truyền thông quốc tế loan tin về cuộc nổi dậy của Ðồng bào Thượng ở Cao nguyên, vấn đề trở nên lớn và nguy hơn cho CS Hà nội trong nội trị và ngoại giao, đặc biệt là với Mỹ.

 

Cuộc nổi dậy là một tai họa bất ngờ cho an ninh chánh trị giữa lúc CS Hà nội phải đối phó với vô vàn khó khăn với tôn giáo, với nội bộ đảng nhiều phân hóa, trước Ðại hội đảng gần kề. Thực ï ra, theo thẫm tra của nhiều nguồn tin độc lập ngoại quốc, Ðồng bào Thượng đã vùng lên từ tháng 10, năm 2000. Hầu như các sắc tộc lớn đều có tham gia. Hai mục tiêu đấu tranh rõ rệt là chống chính sách đàn áp Giáo hội Tin Lành tại gia và chống kế hoạch xâm thực đất đai của CS Hà nội. Tuy nhiên, CS cố gắng che giấâu yếu tố tôn giáo của cuộc nổi dậy, lo sợ cộng hưởng với biến cố sâu rộng hơn đang xảy diển gần khắp lãnh thổ VN Cộng hòa trước đây, Phong trào đấu tranh vì tự do tôn giáo. Mãi đến khi cuộc nổi dậy trở nên nghiêm trọng, CS ban hành tình trạng khẩn trương mấy tỉnh Cao nguyên và tung quân có trực thăng yểm trợ lên càn quét, trấn áp, răng đe, tin tức mới lọt ra ngoài.

 

Lần lần mức độ trầm trọng càng rõ rệt. Tướng Lê khả Phiêu bị phê bình thiếu khả năng lãnh đạo, tạo lý do cho cuộc đấu đá nội bộ tranh giành chức vụ Tổng Bí Thư Ðảng.Một Bộ trưởng Phụ trách Sắc tộc và ba phụ tá bị khiển trách và cách chức. Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng bị khiển trách và mất chức. Nhiều cán bộ chỉ huy đia phương bị truy tố. Hội thánh Tin lành được CS dàn dựng tỏ ra là một công cụ vô ích và ăn hại, không che chắn gì được cho Ðảng trong tai tiếng đàn áp Tin Lành tại gia ở Cao nguyên, mà còn tạo nên sự tức nước vở bờ nữa là khác.

 

Nhưng trầm trọng hơn là ảnh hưởng tai hại cho CS Hà nội trong tương quan ngoại giao với Mỹ. Trước tiên, một nhà ngoại giao Mỹ kỳ cựu ở Hà nội, tận tụy với tác phẩm Thương ước mà CS cần như hơi thở, không tiếc lời biện minh những cái yếu của CS, như Ðại sứ Peterson, cũng xót xa thú nhận Oâng cũng không được CS Hà nội cho đi viếng Cao nguyên. Người Mỹ chính trực thường thấy tội lỗi khi mua hàng do nhà cầm quyền độc tài bắt tù nhân, trẻ thơ làm, thì làm sao có thể chịu giao thương với nhà cầm quyền đang đánh giết người Thượng đồng đạo, đồng đội, người thiểu số đáng thương của mình.

 

Ðau nhứt cho Ðại sứ Peterson và hại nhứt cho CS Hà nội là báo Wall Street Journal, tiếng nói của thị trường tài chánh, chứng khoán Mỹ , đại siêu thị kinh doanh của ngoại thương Mỹ, lên án chính CS Hà nội đã phá hoại Thương ước qua hành động đàn áp tôn giáo và người Thương thiểu số. CS dùng chiến thuật cố hữu để hoá giải. Vừa đánh võ mồm, tố Mỹ xen vào nội bộ VN, vừa đàm theo kiểu kẻ cả với Mỹ là cho phép truyềân thông quốc tế và nhân viên Sứ quán lên quan sát. Nhưng việc dàn dựng hiện trường không kịp phải dời đi dời lại hai lần.

 

Chưa đủ, Bộ Ngoại giao bất chấp những lời dao to búa lớn của CS, công khai yêàu cầu phải cho nhân viên ngoại giao Mỹ lên Cao nguyên vì lý do an ninh của thân nhân của những người Mỹ gốc Thượng. Bộ còn gởi người đi Miên để can thiệp gặp 24 người Thượng đấu tranh di tản chiến thuật qua nước này. Cùng làm có Hội Aân xá Quốc tế, Human Rights Watch. Hội thánh Tin lành Mỹ chưa lên tiếng, nhưng chắc chắùn có nhiều vận động ngầm vì đồng đạo của mình bị bách hại. Mà các quyết định chánh trị lớn thường xảy ra ở hậu trường nhiều hơn nơi công cộng. Và có tin còn hàng ngàn người Thượng đang trốn sang Miên xin tỵ nạn CS. Nếu làn sóng người Thượng tiếp tục tràn sang Miên, nhứt định vấn đề sẽ đem lại hậu quả tai hại khó lường trước cho CS. Một Serbie ở Balkan, một Kurdes ở Iraq tái diễn. Quốc tế sẽ can thiệp vì lý do nhân đạo.Và vấn đề tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại sẽ được đặt ra. Mà cơ may xảy ra của biến cố bỏ nước ra đi của người Thượng rất lớn vì "cột đèn nếu đi được cũng trốn khỏi VNCS". Ðó là chưa nói đến những hoạt động che giấâu của các cơ quan tình báo chuyên khuynh loát, của các tổ chức tôn giáo, các cộng đồng Ðồng bào Thượng hải ngoại, có nhiều lý do chính đáng để giúp đỡ những sắc tộc cô thế này.

 

Dù cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo qui mô thời gian, không gian, và nhịp độ lớn hơn vụ Ðồng bào Thượng nhiều, nhưng phản ứng của Bộ ngoại giao Mỹ không cương quyết và dứt khoát bằng trong vụ Cao nguyên. CS Hà nội khó mà lấp liếm, hứa trăng, hứa cuội, đầu môi, chót lưởi với Mỹ như từ trước tới giờ.

 

Người xưa thường nói họa vô đơn chí phước bất trùng lai. Cuộc đấu tranh vì tự do tôn giáo Miền Nam, Miền Trung, một đại họa cho CS Hà nội, chưa tìm ra được giải pháp. Cao nguyên lại nổ ra vụ Ðồng bào Thượng vừa tôn giáo vừa đất đai như một khúc xương nuốt không vô, nhả không ra. Nó ảnh hưởng tai hại cho an ninh chính trị và tương quan ngoại giao với Mỹ. Ðó là nước duy nhứt có thể cứu CS Hà nội ra khỏi cơn phá sản . Nếu thiếu Mỹ thì hoàn toàn mất lá chắn phần trước họa bành trướng Bắc kinh ở Biển Ðông. Phe Lào thân Trung quốc đã thắng ở phía Tây. Còn Miên thì lơ lửng con cá vàng giữa Bắc kinh và Hà nội. Không khéo với Mỹ trong vụ Ðồng bào Thượng, thì hai gọng kềm Trung quốc sẽ siết nghẹt thở Hà nội và vòng kim cô quốc tế sẽ trói chặt Ðảng. Quả năm Con Rắn đúng là năm đại hạn cho CS Hà nội.

Vi Anh