Việt Nam - Dân Chủ Khóa Còng: 

Nói Dân Chủ Mà Báo Chí Không Tự Do 

Thì Dân Chủ Cái Gì?

Phạm Trần

 

Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam, sau Đại hội đảng kỳ IX, đã tung ra hàng loạt chiến dịch nhằm "tuyên truyền, cổ vu toàn dân toàn quân quán triệt sâu sắc Nghị quyết" để "đưa Nghị quyết vào cuộc sống." Nhưng sau nỗ lực này là những rạn nứt không còn giấu đuợc trong nội bộ và điều đuợc gọi là "bất cập" trong việc thi hành chỉ thị của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Vậy Hà Nội đang tuyên truyền, cổ vu cái gì ? Họ kêu gọi mọi người, mọi giới từ trong nước ra nước ngoài hãy đoàn kết sau lưng Đảng, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, tiến lên Xã hội chủ nghia, chống lại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch để đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong bằng đó việc, những người lý luận trong Đảng lấy làm hãnh diện về cụm từ "dân chủ" . Họ viết :" Trong mục tiêu chiến lược lần này có một nội dung mới là dân chủ. Đây là bước phát triển hoàn thiện đuờng lối chiến lược đáp ứng yểu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới." (Nhân Dân, 9-5)

Bài báo không có tên người viết nhưng ai cũng biết nó xuất phát từ Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung uong và Hội đồng Lý luận Trung ương do Hữu Thọ và Nguyễn Đức Bình cầm đầu. Hai cơ quan này, chứ không phải Bộ Chính trị hay Ủy Ban Trung ương Đảng, lèo lái mặt trận tuyên truyền của Đảng. Ngôn ngữ của những người nằm trong hai cơ quan này cũng chính là những chữ, những cụm từ và những lời nói của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước từ Tổng Bí thư Đảng xuống các cấp Bộ trưởng trong Chính phủ. Do đó mà ta chỉ cần đọc lần đầu là biết đuợc những người sau sẽ nói gì. Đó là thứ ngôn ngữ chỉ huy và của tập thể, không phải của cá nhân người nào.

Vì vậy mà khi họ bàn về "dân chủ" thì cung chỉ là thứ dân chủ có chỉ huy, có hướng dẫn, không phải là dân chủ tự phát và theo ý muốn của người dân.. Họ gọi đó là "dân chủ ở cơ sở ", không ra ngoài các cơ cấu tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội, lao dộng, nghề nghiệp. Nhưng người CSVN vẫn khoe họ có dân chủ, dù đó là thứ dân chủ có còng tay, có giây buộc cổ kéo đi.

Bài báo viết tiếp :"Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn xác định dân chủ là một trong những mục tiêu cơ bản của cách mạng Việt Nam. Điều này phát xuất từ vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đuợc khẳng định trong lý luận của chủ nghia Mác - Lê-nin, rằng giai cấp công nhân trước hết phải giành lấy dân chủ, phải thực hiện dân chủ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân ta là người làm chủ mọi quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước. Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở đều do nhân dân bầu ra và là người phục vụ nhân dân....Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng xác định cùng với đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị mà mục tiêu của đổi mới chính trị là xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghia, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động."

Câu này có nhiều móc ngoặc và cạm bẫy. Thứ nhất, dân chủ không phải là mục tiêu của cuộc gọi là "cách mạng" của đảng CSVN. Nếu có dân chủ thì làm gì có chuyện độc quyền mạo nhận cách mạng mùa thu năm 1945 và độc tài cai trị bằng bạo lực năm 1946 và sau này. Đảng CSVN của ông Hồ chưa bao giờ tôn trọng và chấp nhận đối lập. Đảng này chỉ muốn nghe tiếng nói thuộc phe mình xếp hàng từ trên xuống dưới, có chỉ huy và có ràng buộc kỷ luật của đoàn thể, tổ chức do đảng lập ra và điều hành.

Nói khác Đảng, dù chỉ là góp ý hay nói theo ngôn ngữ "văn minh" của Hà Nội bây giờ là "kiến nghị" với Đảng cung bị lên án, phê bình là "phản động, phản cách mạng" hay "chệch hướng tư tưởng" phải đua ra kiểm điểm, phê bình gắt gao.

Những góp ý sửa đổi chính sách ở trong nước của các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hà Si Phu, Trần Độ, Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Nguyễn Văn Lý và cụ Lê Quang Liêm v..v... đều bị lên án nằm trong âm mưu của các "thế lực thù địch" nhằm chống lại Tổ quốc và nhân dân !

Thứ nhì, cụm từ " nhân dân ta là người làm chủ mọi quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước" chỉ có nghia với đảng CSVN, trong khuôn khổ tổ chức guồng mày cai trị của Đảng này, mảy may không có thật trong đời sống nhân dân.

Hà Nội chia dân chủ ra làm hai : dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Họ viết :"Dân chủ đại diện thông qua tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và tổ chức chính trị - xã hội." Còn dân chủ trực tiếp là thứ "dân chủ" chỉ diễn ra trong các phiên họp ở cơ quan, tổ chức, hội đoàn, xóm làng. Cán bộ và người dân đuợc yêu cầu phát biểu ý kiến về những việc và công tác của phạm vi mình, đóng góp ý kiến sửa sai chủ trương , phê bình sai trái của cán bộ thi hành. Tuy nhiên những phát biểu hay phê bình này chỉ diễn ra trong nội bộ mà thôi, tuyệt nhiên không đuợc đem ra bàn bạc, thảo luận trong quần chúng hay phổ biến, nhất là trên mặt báo. Làm như vậy là vi phạm kỷ luật của đoàn thể, của tổ chức.

Nhưng trong "dân chủ đại diện" cung chỉ là chuyện trá hình, giả dạng. Tất cả những người đuợc bầu lên từ Quốc hội xuống làng xã đều phải do Mặt trận Tổ quốc lựa chọn và đồng ý. Không một ứng cử viên nào đuợc đắc cử mà không do tổ chức này sàng lọc và đồng ý. Những đại biểu Quốc ở trong Sài Gòn như Bà Ngô Bá Thành hay cựu Linh mục Phan Khắc Từ , dù chưa là đảng viên Cộng sản nhưng đã làm việc cho Cộng sản và là những thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Do đó mà nền dân chủ bây giờ ở Việt Nam , nói theo ngôn ngữ "văn minh" của Hà Nội, thì "coi vậy mà không phải vậy".

HẬU QUẢ

Từ những mâu thuẫn từ căn bản như thế nên mới có những chuyện "bất cập" xẩy ra trong suốt 15 năm qua, từ khi có "đổi mới" năm 1986. Hết " phê bình tự phê bình" đến "xây dựng chỉnh đốn Đảng", từ ba năm qua, mà chuyện đâu vẫn còn đó. Tiến bộ thì ít mà nghiêm trọng hơn, lan rộng ra nhiều trong guồng máy cai trị của Đảng và Nhà nước từ trung ương xuống địa phương.

Báo Nhân Dân nhìn nhận: "Trong thực tế, quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị vi phạm. Các hiện tương mất dân chủ, vi phạm pháp luật diễn ra trên nhiều linh vực kinh tế - xã hội với những biểu hiện đa dạng, mất dân chủ từ khi ra quyết định đến khi thực hiện quyết định và tập trung ở một số linh vực chủ yếu như huy động quá mức và sử dụng sai mục đích những khoản đóng góp của dân, lạm dụng công quỹ, chia bán đất đai trái pháp luật, v.v.". Báo này còn liệt kê :

- " Quyền dân chủ của nhân dân lao động thiếu những cơ chế để thực hiện...Chính quyền tỏ ra lúng túng trong nhiều trường hợp giải quyết các tình huống chính trị - xã hội phức tạp, nhân dân thiếu những cơ sở pháp lý để đấu tranh chống tiêu cực, tham nhung và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình...Sự bất cập, thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ có chức có quyền trong điều kiện kinh tề thị trường trở thành một trong những nguyên nhân của hiện tượng vi phạm dân chủ."

- "Tệ quan liêu, tham nhung, mất dân chủ còn khá phổ biến, chậm đuợc phát hiện và khi bị nhân dân phát hiện, khiếu kiện thì chậm giải quyết và giải quyết thiếu dứt điểm, thiếu khách quan. Giải quyết những tố cáo, khiếu nại, những biểu hiện thiếu dân chủ, mất dân chủ vẫn đang là một vấn đề bức xúc hiện nay ở Việt Nam. Trong thực tiễn, dân chủ là một vấn đề quan trọng và bức xúc trong qúa trình đổi mới."

Nguyên nhân của những "bất cập" này xuất phát từ đâu, nếu không phải ở chỗ người dân Việt Nam bây giờ chưa thật sự có dân chủ để làm chủ và bảo vệ lấy bản thân mình ? Họ không đuợc nói ra ngoài tổ chức, đoàn thể những bê bối của cán bộ, sai trái của chủ trương, chính sách nên mọi chuyện đâu lại hoàn đấy, nước đổ đầu vịt cứ thế nổi trôi từ năm này qua năm khác và chồng chất mãi lên.

Ấy thế mà những "tư tưởng lớn" như Hoàng Tùng, cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân vẫn sang sảng hô hoán như đi vào chỗ không người :"Mở rộng dân chủ, thực hiện công bằng xã hội là điều kiện của sự đoàn kết, nhất trí. Mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền tự do con người, trước hết là giải phóng trí tuệ, tư tưởng, sức sản xuất tinh thần sáng tạo. Đó là cách mạng trí tuệ." (Tạp chí Cộng sản)

Ngược lại ông Giáo sư Hà Xuân Trường lại thẳng thắn đến tái tê :"Ngày nay trong xã hội ta không coi đấu tranh giai cấp là động lực của phát triển, nhưng không thể vì vậy mà không chú ý tới mâu thuẫn tự nhiên giữa các giai cấp mà Đảng và Nhà nước phải giải quyết, và phải tạo điều kiện cho nhân dân lao động thật sự là chủ nhân của xã hội. Nhân dân lao động làm chủ phải đuợc thể hiện trong mọi chính sách, chủ trương của Đảng. Báo cáo Chính trị (Đại hội IX) nêu rất đúng rằng :"Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối". Không ít việc đang diễn ra trong xã hội ta không thể hiện đuợc định hướng đó. Dân chủ ở cơ sở nhiều nơi bị vi phạm nghiêm trọng, làm cho người lao động thấy mình không phải là người chủ của xã hội.

Ông Trường viết tiếp :" Căn cứ vào tiêu chí xác định giai cấp thì không ít cán bộ, đảng viên hiện nay khó có thể tự cho mình còn ở hàng ngu của đội tiên phong của giai cấp công nhân. Từ lập trường giai cấp chúng ta có thể nhận thấy rằng nguy cơ suy thoái trong Đảng ta hiện nay nằm trong sự câu kết giữa một số người có chức có quyền và tệ tham nhung, sự câu kết này tạo nên lớp tư bản quan liêu ở nước ta, mầm mống của lực lượng đối kháng trong xã hội." (Nhân Dân, 7-5)

Ông Trường còn đòi Đảng phải "kiên quyết xóa bỏ chủ nghia tư bản quan liêu", mà theo ông, "đang hình thành bằng những thủ đoạn bất chính như dùng quyền lực mà Đảng và nhân dân trao cho hoặc dựa vào người thân có quyền lực mà vơ vét của nhân dân để thành tư sản." Những thứ "tư sản" này là ai thì không thấy ông Trường nêu ra nhưng ông đã gay gắt kết án :"Trước đây tu sản mại bản là kẻ thù của nhân dân, thì ngày nay tư sản quan liêu là kẻ thù của nhân dân."

Vậy liệu những bà con, dòng họ của bộ ba cựu cố vấn Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt và của những cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đuong kim chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải và người đầy quyền lực là Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch, Chủ tịch đoàn Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam và ngay cả đến tân Tổng bí Thư Nông Đức Mạnh có liên quan gì đến lời buộc tội của ông Hà Xuân Trường không ?

Và như thế, với những mâu thuẫn của tình hình hiện nay đối với việc thực hiện dân chủ ở trong nước như dẫn chứng ở trên , liệu chiến dịch hô hào "đội ngũ báo chí nước ta phải góp phần mở rộng dân chủ trực tiếp đóng góp vào việc tăng cuờng dân chủ hóa trong sinh hoạt Đảng và đời sống xã hội" của Hội Nhá báo Việt Nam hôm 12-5 có còn ý nghia gì không hay đó cung chỉ là mớ ý tưởng nói ra cho vui mà thôi?

Phạm Trần (05-01)