Tự bôi tro trát trấu vào mặt

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Khi các Dân biểu Hoa kỳ quan tâm đến Tự do Tôn giáo ở Việt Nam họp ngày Thứ Năm bắt đầu nghe bản điều trần của Linh mục Nguyễn Văn Lý gửi qua nói về những hành động đàn áp người công giáo ở Việt Nam, thì họ cũng đuợc nghe luôn tin chính Linh mục Lý đã bị bắt ở họ đạo An Truyền buổi sáng cùng ngày hôm đó. Họ sẽ tự hỏi không biết tại sao ông Nông Đức Mạnh lại chọn đúng ngày Thứ Năm này để bắt Cha Lý? Và tại sao phải đem tới hai tiểu đoàn công an đến bắt một ông linh mục trong tay không có khí giới và chủ trương bất bạo động?

 

Chỉ có thể trả lời rằng ông Nông Đức Mạnh muốn khiêu khích các đại biểu Quốc hội Mỹ. Ông muốn chứng tỏ ông bất cần. Hoặc nếu ông Nông Đức Mạnh là một người "cởi mở", "ôn hòa" như nhiều người Việt Nam và ngoại quốc nhận xét, thì chính Bộ Công an ở Việt Nam muốn làm cho cả thế giới và riêng Quốc hội Mỹ nghi rằng ông Nông Đức Mạnh không cởi mở và cũng chẳng ôn hòa như thiên hạ tưởng. Làm như vậy, họ biết trước sẽ đua tới một hậu quả: Còn lâu bản Hiệp định thương mại Mỹ Việt mới đuợc Quốc hội Mỹ thông qua.

 

Bản Hiệp định không đuợc thi hành sớm thì hại cho ai và lợi cho ai? Cả nền kinh tế Việt Nam sẽ thiệt hại. Hàng xuất cảng sang Mỹ sẽ không tăng đuợc như nhiều xí nghiệp ở Việt Nam đã chuẩn bị khai thác cơ hội mới từ năm ngoái. Tiền đầu tư của Mỹ sẽ chậm lại không vào Việt Nam nữa, và các nước khác đang chờ đợi Mỹ đi truớc cũng lo ngại không dám vào nữa. Số cơ xưởng sản xuất không tăng, số người có việc làm không tăng. Đa số dân Việt Nam bị thiệt thòi. Nhưng vẫn có nhiều người đuợc lợi: các công ty quốc doanh sẽ tiếp tục làm ăn theo lối rùa bò, sẽ đuợc thay đổi từ từ chậm chạp hơn, các công ty độc quyền của quân đội và công an sẽ giữ đuợc độc quyền lâu hơn.

 

Ủy ban Tự do Tôn giáo của các Dân biểu như bà Zoe Lofgren, bà Loretta Sanchez thực sự không có quyền hành lớn đủ để thay đổi lập trường của Hạ viện Mỹ. Họ ủng hộ phong trào đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam, họ muốn đặt điều kiện cải thiện nhân quyền trước khi thông qua Hiệp định thương mại. Nhưng trong Hạ viện chỉ có hơn 100 Dân biểu có thể quan tâm đến quyền làm người ở Việt Nam đến mức bỏ phiếu trừng phạt chế độ cộng sản ở đó qua các quyết định về thương mại. Từ lâu, mỗi lần Hạ viện Mỹ biểu quyết chỉ có bấy nhiêu người chống đối, và họ là thiểu số. Như khi họ chống quyết định bãi miễn áp dụng Tu chính án Jackson cho chế độ Việt Nam, biểu quyết cho quy chế Mậu dịch Bình thường (trước gọi là Tối Huệ quốc.) Từ năm ngoái, Quốc hội Mỹ, đa số thuộc đảng Cộng Hòa, vẫn sẵn sàng thông qua Hiệp định thương mại với Việt Nam, cung vì đa số đại biểu Quốc hội coi chuyện thương mại là quan trọng hơn, và họ cung tin rằng khi thương mại tự do thì sau đó vẫn có thể tiếp tục đòi hỏi các vấn đề nhân quyền, và đòi hỏi mạnh hơn trước.

 

Nhưng vụ bắt giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý sẽ làm thay đổi cán cân khi Hạ viện Mỹ bỏ phiếu về Hiệp định thương mại, nếu chính quyền Bush đua sang Quốc hội yêu cầu bỏ phiếu. Các Dân biểu như bà Lofgren sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn khi chống Hiệp định này. Họ sẽ trưng ra các bằng cớ về vụ bắt giữ Linh mục Lý để thuyết phục các bạn đồng viện của họ là chính quyền cộng sản Việt Nam coi khinh quyền của các công dân như thế nào. Không những thế, cộng sản Việt Nam còn khinh thường các hoạt động bảo vệ nhân quyền của Quốc hội Mỹ.

 

Chắc các đại biểu Quốc hội Mỹ sẽ dễ dàng đuợc thuyết phục với các bằng chứng hiển nhiên, mới nhất và trắng trợn nhất như vụ bắt Cha Lý. Và khi bỏ phiếu, các đại biểu sẽ quyết định theo lương tâm của họ chứ không theo quyền lợi kinh tế của những doanh nghiệp Hoa Kỳ đang làm ăn ở Việt Nam. Nhất là khi họ biết các doanh nghiệp đó đều nhỏ, không phải là một thế lực đáng kể trong trường chính trị nước Mỹ. Mỗi khi ông chủ tịch phòng Thương mại Mỹ ở Việt Nam lên tiếng kêu gọi chính quyền Bush và Quốc hội thông qua Hiệp định thương mại, đảng Cộng Sản Việt Nam có thể tưởng lầm rằng đó là tiếng nói của "tư bản Mỹ." Nhưng thực ra những nhà kinh doanh đó rất nhỏ trong thế giới tư bản nước này. Họ không có bao nhiêu tài nguyên để vận động các đại biểu Quốc hội, khác hẳn những nhà tư bản lớn đã và đang làm ăn ở Trung Quốc. Thị trường Việt Nam và triển vọng kinh doanh ở Việt Nam cung rất nhỏ, không đáng kể trong lúc nước Mỹ đang lo làm ăn với hàng trăm nuớc khác.

 

Cuối cùng thì phải nói rằng đảng Cộng Sản Việt Nam khi đem công an đến bắt Linh mục Nguyễn Văn Lý họ đang tự "bôi tro trát trấu" vào mặt họ. Hoặc Bộ Công an đang bôi tro trát trấu vào mặt Đảng, đặc biệt là vào mặt ông Tổng Bí thư mới lên Nông Đức Mạnh. Họ không lo bị thiệt hại, vì nếu Hiệp định thương mại có bị trì hoãn một hai năm họ càng có thêm cơ hội làm giàu. Nhưng kinh tế Việt Nam sẽ chậm phát triển hơn. Nhiều người đang thất nghiệp ở Việt Nam càng khó kiếm việc làm hơn. Nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục nghèo đói khi kinh tế chậm phát triển. Hành động bắt Linh mục Lý chỉ chứng tỏ quyền lợi của công an và của Đảng Cộng Sản đi nguợc lại với quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

 

NGÔ NHÂN DỤNG