Từ Huế vào Ðồng Tháp

NGÔ NHÂN DỤNG

Từ năm 1971 đến nay chưa bao giờ Ðảng Cộng Sản Việt Nam bị dân chúng chống đối liên tiếp và công khai nhiều  như bây giợ Trước đây chúng ta biết có những nhà trí  thức, văn nghệ đòi dân  chủ, tự do nên chống chế độ  độc tài và bất lực của đảng Cộng Sản, nhưng các nhà trí thức phản kháng thường bị cô lập hóa, tiếng nói  của họ không thể phổ cập đến đa số dân chúng. Nông dân từ Bắc vào Nam đều bất mãn, đã nổi dậy ở Thái  Bình, Xuân Lộc và kéo nhau đi biểu tình, từ Ðồng Tháp tới tận Sài Gòn, Hà Nội phản đối trước các trụ sở của Ðảng. Nhưng các hành động đó thường có động cơ kinh tế nhắm các mục tiêu cụ thể như đòi bồi thường đất đai, chống thuế hoặc chống các cán bộ cường hào nhũng lạm ở địa phương.

Trong một tháng qua tình trạng đã thay đổị Những hành động chống đối của nhân dân càng ngày càng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và nhắm các mục tiêu rộng lớn hơn. Ðồng bào Thượng ở  Tây nguyên đã biểu tình phản đối các vụ chiếm đất bừa bãi của cán bộ và di dân bất hợp pháp được cán bộ bảo trơ Chùa Phước Thành ở Huế bắt đầu đề kháng bất bạo động bằng cách không cần biết đến luật lệ hành chánh của nhà nước, cứ khởi công xây dựng trùng tu chùa, sau khi xin phép và bị từ chối một cách phi lý suốt bốn năm trờị Các linh mục giáo phận Huế đã bày tỏ thái độ phản đối việc quản chế hành chánh Linh mục Nguyễn Văn Lý, mặc nhiên phản đối Nghị định 31 phản dân chủ của nhànước. Và sau khi cụ Lê Quang Liêm bị bắt giam để ngăn cảnkhông cho tổ chức hội họp ghi nhớ 54 năm ngày Ðức HuỳnhGiáo Chủ bị cộng sản bắt mang đi mất tích, cụ Nguyễn ThịThu đã tự thiêu ở vùng Thánh địa Phật giáo Hòa Hảo trongngày tưởng niệm đó.

Các diễn biến trên đều liên quan đến tôn giáo và tấn công thẳng vào các đường lối, chính sách, chủ trương lâu dài và cố hữu của đảng Cộng Sản.

Vụ Tây nguyên cho thấy tai hại của chủ trương cai trị qua cán bộ chứ không cai trị bằng luật pháp, cai trị bằng các chỉ thị nội bộ sơ sài chứ không tham khảo ý kiến và phổ biến rộng rãi theo lối chính đại quang minh. Ðó là một chủ trương mà các đảng Cộng Sản từ thời Stalin đến thời Pol Pot vẫn theo đuổi từ xưa đến naỵ Không có một đạo luật hay một chương trình đầy đủ nào nhằm giải quyết vấn đề di dân từ miền Bắc Việt Nam vào khai thác đất đai ở cao nguyên theo nhu cầu chung của quốc giạ Ðất đai đó đồng bào Thượng đã làm chủ và khai thác theo lối cổ truyền từ nhiều ngàn năm trước.

Nếu có một chính quyền dân chủ, lành mạnh, với chương  trình khai khẩn Tây nguyên rõ rệt thì đã phải tham khảo ý kiến những người dân bị ảnh hưởng. Và phải có các biện pháp chuyển tiếp, đền bù về kinh tế cho họ, cũng như phải bảo vệ các phong tục, văn hóa thiểu số ở địa phượng. Trái lại, vì chính quyền cộng sản quen lối cai trị tùy tiện, không có các chương trình cụ thể nên dân chúng nghèo đói ở miền Bắc và Trung phần đã tự động kéo nhau lên cao nguyên khai thác. Những vụ đụng chạm tất nhiên phải xảy rạ Rồi vì không có luật lệ rõ ràng, cán bộ nhũng lạm và lộng quyền quen thói chỉ làm theo ý mình, không ai bảo vệ đồng bào thiểu số, cho nên bạo động đã xảy rạ Vì không có thể thức dân chủ để các đồng bào thiểu số cử người đại diện của họ, vì không có quyền tự do lập hội khiến xã hội công dân chưa bao giờ phát triển, cho nên định chế  duy nhất quy tụ các người thiểu số khi họ cần nói lên ý nguyện chung chỉ là trong sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là các giáo hội truyền giáo Tin Lành với những liên hệ với nước ngoàị Một vụ rắc rối về đất đai và chính  sách kinh tế địa phương bỗng nhiên trở thành một vấn đề tín ngưỡng và có màu sắc quốc tế. Vụ chùa Phước Thành có thể mở đầu cho các nơi khác làm theọ Khi chính quyền bất chấp ý nguyện của dân thì dân cũng bất chấp các thủ tục của chính quyền. Dùng hình thức bất phục tùng dân sự, không theo luật, không hợp tác, không đóng thuế, theo lối dân Ấn Ðộ đã chống chính quyền thực dân Anh thời 1946-47, các vị sư và Phật tử đã mặc nhiên không công nhận sự có mặt của chính quyền cộng sản. Các linh mục ở Huế không phải chỉ tỏ thái độ ủng hộ các Linh mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi mà họ đã phản đối tận gốc rễ tính chất phản dân chủ của Nghị định về quản chế hành chánh. Và nay, cụ Nguyễn Thị Thu đã lấy thân làm bó đuốc để phản đối chính sách tôn giáo của đảng Cộng Sản.

Chủ nghĩa Cộng Sản coi các tôn giáo là thù địch vì các đảng Cộng Sản đều muốn biến ý thức hệ cộng sản thành một tín ngưỡng mớị Nhưng ngày nay chúng ta biết các đảng Cộng Sản đã chịu thua, họ biết không thể giữ tham vọng tiêu diệt các tôn giáo nữạ Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam đều phải công nhận các tôn giáo lớn đang sinh hoạt trong nước cũng như các tín ngưỡng  bình dân và địa phương. Cộng sản Cuba đã phải mời cả đức Giáo Hoàng sang Havanạ Như vậy thì chính sách tôn giáo của các đảng Cộng Sản còn sai lầm ở chỗ nàỏ

Sai lầm chính nằm trong chủ trương của các đảng cộng sản là không công nhận xã hội công dân  đứng ngoài nhà nước và ngoài tầm kiểm soát của Ðảng. Ở Trung Quốc họ lập ra và kiểm soát các giáo hội, kể cả một giáo hội công giáo độc lập với Vatican. Ở Việt Nam họ không thể làm như vậy vì giáo hội công giáo đã mạnh nhưng họ tìm cách lập ra để thao túng một giáo hội Phật giáo, một tổ chức của các giáo phái Tin Lành. Các tổ chức đó không hẳn là "quốc doanh" theo nghĩa xấu xa ư nhiều người sẵn sàng kết án, các hoạt động tín ngưỡng của họ có thể đều chính đáng và đáng kính trọng, nhưng ngoài phạm vi tín ngưỡng thì tất cả các hoạt động đều bị nhà nước khống chệ Ðặc biệt đối với Phật giáo Hòa Hảo thì đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn coi là nguy hiểm cho họ cho nên ngay sau năm 1975 họ đã có chương trình tiêu diệt.

Chính sách của Cộng Sản Việt Nam đối với Phật giáo  Hòa Hảo biểu lộ ngay trong những ngày toàn dân Việt Nam  nổi lên giành độc lập. Cộng Sản đã bắt đức Huỳnh Giáo Chủ đi mất tích trước đây 54 năm vì ngài đã ủng hộ một đảng Dân Chủ Xã hội đầu tiên ở Việt Nam và ngài thân thiện với nhóm Cộng Sản đệ tứ quốc tệ Ðảng Cộng Sản chủ trương tiêu diệt các đảng chính trị khác, nhưng họ coi các đảng có khuynh hướng xã hội là nguy hiểm cần thủ tiêu trước hết.

Cái nhân do đảng Cộng Sản gieo rắc từ 54 năm trước khi họ tìm cách tiêu diệt Phật giáo Hòa Hảo, nay đang kết quả là vụ tự thiêu của cụ Nguyễn Thị Thụ Cụ đã phát nguyện tự thiêu từ lâu, và chính quyền cộng sản không ngờ hôm qua cụ đã chọn đúng ngày thực hiện ý nguyện đọ Họ không ngờ và không thể ngăn cản vì họ vốn coi thường dân chúng. Nhưng hậu quả của vụ tự thiêu này sẽ lớn lao hơn họ tưởng.

Sau các biến cố ở Tây nguyên, ở Huế, vụ tự thiêu ở Ðồng Tháp sẽ gây tiếng vang trong dư luận quốc tế mà một hậu quả là việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Mỹ-Việt có thể gặp trở ngạị Ðúng lúc Ðảng Cộng Sản đang chuẩn bị Ðại hội Chín, khi các lãnh tụ còn tranh  giành quyền lực với nhau, dư luận quốc tế sẽ không bỏ qua những dấu hiệu cụ thể của tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam. Các nước cấp viện trợ, các nhà đầu tư sẽ phản ứng. Ðó là những khó khăn mới của đảng Cộng Sản mà tất cả đều do chính họ tự gây rạ Ðây là một dịp cho các đảng viên cộng sản tự vấn lương tâm. Ðảng của họ phải thay đổi từ những chính sách đến các chủ trương căn cố nhất, nếu không thì không có đường thoát.

NGÔ NHÂN DỤNG