TRÍCH DỊCH BIÊN BẢN

THƯỢNG VIỆN HOA KỲ TRONG PHIÊN HỌP NGÀY 3 THÁNG 10

VỀ THƯƠNG ƯỚC MỸ-VIỆT CỘNG.

 

LTS: Sau khi NS John Kerry ngăn cản, không đưa ra Thương viện biểu quyết dự luật HR 2833, GS Nguyễn văn Canh viết ngay bài Betrayal of American Interests, nhằm chống lại bọn phản chiến tiếp tay cho VC, và đồng thời cũng dùng làm tài liệu để vận động cho luật nhân quyền.  Ông cũng xếp Kerry ngang hàng với bọn đó. Ngay từ đầu tháng 11 năm 01, Bản tiếng Anh đã được gửi đi cho 100 Nghị sĩ và một số dân biểu. Hiện Trung tâm Liên Lạc của chúng tôi vẫn đang tiếp tục gửi đi cho các dân biểu khác, và một số Nghị sĩ dân biểu tiểu bang. Bản tiếng Việt của bài này đã được gửi đi cho nhiều thân hữu. Ðồng thời, cũng đã soạn một mẫu thư gửi cho các NS yêu cầu mang dự luật này ra biểu quyết. Chúng tôi kêu gọi thân hữu tiếp tục gửi thêm cho các NS liên bang cả thư và bài trên. Gửi nhiều lần càng tốt. Việc này cần phải làm trong tháng giêng 2002, và cần làm áp lực để cho Thượng viện họp lại vào tháng 2. Ngoài ra, chúng ta cũng phải vận động để có NS, nhất là NS thuộc đảng Dân Chủ đòi đưa dự luật này ra biểu quyết, bằng cách xin gập Văn Phòng NS liên bang tại tiểu bang của mình yêu cầu mang dự luật HR 2833 biểu quyết. Việc tiếp xúc này rất quan trọng.  Hiện nay, chúng ta chỉ cần ít nhất một nghị sĩ liên bang phe Dân Chủ đưa vấn đề ra, là chúng ta sẽ hi vọng đạt được kết quả tốt. NS Smith sẽ tiếp tay thêm. 

Có âm mưu ngăn cản không đưa dự luật HR 2833 ra trước diễn đàn Thương viện để biểu quyết và âm mưu ấy lại được thực hiện một cách lén lút, đến nỗi dự luật HR 2833 được thông qua tại Hạ Viện đã được chuyển lên Thượng Viện và Văn phòng dấu biệt đi, không mấy người biết. Ngay cả  khi một NS tố cáo việc dấu diếm này, một NS cùng trong nhóm lại nói dối. NS không cùng phe cánh dù của Ðảng Dân Chủ cũng không được biết rằng dự luật đó có được gửi đến không, hay đã được gửi đến chưa, gửi đến ủy ban nào và hiện nó nằm ở đâu. Dĩ nhiên ai cũng biết Thượng viện lúc này là do Ðảng Dân Chủ chi phối, vì nắêm đa số. Sau ngày 3 tháng 10, GS Canh cho biết ông phải bỏ ra 3 tuần lễ để tìm hiểu xem vấn đề kẹt ở đâu và phải giải quyết như thế nào để gỡ thế bế tắc đó. Và phải cố gắng lắm, ông mới tìm ra được đầu mối của vấn đề. 

Cái yếu điểm của một số nghị sĩ dính vào âm mưu này là 1) họ làm bí mật, lén lút; 2) tiếp tay cho VC- một việc làm không được coi là có chính nghĩa với quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ. Bọn phản chiến đã bị đẩy lui nhất là sau vụ khủng bố xẩy ra. Dư luận Mỹ đối với kẻ phản chiến đã xuống tới kức thấp nhất. Do đó, điều quan trọng là tiếp tay cho VC kiểu này không còn được coi là là một hành vi cao đẹp, nên họ phải lén lút. Dù động lực là gì, tiền bạc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa (như công bằng, dù là công bằng theo kiểu cộng sản), ngay cả nhân danh vì tự do dân chủ cho nhân dân Việt nam (như một vài NS tuyên bố khi bỏ phiếu cho thương ước) hay gì đi nữa, không được dư luận quần chúng Mỹ ủng hộ hay hậu thuẫn. Cần phải nhận diện hai yếu điểm này và coi là căn bản chỉ đạo trong đường hướng đấu tranh.  Muốn đạt được kết quả, chiến thuật là 1) cần phải CÔNG KHAI HOÁ việc này (chống lại lén lút). Như thế những ai làm việc trong bóng tối sẽ bị lui đi, ít dám to miệng nữa. Ngoài ra, 2) cũng cần phải tấn công thật mạnh vào những nhược điểm KHÔNG CÓ CHÍNH NGHĨA này. Ðó là nguyên tắc căn bản hướng dẫn viết bài Betrayal of American Insterests và thư đòi NS đưa vấn đề ra trước Thượng viện. Trong tình trạng này, viết kiến nghị như moị người Mỹ thường làm, như gửi postcards gồm ít hàng chữ yêu cầu một việc gì đó, sẽ không hữu hiệu. Cần phải tấn công mạnh mẽ, nêu đích danh thủ phạm, và cần phải có lý luận với dẫn chứng cụ thể có sức thuyết phục mới hi vọng thành công.

Và cũng hi vọng bài này giúp những ai trong chính giới Mỹ hiện thời hay những ai sẽ trở thành chính khách trong tương lai còn có ý định tiếp tay cho VC nên mở mắt nhìn vào sự thật. Vì thế, Toà soạn kêu gọi qúi thân hữu 1) gửi mẫu thư cho các NS liên bang để vận động luật Nhân quyền; 2) Cũng yêu cầu gửi bài báo này nhằm cảnh giác tất cả NS, Dân Biểu Liên Bang, và cả NS & DB cấp tiểu bang mình cư ngụ, cả các viên chức hành pháp các cấp, trong ngành truyền thông.  

Bản Trích dịch Biên Bản Thương viện sau đây giúp quí thân hữu hiểu được vấn đề rõ hơn, hiểu được mặt trái của vấn đề. Dĩ nhiên, không phổ biến tài lệu này, nhiều người kể cả người Mỹ, không phải chỉ có người Việt mà thôi, có thể ngộ nhận sự thật. Có hiểu rõ được tình trạng này, hành động của chúng ta mới đúng và có hiệu quả tốt, như người Việït tị nạn chúng ta đã làm để đạt được kết quả như đã xẩy ra với dự luật Nhân Quyền. Kết quả 410-1 chưa từng có đối với bất cứ một đạo luật nào tại Hạ viện, kể cả những đạo luật quan trọng có liên hệ trực tiếp với quyền lợi to lớn của Mỹ và dù chính Tổng thống phải đích thân vận động cũng không đạt được như vậy.  

Ðiều này chứng tỏ người Việt tị nạn có sức mạnh và nhất là sức mạnh ấy lại do trí tuệ của chúng ta, không phải do tiền bạc như VC đã làm (vụ 700,000 MK mà Nguyễn văn Hảo nộp cho Ron Brown) hay không phải chỉ vì có nhiều phiếu (vì tại nhiều đơn vị dân biểu, chúng ta không có phiếu, ngoại trừ San Jose và Orange County, CA). Chúng ta cần biết khai thác sức mạnh này. 

Chúng tôi không thể làm nổi công việc này, nên cần có sự tiếp tay của tất cả những ai có ưu tư với đất nước, vì không thể có phương tiện tìm kiếm được tên và địa chỉ các giới chức liên hệ ở khắp các tiểu bang trên tòan quốc để gửi tài liệu đến. Riêng chỉ lo gửi cả hai tài liệu cho 100 NS liên bang cũng chiếm rất nhiều thì giờ và tiền bạc. Lại còn 435 Dân biểu Liên bang nữa, và các NS, DB các tiểu bang, các viên chức hành pháp các cấp và các giới chức truyền thông, chúng tôi không đủ phương tiện làm việc này. 

Yêu cầu Quí thân hữu chụp mẫu thư và bài kể trên trong tập san này để sử dụng và có ý kiến gì, xin liên lạc với Tòa soạn. Ngoài ra, chúng tôi có thể góp ý về chiến thuật vận động cho từng trường hợp một để đòi đưa luật nhân quyền ra biểu quyết. Vấn đề này đang nằm trong tầøm tay của chúng ta. Không nên bỏ lỡ cơ hội 

 

Sau đây là trích dịch Biên Bản buổi họp Thượng Viện để bỏ phiếu về Thương Ước. Vi Biên bản quá dài, nên chỉ trích dịch một số điểm quan trọng lien hệ đến HR 2833. Ngay cả đến, tòan bộ lời tuyên bố biện minh của John Kerry cũng không trích dịch, vì không cần thiết ở đây.

................

Ông Spector: Thưa Ông Chủ Toạ, tôi vừa mới nói chuyện với đồng nghiệp của tôi, vị Nghị sĩ khả kính của Tiểu Bang New Hampshire, một nghị sĩ duy nhất khác trong diễn đàn này sẽ nói về dự luật đang chờ cứu xét, và được yêu cầu nếu tôi chỉ nói trong ít phút. Vì thế, tôi yêu cầu (Thượng viện) đồng thanh chấp thuận cho tiến hành  (công việc) y như trong chương trình buổi sáng hôm nay (tôi sẽ nói) trong vòng 5 phút.

Quyền Chủ toạ lâm thời: Nếu không có ai chống đối, chương trình tiếp diễn như vậy....

Quyền Chủ Tọa lâm thời: Ghi nhận có NS thuộc Tiểu bang New Hampshire hiện diện ở đây. (Xin mời) ông Smith của TB New Hampshire.

Ông Smith: Thưa ông Chủ toạ, tôi đứng lên chống lại dự luật đang cứu xét liên hệ đến bình thường hoá thương mại với Việt nam. Ðiều có ý nghĩa là chúng ta nhìn vào những gì đang xẩy ra ở diễn đàn Thượng viện này và so với những gì đã xẩy ra ở phiùa Hạ Viện. 2 vấn đề được nêu ra. Một là có vô số vi phạm nhân quyền tại Việt nam và hai là một vấn đề khác- vấn đề có tính cách ràng buộc- là chúng ta có nên thiết lập cái gọi là mối liên hệ giao thương với Việt nam không.

Tôi muốn nêu ra vài sự kiện. Trước khi làm việc này, một lần nữa tôi cần nói rằng trước khi Hạ Viện thông qua dự luật về bình thường hoá thương mại với Việt nam, Hạ Viện đã thông qua dự luật H.R. 2833 liên hệ đến vi phạm nhân quyền ở Việt nam. Tôi hiện có một bản ghi cuộc bầu phiếu ấy trong tay và tôi yêu cầu tòan thể Thượng viện đồng thanh chấp thuận cho in vào trong Biên bản của Thượng viện.

Quyền Chủ tọa lâm thời: Không có ai chống đối, và tài liệu đó được in vào Biên Bản, có nhan đề như sau: PHÁT TRIỂN TỰ DO VÀ DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM- Phiếu thuận:410 ( và có ghi tên tất cả các dân biểu ủng hộ dự luật); Phiếu  chống :1 (ghi tên là Paul).

Ông Smith: Thưa ông Chủ tọa, đây là số phiếu bầu 410-1 về vi phạm nhân quyền mà Việt nam phạm phải. Ðể làm bằng cớ, tôi yêu cầu các đồng nghiệp của tôi giải thích tại sao chúng ta không thể có một cuộc bỏ phiếu tương tự ở Thượng viện này. Nếu những ai muốn bình thường hóa thương mại với Việt nam mà cố tình bỏ qua vô số vi phạm nhân quyền của quốc gia ấy, thì điều đó có đúng không? Chúng ta đã có một bản văn được Hạ viện thông qua 410-1 và được chuyển đến đây, tại sao chúng ta không bỏ phiếu về bản văn đó hoặc trước hay sau khi bỏ phiếu về bình thường hoá thương mại? Tôi nói cho quí vị biết tại sao. Chỉ vì có một nghị sĩ chống lại (ghi chú này là của người dịch).

Tôi muốn nói với phe đa số rằng vào một lúc thuận tiện nào đó có một người của phe đa số này đứng trên diễn đàn này, tôi sẽ yêu cầu toàn thể Thượng viện đồng thanh bỏ phiếu cho dự luật ấy. Tôi nghĩ rằng đây là một điều thích đáng mà chúng ta phải làm.

Cho phép tôi tiếp tục bằng cách nói rằng không có gì bí mật về việc tôi là người chống đối chế độ ở Hà nội từ nhiều năm nay. Tôi đã viếng thăm xứ này 4 hay 5 lần, nếu không nói là nhiều hơn thế nưã, với tư cách một nghị sĩ và một dân biểu. Tôi nghĩ là tôi biết tình thế ở đó rất nhiều. Có rất nhiều chỉ trích xoáy vào vấn đề MIA-POW dù có nhiều người tuyên bố ngược lại, họ (Hà nội) cho đến nay không chịu tiết lộ đầy đủ về người Mỹ mất tích. Tôi sẽ trở lại vấn đề này.

Trước hết, tôi muốn bình luận về việc Hạ Viện thông quan dự luật H.R. 2833, Luật Nhân Quyền Việt nam, trước khi thảo luận về giao thương. Hạ Viện có ý nói rằng: Chúng tôi biết các anh đang làm những gì; chúng tôi cảnh giác các anh. Chúng ta không thể làm điều đó tại Thượng viện ngày hôm nay vì một nghị sĩ đang ngăn cản, theo như tôi biết dự luật ấy đã được chuyển tới Thượng viện ---410-1, và chúng ta không mang ra bỏ phiếu.

Tôi ngợi khen Hạ Viện về hành vi này. Họ đã làm một điều đúng. Tôi không đồng ý về việc họ thông qua luật bình thường hoá thương mại, nhưng ít nhất họ đã thông qua bản thông báo về vi phạm nhân quyền để cho chúng ta và cả thế giới ngày nay biết về các vi phạm ấy. Chúng ta muốn Việt nam có tiến bộ về nhân quyền nếu chúng ta buôn bán với Việt nam.

Tại sao có vô lý đó? Chúng ta đã đòi hỏi như vậy ở nơi một số quốc gia khác. Nhưng với Việt nam, chúng ta lại cố ý quên lãng thành tích ghê rợn về công khai vi phạm về nhân quyền. Thật là khủng khiếp. Bộ Ngoại Giao của chúng ta đã nói rõ trong cuốn: "Country Report on Human Rights Practices". Chúng ta không thể bỏ qua những điều này.

Câu hỏi cuả tôi là TẠI SAO THƯỢNG VIỆN KHÔNG LÀM GÌ NHƯ HẠ VIỆN ÐÃ LÀM VÀ  KHÔNG THÔNG QUA LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM?( ghi chú:người dịch in chữ lớn). Dự luật ấy ở đây, đang nằm trên bàn giấy Thượng viện. Chúng ta có thể thông qua dựï luật ấy.

Tôi có trong tay búc thư của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, yêu cầu Thượng viện thông qua dự luật H. R. 2833, Dự Luật Nhân Quyền Việt nam. Tôi kêu gọi Thượng viện đồng thanh chấp thuận cho in (thư này) vào Biên Bản.

Quyền Chủ toạ lâm thời: Không có ai chống đối, toàn bộ thư đề ngày 12 tháng 9, 2001 của Ủy Hội về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Hoa thịnh Ðốn được ghi vào trong Biên bản.

(Người dịch tóm lược một số điểm trong phần trích dẫn vô số sự kiện vi phạm nhân quyền  mà NS Smith nêu ra: NS Smith trích dẫn một số điểm nêu ra trong bức thư gứi Thượng viện như yêu cầu Quốc Hội đòi phải có tiêÙn bộ về tự do tôn giáo khi cứu xét thỏa ước mậu dịch Việtnam, với nhiều dẫn chứng... Trong tháng 5, Ủy hội đưa ra một loạt các khuyến cáo tho chính quyền Bush và Quốc hội. Ưu tiên trong số này là các nhà lập pháp chỉ nên phê chuẩn hiệp ước sau khi Hà nội làm các công tác bảo vệ tự do tôn giáo hoặc sau khi Quốc Hội thông qua một nghị quyết kêu gọi chính quyền Việt nam thực hiện các tiến bộ về lãnh vực này).

(NS Smith tiếp) Ủy Hội kêu gọi chúng ta làm việc này. Hạ viện đã làm và chúng ta thì không. Luật nhân quyền Việt nam được thông qua tại Hạ viện tuần qua là thực hiện điều này và các khuyến cáo khác của Ủy hội. Ủy hội thúc dục Thượng viện làm y như thế. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm vì lý  do là một kẻ nào đó ngăn cản . Ðối với tôi, đây là một điều bất hạnh.

Tôi đề nghị một điều yêu cầu là (toàn thể Thượng viện) đồng thanh chấp thuận ( đưa dự luật ấy ra biểu quyết). Vào lúc này, tôi biết rằng phe đa số sẽ chống lại, nhưng tôi vẫn muốn đưa ra đề nghị ấy. Tôi cũng muốn nói rằng tôi có thể sẽ nêu vấn đề này nhiều lần nữa. Tôi tin rằng cá nhân Nghị sĩ ấy hoặc một số Nghị sĩ chống đối việc đưa ra biểu quyết dự luật nhân quyền sẽ ra mặt ( vì lý do họ dấu mặt) và bảo vệ lập trường của mình. Tôi muốn được nghe tại sao chúng ta không thể thông qua bản văn mà Hạ Viện đã thông qua với 410-1 phiếu.....

Tôi biết raà'e0ng đồng nghiệp thuộc tiểu bang Montana của tôi phải di dự một buổi điều trần ở một nơi khác. Tôi sẵng lòng nhường diễn đàn một lúc để cho ông ta có thể kịp đi dự, với điều kiện là tôi sẽ lấy lại diễn đàn sau khi NS của Montana nói. Tôi yêu cầu toàn thể Thương viên đồng thanh chấp thuận tiến hành biểu quyết ngay để thông qua lần cuối dự luật H.R. 2833, sau khi biểu quyết Luật H.J. 51 (Thương ước với VC).

Quyền Chủ tọa Lâm thời: Có ai chống lại (đề nghị của NS Smith).

Ông Baucus (củaTiểu Bang Montana): Tôi chống lại.

Quyền Chủ toạ lâm thời: Ðã có người lên tiếng chống.

Ông Smith: Tôi yêu cầu Thượng viện đồng thanh thấp thuận rằng tôi nhường diễn đàn cho NS Baucus, rằng tôi sẽ lấy lại diễn đàn sau khi NS Baucus phát biểu.

Ông Baucus: Cho tôi hỏi một câu: Tôi chỉ tạm thời chống lại.

Quyền Chủ tọa lâm thời: NS thuộc New Hampshire có chấp thuận câu hỏi không?

Ông Smith: Vâng, có.

Ông Baucus: Tôi nghĩ là NS của New Hampshire trở lại diễn đàn là đúng. Tôi muốn hỏi ý kiến của ông là nếu ông lại yêu cầu một lần nữa (Thượng viện) đồng thanh chấp thuận rằng ông không nêu lại vấn đề trên (đòi bỏ phiếu về dự luật HR 2833) cho đến khi có một người nào đó trong hội trường lên tiếng chống lại.

Ông Smith: Ðúng thế.

Ông Baucus: Tôi không chống lại.

Quyền Chủ tọa Lâm thời: Không có ai chống, cho tiếp tục nghị trình. (Yêu cầu) NS của Montana (phát biểu)....

Quyền Chủ tọa lâm thời: Yêu cầu NS của New Hampshire (lên diễn đàn)

Ông Smith:  Ðồng nghiệp của Montana của tôi đã nói tới vi phạm nhân quyền. Dù đã có biểu quyết  410-1 tại Hạ viện  viện dẫn những vi phạm ấy, chúng ta không thể có một cuộc biểu quyết tương tự ở Thượng viện hôm nay hoặc trước hay sau khi biểu quyết về mối quan hệ thương mại với Việt nam. Ðây là vấn đề tôi nêu ra và cũng là mối quan tâm cuả tôi và đó là lý do tại sao tôi đã yêu cầu (toàn thể Thượng viện) đồng thanh chấp thuận tiến hành thủ tục đối với dự luật ấy. Ðối với tôi, tôi không biết tại sao chúng ta lại cố ý bỏ qua các vị phạm này. Mọi người đều biết những ai biểu quyết về vấn đề bình thường hoá thương mại như thế nào. Tôi biết rằng quan điểm của tôi không thắng được tại Hội trường này. Nhưng tôi không hiểu ít nhất tại sao chúng ta không biểu quyết về các vi phạm ấy. Người ta sợ cái gì? Sợ rằng dù sao chúng ta sẽ chống lại người Việt ấy chăng? Tôi sẽ cung cấp ngay cho quí bạn một ít tin tức rằng tại sao chúng ta phải chống lại họ. Tôi sẽ trở lại vấn đề này.

Trước hết tôi hỏi qúi bạn: Dự Luật Nhân quyền này làm điều gì mà chúng ta không cho thông qua tại Thượng viện, chỉ vì một kẻ nào đó ngâm (tôm) lại một cách bí mật? Vâng, nó ngăn cản Hoa Kỳ cung cấp viện trợ không nhân đạo cho chính phủ Việt nam ở trên mức của năm 2001, trừ phi Tổng thống chứng nhận rằng Chính phủ Việt nam đã thực hiện được tiến bộ thực sự đáng kể trong việc thả các tù nhân chính trị và tôn giáo mà họ đang giam cầm; thứ nhì là Chính phủ VN đã thực hiện được tiến bộ đáng kể về sự tôn trọng các quyền tự do tôn giáo mà họ không tôn trọng; thứ ba là Chính phủ VN đã thực hiện được tiến bộ thực sự đáng kề về tôn trọng nhân quyền mà họ không tôn trọng; và Chính phủ VN không tham dự vào việc buôn người. Họ còn tiếp tục làm công việc đó.

Chúng ta đang cố ý bỏ qua tất cả các sự việc đó. Chúng ta đang bỏ qua việc này, và hôm nay chúng ta có lẽ không bỏ phiếu để qui kết những người Việt ấy về các vi phạm nhân quyền, vì ở mức nào đó chúng ta làm phật lòng họ chăngï?

Chúng ta không làm như thế với một số quốc gia khác khi có vi phạm nhân quyền.

Tổng thống co ùthẩm quyền tối hậu miễn chấp theo luật này. Nếu việc tiếp tục viện trợ ((không nhân đạo) được coi là vì quyền lợi của quốc gia, nếu ông ấy nghĩ rằng viện trợ này nằm trong phạm vi quyền lợi quốc gia, ông ấy có thể miễn chấp vấn đề ấy. Ông ấy có thể miễn thủ tục chứng nhận, nếu ông ấy tin là cần thiết. Không có gì là quan trọng cả. Không có một thiệt hại nào nếu Thượng viện thông qua dự luật này. Dự luật cấp một ngân khoản lên tới 2 triệu MK cho các tổ chức không phải của chính phủ để phát triển nhân quyền và thay đổi tiến tới dân chủ không bằng bạo lực. Dự luật nói: Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ là làm sao diệt được việc phá làn sóng của Ðài Á Châu Tự Do bởi các người Việt ấy. Dự luật cấp một ngân khoản là 10 triệu MK trong vòng 2 năm cho mục đích này. Dự luật giúp cho người tị nạn Việt nam định cư ở Hoa kỳ, đặc biệt là những người bị ngăn cản ra đi vì hành vi của những người Việt ấy như phải hối lộ hay vì  ngăn cản của chính quyền. Vâng, các sự việc này vẫn còn tiếp tục xẩy ra. Chúng ta đang bỏ qua những  việc này, nhưng các việc ấy vẫn tiếp tục xẩy ra. Dự luật đòi mỗi năm phải báo cáo cho quốc hội về các vấn đề trên. Như các bạn thấy, đây là một dự luật hợp lý. Nó không trói tay Tổng thống. Nó chỉ có liên hệ đến viện trợ không nhân đạo. Nó chỉ liên quan đến viện trợ quá với mức 2001 mà thôi. Cá nhân tôi, tôi tin là chúng ta không nên chấp thuận mối liên hệ thương mại với Việt nam. Tôi biết những ai bầu cho luật (thương mại) ấy. Tôi biết dự luật ấy sẽ được thông qua. Tôi đặc biệt chán ngấy đến nôn mửa về một bài báo bao gồm một đoạn trong tờ Quân Ðội Nhân Dân bình luận về những cuộc tấn công của quân khủng bố mới đây. Tôi muốn đồng nghiệp của tôi lắng nghe những gì mà cơ quan chính thức của Quân đội Việt nam nghĩ. Nên nhớ rằng chúng được hưởng lợi quá nhiều do hiệp ước thương mại mang lại ( đến đây là phần trích dẫn gồm vô số chi tiết về sự hồ hởi của VC ngay sau khi quân khủng bố tấn công vào 11 tháng 9)....

Thưa Chủ Tọa: Sau khi trưng bày tài liệu này và nói vềø tài liệu ấy, vì có hiện diện của đại diện  phía đa số tại diễn  đàn này, tôi lại yêu cầu (toàn thể Thượng viện) đồng thanh chấp thuận rằng sau khi tiến hành bỏ phiếu về Luật H. J. Res. 51, để ban cấp qui chế đối xử không phân biệt đối với một số sản phẩm của Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, Thượng viện lập tức tiến hành thủ tục và bỏ phiếu  chung quyết về dự luật H.R. 2833, Luật Nhân Quyền VN.

Quyền Chủ toa lâm thờiï: Có ai chống lại?

Ông Baucus: Thưa Chủ tọa, có thể cho tôi hỏi NS (Smith) một câu trước khi tôi chống lại (đề nghị đó).

Ông Smith: Ðồng ý.

Ông Baucus: Có phải dự luật này chuyển đến Ủy Ban Bang Giao Quốc Tế?

Ôn Smith: Dự luật đã đươc Hạ viện thông qua 410-1. Tôi không biết là nó có được chuyển đến Ủy Ban đó không. Tôi đoán là có.

Ông Baucus: Không phải. Thưa ông Chủ tọạ. Tôi phản đối.

Quyền Chủ toa Lâm thờiï: Ðã có người phản đối.

Ông Smith; Nếu dự luật ấy được chuyển đến Ủy ban Liên Lạc Ðối Ngoại, nó sẽ phải là như vậy,  Ủy Ban này phải hành động cấp thời và mang ra diễn đàn trước khi chúng ta cứu xét  hành động mà chúng ta đang quyết định.  Ðó là điểm mà tôi nêu ra. Chúng ta không nên ban cấp tự do thương mại cho một chế độ cộng sản mà chế độ đó từ chối các quyền căn bản của con người và nhục mạ chúng ta- " nhục mạ khá mạnh"- bằng cách nói những điều như vậy, có những lời bình phẩm trên đường phố Hà nội và rất hãnh diện đăng trong những miếng rẻ rách có tính cách tuyên truyền. Chúng ta đang đứng ở đây trong diễn đàn này và từ chối ngay cả nói tới vấn đề đó nữa. Thật là ghê tởm.

Ðể cho rõ rệt, tôi hiểu rằng dự luật ấy đã bị ngâm tôm tại văn phòng sau khi Hạ Viện chuyển tới.

 

Ghi chú:

1)   Lời phát biểu trên của NS Smith là do một đồng viện nhường giờ để nói về dự luật nhân  quyền. Lời phát biểu về Thương ước được ghi ở phần sau.

2)        Sau đó, NS John Kerry ở phần khác đứng lên bênh vực việc y ủng hộ dự luật Thương mại, hết lòng bênh vực VC trong nhiều lãnh vực. Y nói :"VC chia làm 2 phe, một phe cực hữu như phát biểu trong tờ Quân Ðội Nhân Dân, còn phe khác là cải cách. Một Ðại tá VC phát phiểu trong tờ QÐND không phải là đại diện cho chính phủ VC. Kerry nêu ra việc Chủ tịch VC ( Trầân đức Lương) ngay ngày hôm sau sau khi Mỹ bị tấn công đã gửi điện văn cho Hoa Kỳ... " Rồi, Kerry  nhấn mạnh "không phải chỉ một mình tôi có toan tính ngăn cản dự luật nhân quyền ra biểu quyết  đồng thời với thương ước". Kerry nói thêm : "y ủng hộ một bản tuyên bố về nhân quyền vào một thời điểm thích hợp. Lúc này không phải là lúc thích hợp.  Có một số NS thuộc cả hai phe và một nhóm nhiều NS cho rằng đây không phải là nơi và chưa phải lúc bàn về dự luật này. Vào một thời điểm nào đó trong tương lai, chúng ta sẽ vui lòng cứu xét dự luật ấy trong một tiến trình lập pháp bình thường". Kerry nói rằng : "Tôi tôn trọng nhận xét của NS (Smith), nhưng tôi mong rằng chúng ta để ý đến sự nhìn nhận chính thức phát xuất từ Việt nam liên hệ đến vụ khủng bố Hoa Kỳ". 

Nhưng y không trả lời về việc NS Smith tố cáo là bí mật ngâm tôm dự luật, nghĩa là bí mật ngăn cản không đưa dự luật ra bàn trong một phiên họp khoáng đại của Thương viên, kể cả dấu không cho biết dự luật ấy được chuyển đến Ủy Ban Liên Lạc Ðối Ngoại. Ðiều này bị coi là ghê tởm trong tiến trình sinh hoạt tại Quốc hội Mỹ.

 

Sau đây là phần phát biểu của NS Smith về thương ước.

 

Thưa Chủ tọa:........... Ðiều mà tôi nêu ra trong nhận xét của tôi là Thương viện có ý muốn làm những gì như Hạ viện đã làm bằng 410-1 phiếu chấp thuận dự luật nhân quyền không. Tôi muốn thấy có sự thuận lợi để có cuộc bỏ phiếu về H.R. 2833, nhưng tôi không kêu gọi mọi người bỏ phiếu thuận. Tôi chỉ đòi hỏi có một cơ hội để đem dự luật này ra bỏ phiếu.

Trong tình trạng vi phạm nhân quyền như những người Việt ấy phạm phải như vậy, nếu chúng ta ban cấp thương ước cho họ,ï tôi không hiểu tại sao chúng ta không làm như Hạ viện đã làm, và nói đúng ra tuyên bố rằng chúng ta phản đối các vi phạm nhân quyền ấy. Chúng ta đã luôn làm như vậy đối với nhiều quốc gia khác. Chỉ có một kết luận rút ra từ sự kiện này. Ta hãy thành thực với chính mình. Chúng ta không muốn làm cho những người Việt (lãnh đạo VC) ấy bối rối. Những NS nào của Thượng viện ngăn cản cơ hội biểu quyết về luật H.R. 2833 đã làm điều ấy chỉ vì họ sợ một phần nào làm cho những người Việt ấy bối rối hay một phần nào làm cho họ vụng về, lúng túng.

Như tôi đã nói trước đây, đây là những trích dẫn trong báo Quân Ðội Nhân Dân, báo này phát biểu cho Chính Phủ Việtnam trong nhiều dịp khác nhau khi họ nói về vụ khủng bố. (ghi chú: gồm cả một số trích dẫn, có tính cách dạỵ đời của VC mà một NS đọc, nhằm bênh VC.) NS Smith nói : như vậy là các anh nhận được thông tin 2 mặt. Ðiểm chính ở đây là chúng ta không muốn thông tin 2 mặt từ ở chính quyền Việt nam về những gì xẩy ra ở Nữu Ước và Hoa thịnh Ðốn trong 3 tuần lễ vừa qua. Chúng ta muốn thông tin rõ rệt một chiều, như TT Bush nói: Các anh đi với tôi hay không đi với tôi.....

Về lý do tôi không chấp thuận thương ước: Trước hết và đặc biệt là VC không bao giờ chịu chịu kiểm kê đầy đủ MIA/POWs. Tôi chẳng quan tâm đến bao nhiêu người xuất hiện trên diễn đàn này nói rằng họ (VC) đã kiểm kê đầy đủ. Họ không kiểm kê đầy đủ. Ðây là vấn đề tôi phụ rách 17 năm nay. Tôi có thể nói rõ rằng họ không cộng tác đầy đủ để kiểm kê POWs. Nếu có ai muốn ngồi nói chuyện với tôi về vấn đề đó trên căn bản từng trường hợp một, tôi sẽ vui lòng làm việc đó... Văn khố (VC) không được mở ra cho coi hết... Nếu các bạn muốn đi xa hơn, thì còn nữa. Những gì mà tôi đòi hỏi là Thượng viện ngoài việc bỏ phiếu cho thương ước ra còn phải để cho toàn Thượng viện  có cơ hội được nghe về những gì Hạ viện đã làm về vấn đề nhân quyền... Lý do duy nhất mà tôi bỏ phiếu chống là vì có kẻ bí mật ngâm tôm dự luật. Tôi đã nói và tôi sẽ nói nữa trước công chúng vấn đề này. Tôi rất thù ghét ngâm tôm bí mật. Tôi không dùng cách đó. Nếu tôi ngăn cản việc gì, tôi nói cho người ta biết. Nếu có ai hỏi tôi rằng ông có ngăn cản không? tôi trả lời rằng có, và tôi nêu ra lý do. Nếu tôi không thể bỏ cái ngăn cản ấy, tôi sẽ nói ra. Nếu có thể, tôi sẽ làm việc chung với các anh. Tôi mong rằng chúng ta không ngâm tôm bí mật. Tôi nghĩ rằng đây điều là sai lầm. Tôi nghĩ rằng những kẻ nào ngâm tôm bí mật, nên xuất hiện ra và nói chính họ làm việc đó và cắt nghĩa tại sao làm như vậy.

Tôi có nói về vụ người Thượng (trước đó, NS Snith có nói đến nhiều chi tiết về đàn áp người Thượng). Thật là không thể tưởng tượng được rằng một số sự việc như vậy vẫn tiếp tục xẩy ra và chúng ta cố tình bỏ qua vì chúng ta không muốn làm phật lòng họ (VC) vì sợ rằng chúng ta không thể bán cho họ món hàng nào đó. Nói thật ra, có nhiều thứ còn quan trọng hơn là kiếm lời ở nước Mỹ này. Có chừng 6,500 người ở Nữu Ước họ muốn có cơ hội kiếm tiền. Nhưng họ không thể vì họ đã hoàn toàn mất hết tự do vì những gì đã xẩy ra. Ðây là nhận xét ghê rợn và xúc phạm do những người ở Việt nam nói ra....

Tất cả những gì tôi muốn là quyền được bỏ phiếu về vấùn đề nhân quyền và chúng ta không thể làm việc đó là vì chúng ta không thể mang dự luật ra bỏ phiếu. Chính phủ VN kiên trì theo đuổi chính sách quấy rối, đe dọa, phân biệt đối xử, bỏ tù, và đôi khi giam cầm và tra tấn. Ðôi khi họ buôn người- buộc người ta mua tự do để ra khỏi nơi cư trú và sau khi lấy tiền rồi chúngï lại bắt giữ trở lại và không cho họ ra đi. Những nạn nhân mới đây của những bạc đãi như vậy luôn xẩy ra, chúng ta có thể liệt kê đủ loại nhân chứng: tu sĩ, các lãnh tụ tôn giáo, tinh lành, công giáo,..bất cứ ai. .. Tuy nhiên chúng ta bỏ qua. Chúng ta lại cũng từ chối biểu quyết về vấn đề đó.....Vấn đề là tại sao chúng ta không được nói ra? Tại sao Thuợng viện không bỏ phiếu như Hạ Viện đã làm để phanh phui những vi phạm ghê gớm về nhân quyền là gì? Ðây là nội qui của Thương viện. Tôi tôn trọng nội qui Thượng viện. Mỗi NS có quyền bỏ phiếu. Tôi không chỉ trích nội qui, và cũng không chỉ trích động lực thầm kín của ai, khác hơn là nói rằng tôi muốn những ai chống việc bỏ phiếu về vi phạm nhân quyền có can đảm xuất đầu lộ diện và nói tại sao lại chống...

Tôi biết rằng việc đó (bỏ phiếu về vi phạm nhân quyền) không xẩy ra. Ðây là điều đáng tiếc. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng đây không phải là giờ phút tốt đẹp nhất của Thượng viện rằng chúng ta bỏ qua những lời tuyên bố đó (về vụ khủng bố), bỏ qua các vi phạm nhân quyền và ban cấùp thương ước cho họ. Ðôi khi các bạn chỉ để cho con tim của các bạn có ưu tiên trong một số vấn đề. Bạn biết con tim của bạn nói gì. Trong con tim của bạn, bạn biết rằng đây là việc sai lầm. Bạn biết điều đó sai. Tôi không cần biết bạn kiếm được bao nhiêu tiền lời khi mua/ bán bất cứ cái gì, luá gạo. Tôi không quan tâm nó là gì. Kiếm lời không thể có vị trí cao hơn nguyên tắc. Hãy tin tôi đi, chúng ta đang để cho sự việc này xẩy ra ngày hôm nay, vào lúc 2 giờ chiều (giờ bỏ phiếu thương ước). Ðây không phải là giờ phút tốt đẹp nhất của Thượng viện. Tôi xin nhường diễn đàn (dứt lời)./.

 

Tám nghị sĩ chống thương ước là: Jim Bunning (Kentucky), Robert C. Byrd (West Virginia), Ben Nighthorse Campbell (Colorado), Thad Cochran (MIssissippi), Russell Feingold (Wisonsin), Orrin Hatch (Utah), Jesse Helms ( North Carolina), Kay Baily Hutchison (Texas), Trent Lott (Mississippi), Jeff Sessions (Alabama), Bob Smith (NH), Strom Thurmond (South Carolina).

Còn 88 người kia ủng hộ.