TƯỞNG NIỆM CÔNG ÐỨC NHỊ VỊ TRƯNG VƯƠNG

PHỤ NỮ VIỆT NAM 

TIẾP TỤC PHẤT CỜ CHÍNH NGHĨA

 

Liên tiếp ba mùa Quốc Hận kể từ năm 1998, Hội Phụ Nữ Mê Linh thị xã Longview, tiểu bang Washington đã lập được thành tích đáng ca ngợi là xin được Thị Trưởng ban hành Nghị Quyết rằng ngày 30 tháng 4 là "Ngày Ðau Buồn" (The Day Of Sorrow). Trong ngày nầy, Lễ Thượng Kỳ Việt Nam Cộng Hòa được cử hành long trọng tại tòa Thị Chính với ban nhạc học sinh sinh viên Hoa Kỳ cử hành quốc ca Việt Nam. Có Viện Trưởng và ban giảng huấn cùng sinh viên trường Ðại Học địa phương tham dự, có Thị Trưởng và Cảnh Sát Trưởng Hoa Kỳ đọc diễn văn.

 

 

Cảnh Sát Trưởng thành phố Longview, ông Bob Burgreen, phát biểu rất cảm động trong lễ Thượng Kỳ: "Ngày 30 tháng 4 là ngày đau buồn không những cho dân tộc Việt Nam mà cả cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ". Bắt đầu năm 2000, Lễ Thượng Kỳ được kéo dài 7 ngày kể từ ngày 30 tháng 4. Lá cờ vàng ba sọc đỏ của ta được ngạo nghể tung bayên cạnh cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.  

“Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương từng ngóng đợi quân ta tiến về. Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu...”  

Lòng yêu tổ quốc, yêu màu cờ Quốc Gia của người Phụ Nữ Việt Nam không lúc nào vơi và dù người ấy sống nơi đâu. Tại Âu Châu, vào năm 2000, cũng có gương Phụ Nữ Việt Nam phất cao ngọn cờ chính nghĩa. Ngày thứ bảy, 10 tháng 3 năm 2001, Hội Phụ Nữ Mê Linh tiểu bang Washington tổ chức Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng tại thủ đô Seattle. Nhân dịp nầy Nguyễn Việt Nữ được mời tham dự và đã phát biểu về vị anh thư Việt Nam ở Âu Châu ấy như sau:  

Kính thưa.... 

Ðược hân hạnh dự Lễ Tưởng Niệm Nhị Vị Trưng Vương do Hội Phụ Nữ Mê Linh Washington tổ chức, tôi không biết nói gi øhơn là xin tường trình một gương tranh đấu làm rạng danh con cháu Hai Bàø, để tăng thêm phần ý nghĩa cho xứng công khó nhọc của Ban Tổ Chức buổi lễ trang trọng nầy. 

Kính thưa quí vị, 

Các cụ ta thường dạy rằng, để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ, con cháu chỉ cần làm cho các bậc sinh thành hài lòng, hảnh diện với sự thành công của mình. Còn trên bình diện quốc gia, để tỏ lòng tôn kính, biết ơn công lao dựng nước của tiền nhân, không có gì thiết thực bằng các thế hệ hậu sinh phải nối chí tiền nhân, làm rạng danh tổ quốc.  

Tổ quốc Việt Nam trong năm đầu thế kỷ thứ 21 nầy, có rất nhiều người làm cả thế giới ngưởng mộ trong công trình tranh đấu không màng đến mạng sống để đòi bạo quyền Việt Cộng trả quyền sống cho toàn dân, về đạo lẫn đời. Nổi bật nhất như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Cụ Lê Quang Liêm và các tín hữu Phật Giáo Hòa Hảo đã đổ máu vì tự do tôn giáo, Linh Mục Tadéo Nguyễn Văn Lý đang bị giam lõng vì đòi tự do tôn giáo thật sự. Về phần đời, ta có lão tướng Trần Hồng, anh hùng Lý Tống, anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.  

Hôm nay, vì là Lễ Tưởng Niệm Hai Bà, tôi xin phép tường trình công trạng của anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh mà chắc chắn tiền nhân sẽ hài lòng, còn tất cả chúng ta sẽ vô cùng hảnh diện.  

Như quí vị đã biết, chiến sĩ Nguyễn thị Học Hạnh định cư tại Pháp, ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 2000, trong đoàn người biểu tình trước Tòa Ðại Sứ Việt Cộng tại Paris, Ngọc Hạnh đã tẩm xăng khắp người, trùm lại bằng bao nylon, quyết đem thân mình làm ngọn đuốc biểu hiện với thế giới lòng căm phẩn vì dân tộc bị đọa đày dưới gông cùm Cộng Sản. Tuy kế hoạch bất thành vì yếu tố ngoài ý muốn, nhưng Ngọc Hạnh vẫn tiếp tục làm Việt Cộng rung sợ chí quyết tử của người Phụ Nữ con cháu Hai Bà. Rồi tháng 5 năm 2000, khi Lê Khả Phiêu dẫn phái đoàn gần trăm tên tới Pháp, một con đường ở Paris có treo hàng cờ Cộng Sản thật cao, thế mà Ngọc Hạnh đã đi bằng sào loại cây “lêu nghêu” phóng lên đốt cháy một lá cờ đỏ sao vàng. Ngọc Hạnh bị cảnhát Pháp bắt, bị còng tay giải về bót hăm he, bỏ đói, nhốt vào gần cầu xí hôi hám để khủng bố tinh thần, rồi dụ dỗ Hạnh là sẽ được thả ra với điều kiện không được đốt cờ Việt Nam nữa.  

Ngọc Hạnh trả lời: “Tôi không bao giờ lại đi đốt lá quốc kỳ thiêng liêng của tổ quốc tôi. Lá cờ mà tôi đốt đó là cờ của đảng cướp đã tàn phá quê hương tôi. Tôi đốt lá cờ vấy máu dân tôi, sao lại có tội với nước Pháp được? Vì nó mà 70 triệu dân tôi phải nghèo đói 25 năm nay, cho nên tôi báo cho quí vị biết, hể tôi gặp cờ Cộng Sản ở đâu tôi cũng đốt, dù chết tôi cũng không sợ, đừng nói gì chuyện ở tù.”.

 

Ngọc Hạnh, kẻ hậu bối của Hai Bà, một khi đã nói là phải làm. Ðể gây chú ý cho quốc tế về ngày 2 tháng 9 là ngày cướp nước chứ không phải dựng nước của Cộng Sản Hồ Chí Minh. Ngọc Hạnh đã ném bom xăng vào tòa Ðại Sứ Việt Cộng tại Luân Ðôn, làm cháy một khoảng carpet, rồi trương cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ lên trước cổng tòa Ðại Sứ Việt Cộng, xong đứng yên chờ Cảnh Sát Anh tới bắt. Ngọc Hạnh mong được ở tù, để ra tòa án Anh Quốc để có dịp tố cáo tội ác Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam trước báo chí quốc tế tham dự phiên tòa. 

Kính thưa quí vị,

Chúng ta đã từng muốn đem Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra tòa án quốc tế, nhưng chừng nào mới xảy ra điều đó? Người nữ anh hùng Nguyễn thị Học Hạnh đã dùng tấm thân nhi nữ làm điều đó cho chúng ta, vào ngày 31 tháng 8 năm 2000 vừa qua, tại nhà tù Anh Quốc. Sau đây là bài tóm tắt do chính Ngọc Hạnh viết: 

“Ngọc Hạnh xin được đại khái tường trình đến quí vị sự việc xẫy ra sau lúc 17 H chiều ngày 31 tháng 8 năm 2000. Sau khi thi hành nhiệm vụ đốt lên ngọn lửa tượng trưng lòng câm phẩn của toàn dân, và thiêu rụi chủ nghĩa Cộng Sản bạo tàn, niềm hảnh diện là Ngọc Hạnh đã treo được lá cờ vàng 3 sọc đỏ thân yêu trở lại Tòa Ðại Sứ Việt Nam Cộng Hòa đã bị Cộng Sản chiếm lấy 25 năm qua ngoài những biểu ngữ cầm sẳn trong tay. Ngọc Hạnh còn mặc trong người chiếc áo có in chữ “Ðấu tranh cho tự do và nhân quyền cho Việt Nam” (Freedom and Democracy for Vietnam). Khi bị đưa về đồn cảnh sát, Ngọc Hạnh bị yêu cầu cởi bỏ bộ đồ trên người ra, để mặc vào bộ đồ bằng giấy màu trắng do cảnh sát đem tới, Ngọc Hạnh cự tuyệt, bởi mọi người đang bị bắt ở đây đều được mặc quần áo của chính họ, sao Ngọc Hạnh lại bị đối xử khác biệt? Cuối cùng họ dùng bạo lực với ba người Cảnh Sát đàn ông và hai cảnh sát đàn bà đè bật Ngọc Hạnh xuống đất và gỡ bỏ y phục có biểu tượng đấu tranh của Ngọc Hạnh. Sau cơn vùng vẫy cắn lưỡi đến rướm máu, họ đẩy Ngọc Hạnh vào một căn phòng nhỏ như chiếc hộp, đóng ầm cửa lại, nhìn lên trần là một khoảng trống vắng, hòa lẫn nổi xót xa, không biết giờ nầy nơi gốc trời nào đó có, Mỹ, Pháp, Hòa Lan, có những chiến hữu nào đang cùng cảnh ngộ như Ngọc Hạnh chẳng?... Ngọc Hạnh thật lòng chỉ muốn riêng mình chịu khổ hình, cầu xin cho anh em tất cả được bình an để còn tiếp tục đấu tranh.  

Sau một đêm trằn trọc, mùi hôi thúi xong lên trong căn phòng tạm giam, luôn là cái dằn mặt của đồn cảnh sát. Một đêm đã qua, cánh cửa mở ra đưa Ngọc Hạnh vào phòng phỏng vấn, 6 tiếng đồng hồ đối đầu với bộ óc tinh nhuệ tình báo của hai người thám tử Anh quốc. Sau một ngày đọ sức với một người đàn bà thường dân Việt nam, tất nhiên họ không đơn giản nhận phần thất bại, họ phải kết vào đó những tội hình ặng nề cho Ngọc Hạnh, như là “khủng bố”, “toan giết người” v.v. là những tội danh để có lý do giữ Ngọc Hạnh trong nhà tù.  

Phiên tòa đầu tiên là sáng ngày 2 tháng 9 năm 2000, cũng là ngày ô nhục, cái ngày  Hồ Chí MInh vẽ lên trang Quốc Sỉ., cái ngày khởi đầu nhuộm đỏ non sông, cái ngày thống khổ điêu linh của dân tộc. Ngày này 55 năm trước, tên giặc Hồ vong bản đã rước về thứ chủ nghĩa Cộng Sản Quốc Tế chà đạp tổ tiên, bức hại giống nòi. Ngẩu nhiên thay 55 năm sau cũng ngày nầy một vụ án chính trị được đưa ra trước tòa án ngoại quốc, dù chưa đủ sưc đạp đổ bạo quyền, cũng gửi được một thông điệp cho đồng bào và thế giới biết rằng cuộc chiến Việt Nam chưa chấm dứt, nó chỉ chuyển sang một cuộc diện khác, đồng thời tố cáo sự cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực chứ không phải chúng thắng miền Nam vì chúng có chính nghĩa và được lòng dân như chúng thường láo phét tuyên truyền. 

Hai mươi lăm năm qua bao nổi thăng trầm, Cộng Sản đã xé nát non sông, thụ hưởng trên máu xương nước mắt của hàng triệu dân lành, xã hội băng hoại.... 

Ðể cho thế giới thấy rằng dân tộc chúng ta, Nam Phụ Lão Ấu đồng lòng diệt cộng cứu nước, trận chiến sẽ diễn ra khắp mọi nơi nào có Cộng Sản, tuy nhiên, mặt trận chính vẫn là quốc nội...  

Hôm tấn công vào sứ quán Cộng sản, Ngọc Hạnh chứng kiến trên khuôn mặt của chúng lộ nét khủng khoảng kinh hoàng, nhục nhả khó lường. Có thể nói đây là cái tát tay nẩy lửa, đau điếng, đánh dấu thêm sự thất bại của chúng. Cũng vì vậy nên chính phủ Anh quốc, vì quyền lợi kinh tế của họ, đang muốn vuốt ve xoa dịu cái tát tay đó, bằng cách nặng tay hành hạ Ngọc Hạnh, họ đã biệt giam Ngọc Hạnh vào xà lim nay đã 1 tháng 16 ngày rồi nơi nhà Belmarsh nầy chỉ có riêng Ngọc Hạnh là phụ nữ, vì  đây là trại tù đàn ông.  

Gần hai tháng bị giam mình nơi xà lim Anh Quốc, nơi một phòng bít bùng, 1 cửa sổ quay mặt vào một khoảng kín, chung quanh là một bức tường cao che khuất, lắng mình trong chỗ u tịch, suốt ngày không có ánh mặt trời. Mỗi ngày có cho ra khỏi xà lim, nhưng vẫn ở trong vùng tối, chừng 10 phút. Nhưng lúc tưởng là thoải mái đó thì lại là lúc bị khủng bố rùng rợn. Họ thả cả chó săn chuyên ăn thịt người ra hầm hè để gây sợ hãi. Nhưng khi con người sẳn sàng chờ đón cái chết vì quê hương thì cái chế không còn là việc đáng sợ nữa. Ðây hiển nhiên là sự trả thù bằng cách “tra khảo” tinh thần một cách dã man như thế đó. Con số trên 3500 phút còn lại trong ngày là những chuỗi thời gian dài vô tận trong cô liêu tỉnh mịch. 

Hơn lúc nào hết, Ngọc Hạnh nhận thấy được giá trị của cuộc sống cô tịch, trong sự tỉnh lặng, khả năng tập trung tư tưởng quan sát nội tâm như một tấm gương phản chiếu, tự mình soi rọi lấy mình. Trong bóng tối, Ngọc Hạnh cảm nhận được những lời mạc khải vô hình, đây cũng là cơ hội để tự trao dồi kiến thức, tự chiến đấu và chiến thắng lấy mình.  

Thế rồi từng ngày qua, những lần cửa đóng và cửa mở, trong lần quán chiếu nội tâm giữa không gian mênh mông tỉnh lặng, trái tim người mẹ bổng cồn cào đau nhói khi hình ảnh các con chập chờn, hình ảnh nói cười của từng núm ruột là một nổi đoạn trường bức xé tâm cang. Ngày hôm qua đây, người ta cho Ngọc Hạnh gọi điện thoại về nhà 10 phút, qua đầu dây, nghe hai đứa con nhỏ, đứa sắp 7 tuổi, đứa vừa tròn 4 tuổi, chúng ngây thơ cứ tưởng mẹ đi làm xa, nhắc nhở nhiều lần mẹ nhớ mua quà cho con. Chúng có ngờ đâu mẹ của chúng đang bị giam cầm tra tấn kiểu nầy! 

Nợ nước tình nhà! Ôi! Nặng oằn vai. Không biết ngày xưa những nữ tướng sa trường có khóc nhớ con không? Còn Ngọc Hạnh chốn sa cơ nầy đã bao lần mềm lòng chiến sĩ, lệ ứa trào mi. Nhưng Ngọc Hạnh ơi! Mi đừng để tình nhà làm nhục chí đấu tranh. Còn hàng triệu trẻ thơ Việt Nam đang đói đau khổ hạnh ở quê nhà. Chúng cũng là con, là cháu của chúng ta, là mầm non, là tinh hoa của dân tộc, không thể để chúng mất gốc nơi chính quê hương chúng như vậy..Nhủ lòng như thế, rồi hàng ngàn hình ảnh những em bé ốm đói, rách rưới mà Ngọc Hạnh gặp gở tại quê hương, trong trại tị nạn..hiện lên trong tâm tư, đã tiếp sức cho Ngọc Hạnh kiên cường vượt lên trên hình ảnh lành lặn của các con mình....” 

Kính thưa quí vị, 

Chúng tôi đã tiếp xúc với gia đình Ngọc Hạnh hiện ở bên Pháp. Nhân đây xin ca ngợi và ghi ơn phu quân Ðặng Văn Rô và con trai lớn Ðặng Thế Nguyên của Ngọc Hạnh, tinh thần rất vững vàng; đặc biệt, phu quân của Ngọc Hạnh có tinh thần hi sinh và hiểu biết rất cao trong cảnh sống “gà trống nuôi con” hiện tại. Ước mong có nhiều đấng phu quân chịu hi sinh như anh Rô để chúng ta có thêm nhiều anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Bởi vì hiện nay, lực lượng phụ nữ đông hơn phân nửa dân tộc, nhưng ai cũng quá bận bịu phục vụ chồng, con, nên bóng quần thoa rất thưa thớt trên đấu  trường.  

Thường người phụ nữ Việt Nam chỉ an phận thủ thường, lo phục vụ chồng, con. Nhưng nếu có người vợ có chí hiên ngang, muốn trải thân phục vụ xã hội, là số người nhiều hơn nhân số của một gia đình, thì người đó rất dễ thu phục sự ngưỡng mộ của mọi người, không phải vì người vợ ấy giỏi hơn chồng, nhưng vì người phụ nữ chịu hi sinh ấy rất hiếm có trong xã hội. Người chồng rất hảnh diện vì đã có được người vợ hiếm có ấy. Bởi trong sự thành công của vợ đã có phần góp công sức của mình. Không có sự can đảm hi sinh của anh Rô, Ngọc Hạnh không yên tâm bỏ con mình đi lo cho con của xã hội. Anh Rô nấu bếp trong nhà để nuôi dạy con, cũng quan trọng như anh đã treo cờ Quốc Gia trước sứ quán Việt Cộng. Cho nên chúng ta ngưỡng mộ Ngọc Hạnh thì phải ghi ơn sự hiểu biết và hi sinh của phu quân Ngọc Hạnh. 

Cộng Sản Việt Nam thành công là vì biết lợi dụng những hiện tượng hi sinh hiếm có của vai trò Phụ Nữ. Nếu không có, họ cũng cố gắng tạo ra cho có, rồi khai thác và thổi phồng lên. Việc đưa Nguyễn Thị Bình làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, đại diện chính phủ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam dự hội nghị quốc tế “Vãng Hồi Hòa Bình Cho Việt Nam” tại Paris, rồi hình ảnh một bé gái Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi, hãi hùng chạy thoát thân vì da thịt bị cháy bởi bom đạn Mỹ... đã thu phục trọn vẹn cảm tình của thế giới phản chiến. Hậu quả là hiệp ước gọi là “Vãng Hồi Hòa Bình” tại Paris năm 1973 đã được ký theo quan điểm “hòa bình” lối Cộng Sản: Mỹ rút quân mà quân Bắc Việt vẫn còn nằm y nguyên ở miền Nam. Hậu quả tất nhiên là miền Nam đã

“thống nhất” vào tay Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã diễn tả rất chính xác cái nguyên do đau đớn ấy:  

“Vì ấu trĩ, thờ ơ, u tối

Vì muốn an thân, vì tiếc máu xương

Cả nước đã thu về một mối 

-Một mối hận thù, một mối đau thương!”

Biết rõ nguyên nhân của “Vết thương đau” của dân tộc như vậy, và sau hơn một phần tư thế kỷ sống dưới ách cai trị của Cộng Sản, vết đau thương của 70 triệu dân Việt càng sâu, niềm đau của Mẹ Việt Nam càng rĩ máu, sao ta còn tiếp tục “ấu trĩ, thờ ơ, u tối, muốn an thân và tiếc máu xương”

Sống với Cộng Sản rồi vượt biên tị nạn nhờ vào lòng bao dung của hải ngoại, hiểu được thế nào là tự do, dân chủ và quyền làm người, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã tự chữa được bệnh “ấu trĩ, thờ ơ, u tối” cho chính mình. 

Từ đó, Anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã thấm thía đau cái đau của dân tộc mà quyết tâm tìm thần dược “Chữa Lành Vết Thương Ðau” cho mẹ Việt Nam, bằng cách, trước hết, là nêu gương “không muốn an thân” như thường tình nhi nữ và “không tiếc máu xương” như tâm lý chung của loài người. 

Nguyễn thị Ngọc Hạnh không chỉ nói hay nghĩ suông, mà đã thực hành cụ thể bằng hành động tự thiêu tại Pháp và tấn công đại sứ quán Việt Cộng tại Anh quốc rồi chờ cho Cảnh Sát tới bắt. Ai cũng biết câu: nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Một ngày ở trong tù, bằng nghìn năm sống tự do ở ngoài đời. Vậy mà anh thư Ngọc Hạnh chịu khổ hình về thể xác lẫn tinh thần trong cảnh tù tội để chi? Và mấy tháng trước tại Pháp còn muốn đem thân mình làm ngọn đuốc, để chi?

 

Anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh muốn đem tánh mạng mình để làm đuốc soi rọi vào những vùng “ấu trĩ, thờ ơ, u tối” của thế giới về Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam, mà lịch sử Anh Quốc đã có dự phần vào.  

Rất tiếc là trong phiên tòa ngày 15 tháng 2 năm 2001 vừa qua tại Luân Ðốn, ông Chánh Án tòa Ðại Hình Anh Quốc đã vội xếp hồ sơ, chẳng những đã tha bổng Ngọc Hạnh mà ông còn tuyên dương trước công luận rằng Ngọc Hạnh là một phụ nữ can đảm “A very courageous little woman”.  

Ðây là một niềm vui, nhưng Ngọc Hạnh không thỏa mãn vì không đạt mục tiêu tranh đấu cho đất nước. Nếu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đấu tranh để được tiếng “anh hùng” riêng cho bản thân mình thì Ngọc Hạnh đã thành công. Và nếu chỉ vậy thì Ngọc  Hạnh thà ở nhà làm vợ và làm mẹ, chứ mang tiếng “anh hùng” mà non nước vẫn ngữa nghiêng thì thật hổ thẹn với hai chữ “anh hùng”. Ngọc Hạnh muốn ra tòa để có cơ hội dùng quyền của một bị cáo để “nói lời sau cùng” tố cáo “Cái Lầm To của Thế Giới” về Hồ Chí Minh trước báo chí quốc tế mà Ngọc Hạnh ấp ủ trong tâm can trong suốt gần 6 tháng chịu thân tù khổ hạnh của một “bị cáo”.  

Dù sao, anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh của chúng ta đã thành công trong công tác xua tan sự “ấu trĩ, u tối” của vị Bác Sĩ Ðiều trị và Luật Sư biện hộ, lúc đầu họ cũng nghĩ đây là một trường hợp rối loạn tâm thần, nói nôm na theo thường tình là chỉ có người điên mới bỏ chồng con đi làm chuyện “tào lao” như vậy. Nhưng cuối cùng, Bác Sĩ điều trị đã sáng mắt, đã khâm phục một trạng thái “điên” cao cả vì quê hương dân tộc và chính Luật sư biện hộ cũng cảm xúc nói với Hạnh rằng “bà là người thân chủ duy nhất làm tôi hảnh diện được biện hộ.”  

Hoán chuyển được tâm linh của những người trên đây, là vì Ngọc Hạnh đã khai với Cảnh Sát Anh, Bác Sĩ điều trị và Luật Sư biện hộ rằng: khi vợ chồng và các con tôi được tự do no ấm ở hải ngoại nầy, thì giới phụ nữ chúng tôi tại Việt Nam phải bán trôn nuôi miệng, bán máu nuôi con, còn trẻ em cở tuổi con tôi phải tìm sống trong các đóng rác truyền nhiễm. Còn Việt Cộng thì gom hết tài sản gửi ngân hàng ngoại quốc, con cái họ ăn chơi trụy lạc, ỷ quyền cho mẹ chẳng coi thầy cô ra gì. Cộng Sản tạo một xã hội bần cùng, văn hóa đồi trụy. Vậy mà thế giới hình như chưa hiểu mấy rằng: “Ngoài đói khổ rùng mình. Thời đại Hồ Chí Minh. Xuất hiện với hai hình. Mả tù và mả lính”. Cho nên ngọn lửa tôi đốt lên, không mục đích gây thương tích cho ai, mà chỉ là đóm lửa bé nhỏ mà tôi nguyện đem thân nầy góp vào nguồn ánh sáng rọi soi tội ác của Cộng Sản cho thế giới thấy rõ mà giúp người Việt Nam giựt sập chế độ bạo ngược, y như Nguyễn Chí Thiện tâm nguyện:  

Biến trái tim thành “chiếu yêu kính” giúp nhân gian 

Nhận rõ nguyên hình Cộng Sản

Tất cả suy tàn, sức thơ vô hạn

Thắng không gian và thắng cả thời gian

Sắt thép quân thù năm tháng rỉ han!

                                                 (1975)

Dù thành trì Cộng Sản có cứng như sắt thép đi nữa, thì sự bền chí đem tội ác Cộng Sản làm “kính chiếu yêu” cho thế giới thấy bộ mặt yêu quái của Cộng Sản, thì theo thời gian, sắt thép Cộng Sản cũng bị rỉ sét mà tan rã. 

Cái “chiếu yêu kính” ấy, Ngọc Hạnh sử dụng ngay trong nhà tù, nhân khi dư luận có khuynh hướng cho mình là người “điên”. Hạnh nhớ lại bài thơ “BÀ MẸ ÐIÊN” đã giúp mình để tình thương con núm ruột của mình nhẹ hơn hàng triệu trẻ thơ bất hạnh khác; Ngọc Hạnh chứng minh rằng tất cả sự “điên khùng" của bà mẹ Việt Nam cũng là do tội ác của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản Việt Nam gây ra như bài thơ sau đây:  

Bài thơ “BÀ MẸ ÐIÊN” của thi sĩ Trần Trung Ðạo, chuyên chở tâm trạng khổ đau vì sựï “thống nhất” của cái gọi là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ðộc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc” sau 1975.  

Sau khi thủ đô Sàigòn đổi chủ, tác giả gặp tại thành phố Hồ Chí Minh * một bà mẹ  ôm chiếc gối hát ru con. Hỏi ra mới biết con bà chết vì không chờ kịp mẹ mua sữa về, bởi bà còn phải đi bán máu mới có tiền.. Chồng bà bị bắt đi tù cải tạo, nhà bà bị tịch thu, mẹ con bà bị đuổi đi vùng kinh tế mới là nơi rừng hoang nước độc, không có cách gì sống nổi, bà đắt díu đàn con về lại thành phố, mẹ con bà đành sống nhờ dưới mái hiên nhà người, mưa nắng dãi dầu, con đau, đành bán máu, nhưng bà kiệt lực mà con bà sức cũng mõn rồi....! 

Bà mẹ điên vì mất con, con bà chết vì thiếu sữa. Thảm trạng trong bài thơ nầy tả chân được cái Tội Tiếp Tục Giết Toàn Dân Việt của chế độ Hồ Chí Minh mà hiện Võ Nguyên Giáp và Ðảng Cộng Sản Việt Nam  là đại diện:

 

BÀ MẸ ÐIÊN  

Có lần tôi đi ngang

Qua vỉa hè Ðồng Khởi**

Một bà ôm chiếc gối 

Ðứng hát như người say

Khoan chết đã con trai

Mẹ còn chờ mua sữa

Mai Ba về có hỏi

Mẹ biết nói sao đây?  

Người biết chuyện cho hay

Chồng bà đưa ra Bắc

Từ khi con trai mất

Bà trở thành người điên 

Nhà bà là mái hiên

Tấm vải dầu che nắng

Sớm chiếu khoai với sắn

Heo hút với bầy con  

Bà ngày một héo hon

Bỏ vùng kinh tế mới

Về Sài Gòn chen lấn

Giữa cuộc đời đắng cay  

Ðứa con út ốm đau

Vẫn hằng đêm đòi sữa

Chẳng còn gì bán nữa

Ngoài giọt máu mẹ cha  

Khi trời vừa sáng ra

Bà lại lên Chợ Rẫy

Lần nầy lần thứ mấy

Bà bán máu nuôi con

Trên đường về đi ngang

Ghé cửa hàng mua sữa

Bà gục người trước cửa

Suốt đêm mà không hay  

Ðứa con út đang đau

Chờ mẹ về chưa tới

Qua đời trong cơn đói

Thiếu cả một vòng tay

Khi bà về tới nơi

Vì con mình đã chết

Bà ôm con lạnh ngắt 

Ðứng hát như người điên

Khoan chết đã con trai

Mẹ còn chờ mua sữa

Mai Ba về có hỏi

Mẹ biết nói sao đây?  

Ðêm qua tôi nằm mơ

Thấy mình ôm chiếc gối 

Ðứng trên đường Ðồng Khởi

Và hát như người điên. 

“Bà mẹ điên” vì mất con, nhưng nhà thơ TRẦN TRUNG ÐẠO cũng như mọi người có trái tim còn biết rung động, cũng phải vì cái khổ đau chung của dân tộc mà...điên theo người điên! (* Kể từ ngày có Ðảng về, đổi tên Hồ Chí Minh nên thành phố mới có thảm trạng Bà Mẹ Ðiên.** Thời Việt Nam Cộng Hòa có tên là đường Tự Do. Sau năm 1975 đổi tên là đường Ðồng Khởi. “Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do”)  

Kính thưa quí vị, tôi thấy lệ quí vị đang rơi. Quí vị trong hội trường nầy không những đang khóc cho cái đau của bà mẹ mất con, mà là đang đau niềm đau chung của dân tộc. Quí vị đang thể hiện một tâm tình “máu chảy ruột mềm”“ một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, một nhân sinh quan sống đoàn kết, từ bi, bác ái đẹp đẽ vô cùng của nền văn hóa Việt Nam. 

Ngọc Hạnh cũng đã khóc, nhưng không khóc âm thầm như chúng ta, Anh Thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã đem sinh mạng mình để khóc to vang dội cả thế giới để buộc họ phải nghe và hơn nữa, làm cho nhân loại phải chú ý tìm ra thủ phạm đã gây cảnh mẹ mất con, vợ xa chồng. Anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh hiện nay còn dưỡng bệnh tại Bệnh Viện Gordon tại Anh quốc, khi thật khỏe mạnh, Ngọc Hạnh sẽ tâm tình chi tiết cùng quí vị. Nhưng Việt Nữ xin tạm tóm tắt vài tư tưởng lớn mà Ngọc Hạnh đã tâm sự với Việt Nữ qua điện thoại viễn liên. Rằng, Ngọc Hạnh muốn bị bắt để có dịp ra tòa, để được nói “lời sau cùng” trong vụ án Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tại Anh quốc, đại ý như vầy: 

“Thưa quí Tòa, nếu tôi vi phạm luật lệ gì của nước Anh thì quí vị cứ xử theo luật pháp và Lương Tâm của quí quốc. Nhưng việc tôi làm không có tội gì với Cộng Sản Việt Nam cả, trái lại, còn có công làm sống lại công lý, không phải công lý riêng cho dân tộc tôi mà còn là nền Công Lý chung của Lương Tâm nhân loại. Quí quốc đã thực hiện nền công lý đó bằng cách là thâu nhận, cưu mạng người Việt tị nạn Cộng Sản sau năm 1975. Nhưng những người lãnh đạo tiền nhiệm của quí quốc trong năm 1954 đã có trách nhiệm trong việc chia hai đất nước tôi cho Cộng Sản qua Hiệp Ðịnh Ðình Chiến Genève, rồi đến năm 1973, quí quốc cũng là thành viên bảo đảm cho Hiệp Ước Vãng Hồi Hòa Bình tại cuộc Hòa Ðàm Paris được thành hình, vậy mà khi Việt Cộng côngên đem xe tăng Nga ủi sập Cổng Dinh Tổng Thống nước tôi, xé nát Hiệp Ước Quốc Tế mà quí quốc có trách nhiệm bảo đảm phải thực hiện thì ... quí quốc Anh quốc im lặng, Mỹ quốc im lặng! Thế giới im lặng, chỉ thụ động nhận những người vượt biên trốn chạy Cộng Sản. Sự đau khổ của dân tộc tôi, những bà mẹ Việt Nam phải trở nên điên loạn vì chồng đi tù cải tạo, vì tài sản bị cưởng đoạt, quyền sống bị tước đoạt,ông còn cách nào để nuôi con..Tất cả khổ đau đó là hậu quả của sự phản bội hòa ước quốc tế của Việt Cộng mà thế giới im lặng. Chúng tôi rất cám ơn nghĩa cử của quí quốc và các quốc gia trên thế giới đã cho người Việt tị nạn chúng tôi có được một quê hương thứ hai. Chúng tôi rất thông cảm với Anh và Mỹ quốc, vì những lý do chằng chịt liên quan đến quyền lợi của mỗi quốc gia mà đành im lặng trước sự xâm lăng củaộng Sản Việt Nam. 

Vậy thì bổn phận chúng tôi, giờ nầy được an toàn nơi hải ngoại, là phải lên tiếng, lên tiếng thật vang vội về tình trạng quốc nội, nửa thế kỷ nay người Việt sống dưới chế độ Cộng Sản bị đói rách về cả vật chất lẫn tinh thần như ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện và thi sĩ Trần Trung Ðạo là nhân chứng, diễn tả qua những vần thơ mà quí vị đã, hay sẽ đọc qua. Chúng tôi không “khủng bố” ai, mà chỉ làm nhiệm vụ tranh đấu đòi lại đất nước chúng tôi, đòi lại quyền sống cho 70 triệu con người đang bị Cộng Sản đàn áp, tức là chúng tôi thay mặt nhân loại có Lương Tâm, đòi công lý được phục hồi.  

Vậy thì việc tôi có làm hư hại một phần tấm thảm của Sứ Quán Việt Cộng tại Luân Ðôn là tôi chỉ xâm phạm lãnh thổ nước Việt Nam, chứ không dám làm hại gì đến Anh quốc. Vì theo luật công pháp quốc tế về các cơ sở ngoại giao, thì “Sứ quán của nước nào là lãnh thổ thu hẹp của nước đó, trên một quốc gia khác.” Hơn nữa, tòa Ðại Sứ Việt Cộng chẳng những ở Anh Quốc, mà bất cứ ở đâu trên thế giới, thưa quí tòa, là tài sản của nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, nếu công lý của nhân loại được thực thi một cách đứng đắn; nghĩa là nếu hiệp định quốc tế Paris được tôn trọng, thì miền Nam theo thể chế nào là do hai chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ngồi lại “hòa hợp hòa giải” với nhau. Việt Nam theo thể chế chính trị nào sẽ do toàn dân lựa chọn, qua một cuộc bầu cử công khai có Liên Hiệp Quốc giám sát. Việt Cộng ký như vậy năm 1973, thì năm 1975 đã đem xe tăng Nga và quân đội Bắc Việt tràn vào “thống nhất” miền Nam thành một nước Cộng Sản, trái lòng dân. Cộng Sản Bắc Việt rõ ràng là kẻ xâm lăng, kẻ đã ăn cướp miền Nam của chúng tôi phải vậy không? Hàng xóm có thể im lặng để được “an thân”, nhưng nạn nhân bị cướp phải lên tiếng để bảo vệ tài sản sinh mạng họ và cho gia đình họ.  

Vậy thì khi người chủ nhà trong lúc tranh đấu đòi lại căn nhà bị kẻ cướp dùng bạo lực cưỡng đoạt, lở làm hư hại ngôi nhà của mình, kẻ cướp lại kiện chủ nhà đòi bồi thường thiệt hại, làm sao mà một tòa án công minh lại có thể xử cho kẻ cướp thắng kiện được? Bởi vì khi kẻ cướp dùng bạo lực đánh, giết chủ nhà thì hàng xóm láng giềng đều im phăng phắc, nhưng khi khổ chủ đòi lại quyền làm chủ của mình, lỡ làm kẻ cướp bị thương tích, thì chẳng lẽ hàng xóm lại lên tiếng ồn ào bênh vực kẻ cướp, buộc tội chủ nhà? Hành sử như vậy chẳng khác nào xã hội khuyến khích kẻ cướp tiếp tục tội ác. Nếu thái độ của hàng xóm như vậy thì lần lượt mỗi nhà trong xóm và tất nhiên có nhà mình đều sẽ tới phiên bị cướp đến viếng, không sớm thì muộn. 

Chúng tôi nghĩ Quí Tòa không phủ nhận quan điểm vừa có tính cách lịch sử vừa khách quan nhân bản trên đây của tôi. Huống hồ gì trong hiện vụ, vì cả thế giới đã bỏ rơi chúng tôi thì với tấm thân nhỏ bé đơn côi nầy, chúng tôi biết làm gì hơn là dùng chai xăng để đốt lên ngọn lửa biểu trưng cho lửa đấu tranh cho Nhân Quyền và Dân Chủ cho dân tộc tôi, mà cũng là thắp sáng lên lương tâm nhân loại?”... 

Kính thưa quí quan khách, 

Như quí vị đã nghe thấy, nữ anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh của chúng ta tuy tấm  thân nhỏ bé nhưng “Chí anh hùng của đấng quần thoa . Ðâu kém bậc tu mi nam tử”, phải không quí vị?  

Vậy bổn phận chúng ta nếu thương và phục Ngọc Hạnh thìø hãy ngưng khóc, mà phải hành động tích cực để cứu những “Bà Mẹ Ðiên”, đang điên hay sắp điên ở Việt Nam, vì ai lại không rối loạn tâm thần khi sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh?   

Hôm nay ngày Hội Phụ Nữ Mê Linh Washington tổ chức Lễ Tưởng Niệm Nhị Vị Trưng Vương, anh thư Ngọc Hạnh đã nối chí tiền nhân, liều chết xông pha phất ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, bổn phận chúng ta là không để Ngọc Hạnh cô đơn, không để ngọn lửa đấu tranh của Ngọc Hạnh bị lụn tàn. 

Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, oai linh của tiền nhân hiển linh dẫn dắt đàn con cháu của Hai Bà sáng suốt vứt bỏ tị hiềm, ích kỷ để đoàn kết thành một khối hùng mạnh hầu chiến thắng giặc Cộng Sản ngoại xâm, đem lại tự do, no ấm cho đồng bào ruột thịt nơi quê nhà. Muốn thành công trong nghĩa cả hi sinh, hãy theo gương anh thư Nguyễn Thị Ngọc Hạnh; theo giáo lý từ bi bác ái của bất cứ tôn giáo nào; hay theo đạo lý nghìn đời của dân tộc Việt Nam: “thương người như thể thương thân”, chúng tôi xin lập lại lời Gọi Ðàn Phụ Nữ của Ðức Huỳnh Giáo Chủ mà chị Chủ Tịch Sáng Lập Hội Phụ Nữ Mê Linh đã đọc để khai mạc buổi Lễ Tưởng Niệm Hai Bà Trưng hôm nay: 

“Cả tiếng kêu bạn gái má hồng, 

Ðem son phấn điểm tô tổ quốc.”

Trân trọng cám ơn quí vị đã lắng nghe và kính chào đoàn kết. Xin hẹn tái ngộ. 

NGUYỄN VIỆT NỮ