Thương Ước & Lương Tâm Mỹ

 

Vi Anh

 

Người Mỹ chánh trực thường tẩy chay hàng hóa do nhà cầm quyền bắt tù nhân hay trẻ vị thành niên làm ra. Làm kinh tế nhưng phải có đạo đức. Buôn bán cung phải có lương tâm. Vì vậy Thương ước Chánh quyền Clinton ký với CS Hà nội, hy vọng đuợc Quốc hội Mỹ phê chuẩn trót lọt sẽ rất mong manh khi vấn đề lương tâm người Mỹ đuợc đặt ra.

Đảng Cộng hoà thường bảo thủ trong vấn đề đạo đức, như chống phá thai, chống hôn nhân đồng tính luyến ái và cứng rắng với CS độc tài. Việc chánh quyền Cộng hoà gộp dạng bản Thương ước Việt Mỹ vào một gói lớn với các thương ước Mỹ đã ký với các nước khác - đó là dấu chỉ bất lợi cho CS Hà nội. Tân TT Bush không muốn mang tiếng cản trở công trình của người tiền nhiệm là Cựu TT Clinton quá thiết tha nên giao banh cho Quốc hội. Khi giao trọn gói như vậy, Quốc hội rất dễ kéo dài, sửa đổi, và thêm điều kiện. Chắc chắn điều kiện tự do tôn giáo và nhân quyền không nhiều cung ít đuợc gài vào điều kiện thi hành Thương ước Việt My khi phê chuẩn. Việc phê chuẩn cung có thể kéo dài hai năm theo một số ước đoán.

Quyết định gộp giao trọn gói của TT Bush dẫn đến một số phản ứng. Trước nhứt, theo nhận định của ký giả Amy Azin, "giới kinh doanh quốc tế bất mãn, giận dữ." CS Hà nội, Bộ trưởng Thương mại Vu Khoan cho biết Hà nội "không quen việc vận động hành lang nhưng sẽ tăng cuờng tiếp cận với công chúng Mỹ" và sẽ rút lại quyết định tối huệ quốc đã cấp cho Mỹ trước đây nếu Thương ước không đuợc phê chuẩn. Lời tuyên bố ấy có thể đuợc hiểu CS Hà nội đã thấy quan điểm chung của Quốc hội Mỹ về Thương ước không thuận lợi cho CS Hà nội. Và CS Hà nội lấy điều khoản tối huệ quốc để đổi chác.

Đổi chác thì phải bên tám lượng, bên nửa cân mới hy vọng làm đuợc. Đằng này, trong khi CS Hà nội xem Thương ước là phao cứu sinh, vực dậy nền kinh tế đang đi xuống. Thành công kinh tế mới sẽ tạo cho CS Hà nội lý do tồn tại sau khi tư tưởng CS tỏ ra thất bại, chiêu bài thống nhứt, độc lập bị lật tẩy. Không có Thương ước, không thể đẩy mạnh xuất cảng, vay tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Phía Mỹ, Ô. Chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ tại Hà nội hay Đại sứ Peterson đi nữa kêu gào "Thương ước cực kỳ quan trọng cho tương lai làm ăn của chúng tôi [những người Mỹ đầu tư Mỹ ở VNCS]". Nhưng cái nhìn của Quốc hội Mỹ không cùng một góc độ ấy. Việc đầu tư của Mỹ ở VNCS không có gì lớn, còn ít so với nhiều nước khác, lợi nhuận không nhiều, mức rủi ro lại cao. Mỹ liên tục bị mang tai mang tiếng đi với một chánh quyền phi dân chủ, dàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền.

Nhưng quan yếu nhứt là vấn đề lương tâm người Mỹ bị cắn rứt. Không có tuần lễ nào Quốc hội Mỹ, văn phòng địa phương của các Nghị si, Dân biểu Mỹ không có nhận kháng thư, kiến nghị từ cử tri, hội đoàn, công đồng người Mỹ gốc Việt yêu cầu giúp bảo vệ tự do tôn giáo, nhân quyền bị CS Hà nội chà đạp. Những cử tri này từng là bè bạn, đồng đội, đồng minh của nước Mỹ.

Họ là những người tự vệ chánh đáng truớc cuộc xâm lăng của CS. Họ bảo vệ mảnh đất trên đó có mồ mả tổ tiên, có nhà cửa vợ con họ. Họ bảo vệ quyền làm người bất khả tương nhượng là tự do. Họ đứng cùng chiến tuyến với Mỹ trong công cuộc ngăn chận làn sóng CS trong Chiến tranh Lạnh. Hai bên thành đồng minh với nhau. Họ chết mất gầ?n một triệu người. Mỹ gần 60 ngàn thôi trong cùng một mặt trận. Bất thần Mỹ bỏ rơi họ trong khi CS Hà nội vẫn đuợc CS Nga Tàu yễm trợ. Lương tâm người Mỹ chánh trực làm sao khỏi cắn rứt. Giúp định cư người vượt biển, người tù cải tạo chưa đủ hàn gắn vết thương lòng ấy.

Đùng một cái nhân danh giao thương, chánh quyền Clinton lại thậm thò, thậm thụp với kẻ cựu thù. Đô la và bang giao Mỹ cứu sống CS Hà nội sau cơn sụp đỗ của CS Liên xô và Đông Á Đô la và giao thương với Mỹ giúp thêm phương tiện cho CS Hà nội kềm kẹp nhân dân. Tôn giáo, người sắc tộc thiểu số hết sức tự chế, chịu không nổi, vùng lên. Người Mỹ gốc Việt bất mãn. Lương tâm người Mỹ chánh trực làm sao không cắn rứt.

Buôn bán, làm ăn, tiền bạc là cần, nhưng người Mỹ chánh trực không ưa thứ đô la dính máu, nuớc mắt của người khác, dính mồ hôi của trẻ em, của tù lao động khổ sai. Không có tiền thì không làm gì đuợc tại Mỹ. Nhưng trên tiền còn có một thứ gì cao quí hơn trong lương tâm Mỹ. Chiến tranh Nam Bắc của Mỹ, nhiều người Mỹ chết nhứt trong lịch sử, lý do chánh không phải do việc Miền Bắc kỹ nghệ ít cần sức lao động hơn Miền Nam nông nghiệp, nên chủ trương giải phóng nô lệ Da Đen. Lý do chánh là lương tâm Mỹ không chịu nỗi, không thể chấp nhận chế độ bất công, bất nhân, nô lệ, người bóc lột người. Và tiếng nói của lương tâm Mỹ đã thắng như mọi người đều biết.

Trở lại vấn đề phê chuẩn Thương ước Việt Mỹ. Chánh quyền Cộng hòa thường bảo thủ trong các vấn đề liên quan đến đạo đức. Trách nhiệm đối với đồng minh, nghia vụ đối với bạn bè, vai trò lãnh đạo thế giới tự do, dân chủ là những yếu tố làm cho Quốc hội Mỹ tự vấn lương tâm trước việc buôn bán với kẻ cưu thù đang cầm quyền độc tài, đàn áp tôn giáo, kỳ thị sắc tộc thiểu số. Có lẽ vì thấy đuợc và biết khó thuyết phục quan điểm của Quốc hội Mỹ vô cùng bất lợi cho CS nên Ô. Vu Khoan, Bộ trưởng Thương Mại của Hà nội mới né để giữ thể diện, rằng" không quen việc vận động hành lang". Vì khi Thương ước trở thành vấn đề lương tâm Mỹ, hy vọng phê chuẩn lọt rất là mỏng manh.