Thương Ước Phá Tan

Độc Quyền Chánh Trị

Vi Anh

 

Thương ước, việc đồng sàng di mộng của tài phiệt Mỹ với CS Hà nội, nhiều thức giả Mỹ lẫn Việt đã bàn rồi. Còn một khía cạnh tế nhị khác, giữa người Việt với nhau, kẻ CS người Quốc gia, ảnh hưởng của Thương ước ra sao? Thương Ước có phải là khắc tinh phá tan độc quyền làm chánh trị của những người độc tài trong tư tưởng và hành động không?

Ai cũng biết chánh trị vương đạo, ích nước lợi dân, do công nghiệp của nhân dân là chánh. Bản chất của nó là vì dân, do dân, của dân. Dứt khoát không thuộc độc quyền của phe nhóm, đảng phái nào.

Chỉ có độc tài dưới mọi hình thức mới giành độc quyền chánh trị. Độc tài CS coi chánh trị là quyền chuyên độc của Đảng nên cướp chánh quyền bằng cách mạng bạo lực, sắt máu. Không nơi nào trên thế giới CS được chánh quyền bằng cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý ngay thẳng và hoà bình.

Độc tài không CS như quân phiệt, phát xít cung giành độc quyền chánh trị, cướp chánh quyền bằng đảo chánh, binh biến, gian lận bầu cử.

Cách làm tuy hai bên có khác, nhưng cứu cánh vẫn là một: giành độc quyền làm chánh trị riêng trong tay của phe đảng. Thương Ước sẽ là khắc tinh của độc quyền chánh trị vì nó mở rộng lộ trình Mỹ Việt. Sự lui tới giữa VN và Mỹ quốc muốn hay không cũng dễ dàng hơn chẳng những đối với người Mỹ mà cả Việt nữa. Trong tình hình mới này, việc bưng bít tin tức khó mà thực hiện vì số người quan sát tại chỗ đông hon. Việc đầu độc tin tức để tuyên truyền đen và xám vì thế càng khó hơn.

Thí du, CS dàn dựng cuộc điều tra và kết quả thăm dò dân ý, lợi dụng danh nghĩa của một Viện Đại học Mỹ để tuyên truyền 91% dân VN hài lòng với nhà cầm quyền CS và mức sống hiện tại; sự việc bị phản ứng và phản tác dụng ngay.

Cũng thế phong trào dấu tranh chống Cộng ở Mỹ không dám thổi phòng vài trăm thành vài ngàn người biểu tình chống phái đoàn CS Hà nội sang Cali để tuyên truyền với bà con trong nước.

Đối lại phái đoàn hàng trăm nguời của CS cũng không thể giấu đuợc, đi đông, ở nhà ngủ sang, mướn phòng họp lớn, vô cùng hao tốn công quỹ, mà chẳng làm nên công cán gì ở Cali.

Trái lại với con mắt tình báo nhân dân của người Việt ở Mỹ, trên điện thư gởi về VN dài dài khui cả hủ mấm thối của phái đoàn. Nào đoàn tùy tùng của phái đoàn CS, "đại bộ phận" là nha trão, thân nhân của cán bộ ăn theo, công du cho đông, chánh yếu là để đuợc cấp công tác phí, " trả thù dân tộc", mua sắm, và du hí.

CS cũng không thể dấu đuợc là hoàn toàn bất lực trong việc giành Đất Kinh Châu của người Việt trên đất Mỹ, nơi cộng đồng người Việt sinh cơ lập nghiệp đông hàng thứ hai trên thế giới, sau công đồng quốc gia trong nước. Phái đoàn phải đi lên San Francisco. Thế là thua đậm rồi, hút đầu vô tường thành Trung quốc mất.

Cái khó của người Việt ở Mỹ cũng lòi ra. Đó là phải chống lại một địch thủ đáng gờm, có chánh quyền trong tay, có ngân sách quốc gia trong túi, có hiệp ước Mỹ trên đường. Trong khi đó nguời Việt đấu tranh nhờ cơm nhà, áo vợ, tiền túi để đi làm việc nước. Nhưng hơn CS Hà nội là đấu tại sân nhà. Đia lợi, nhân hoà nhiều hơn, thuận tiện du kích chiến, động vi binh, tịnh vi dân, dễ chọn thế bất ngờ, nhiều che giấu của quần chúng Mỹ Việt hơn.

Do vậy, tin đang kiểm chứng độc lập, Phó Thủ Tướng thứ nhứt của CS, Ô. Phan Tấn Dũng, dường như bị gài chụp hình dưới quốc kỳ VN Cộng Hoà ở Thủ đô Washington. Tấm ảnh đó về đến Bộ Chánh trị người cầm đầu phái đoàn CS ít nhứt cũng bị cạo sát da lưng hay hạ tầng công tác.

Còn tin kiểm chứng rồi, loại A1, một phụ nữ Việt, nhiều người biết đã từng tấn công sứ quán CS ở Anh, được nhiều người giúp tiền mướn luật sư, đến ém quân mấy ngày trước ngay trong khách sạn phái đoàn CS đến ở và làm việc. Việc xuất hiện bất thần, hô to khẩu hiệu Đả đảo CS, với mùi xăng nồng nặc, khiến Nguyễn tấn Dũng chới với, điếng hồn. Cách đánh đó rất mới, nói lên tính quần chúng, tính toàn dân trong cuộc chống CS. Vì thiếu sự giúp đỡ của một Thượng Nghị Si Mỹ, của người Việt sống ở San Francisco, làm công trong Marriott Hotel, những việc đòi hỏi tính toán tinh vi, bố trí chính xác ấy khó mà thực hiện đuợc.

Đó là người Việt trên đất Mỹ mới "nắn gân" thử sức CS đến Mỹ thôi. Chắc chắn sau này còn nhiều màn gây cấn nữa. Cali không phải là VN dưới sự khống chế của Đảng, CS muốn lật xấp, lât ngữa,làm gì thì làm. Thương Ước không phải làm tấm thẻ bất khả xâm phạm cho CS Hà nội. Người Việt ở Mỹ, người Mỹ không đói hàng của VNCS, không phải là người thích đồng đô la dính mồ hôi người lao động bị cưỡng bức và đẫm lệ người dân bị bóc lột. Phản ứng sắp tới sẽ sáng tạo phong phú hơn. Tẩy chay trực tiếp và gián tiếp.. Thưa gởi vì thiếu chất lượng. Kiện tụng vì bịnh hoạn do hàng hoá CS.

Hàng ngàn "sự cố" sẽ xảy ra vì " mắt dân như mắt khóm", "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". Chắc Phó Thủ Tướng CS, Nguyễn Tấn Dũng, thừa biết những điều đó. CS Hà nội cũng thừa biết rằng Thương Ước ở một chừng mục nào đó là một mối lâm nguy cho chế độ vì Thương Ước khai thông lộ trình cho dân chủ tự do xâm nhập vào tâm hồn và ngục tù CS. Khó mà bưng bít. Không thể đảo ngược đuợc.

Và phiá chống Cộng cũng nhận thấy việc đấu tranh cho tự do dân chủ là công nghiệp của toàn dân, chớ không thuộc độc quyền của những nhà làm chánh trị không dựa vào đồng hương, đồng bào mà muốn và đòi hỏi số đông phải dựa vào mình. Trong chiều hướng đó, Thương uớc đúng là công cụ độc quyền làm chánh trị của CS cũng như của những người quốc gia độc tài trong tư tưởng và hành động lâu nay trên đất Mỹ.

Không thể đánh lừa đuợc mãi

Tuần trước, ngày 7 tháng 12 là ngày giỗ cụ Trần Văn Văn, nhật báo Người Việt đã trích đăng những lời tự thuật của Sáu Sinh, tên khủng bố cộng sản đã ám sát cụ Trần Văn Văn vào năm 1966. Năm đó Nghị si Trần Văn Văn đang chuẩn bị ứng cử Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và là một đối thủ dân sự đáng nể của các vị tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu. Cho nên Sáu Sinh thích thú kể lại hắn nghe đài phát thanh Hà Nội và đài Giải phóng, trong khi hắn chạy trốn, loan tin vụ ám sát này và đổ cho các tướng lãnh miền Nam giết cụ Trần Văn Văn vì sợ thua phiếu. Các lời tự thuật của Sáu Sinh đuợc báo Công An ở Sài Gòn đăng từ năm 1988, coi như một thành tích của các "chiến sĩ công an" cộng sản. Những tay khủng bố cộng sản cũng đã ám sát các nhà chính trị miền Nam khác như Nguyễn Văn Bông, Lê Ngọc Chấn, v.v. cũng như sát hại ký giả Từ Chung, và giết hụt nhà văn Chu Tử. Khủng bố, ám sát vốn là một hoạt động bình thường của cộng sản, từ thời Lê Nin, Stalin, cho tới thời tay chân của Hồ Chí Minh ám sát Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Thạch, Tạ Thu Thâu, v.v..

Bài tường thuật của Sáu Sinh được đăng trên nhật báo Người Việt để tưởng niệm cụ Trần Văn Văn, nhân ngày giỗ vị chủ tịch Quốc hội Lập hiến của Đệ nhị Cộng Hòa. Cụ là một nhân sĩ được kính trọng ở miền Nam, và việc cụ ứng cử, có thể đánh bại các tướng Thiệu hay Kỳ chứng tỏ ở miền Nam lúc đó chế độ dân chủ có cơ hội thành hình thật sự. Chính vì thế Cộng Sản Việt Nam rất lo sợ, phải diệt trừ ứng cử viên dân sự này, vừa để ngăn không cho chế độ dân chủ phát triển ở miền Nam, vừa để trút tội cho các tướng Thiệu, Kỳ. Người con trai cụ là liệt si Trần Văn Bá đã từ Pháp về Việt Nam sau năm 1975 để tổ chức chống cộng sản, cũng bị công an cộng sản bắt rồi xử tử. Lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng là một cấp chỉ huy công an ở miền Nam.

 

Bây giờ, "chiến si công an" Nguyễn Tấn Dung đang cầm đầu một phái đoàn sang Mỹ, và ông Dũng lại đang nhân danh đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên bố ủng hộ chiến dịch chống khủng bố của chính phủ Mỹ. Trong bài nói chuyện với sinh viên ở đại học John Hopkins ở Baltimore, ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến vụ khủng bố 11 tháng 9 và nói rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ hợp tác với Mỹ trong việc "chiến đấu để ngăn ngừa và trừ bỏ nạn khủng bố." Những sinh viên Đại học John Hopkins không biết chuyện, cho nên không biết đặt câu hỏi rằng bàn tay của ông Dung có dính máu cụ Trần Văn Văn, Từ Chung, Nguyễn Văn Bông và anh Trần Văn Bá hay không? Trong khi đó thì một phụ nữ Việt Nam tay không một tấc sắt đến tòa đại diện của Cộng Sản Việt Nam ở San Francisco chất vấn phái đoàn cộng sản, bà lại bị gọi là "khủng bố"!

Câu chuyện Sáu Sinh kể hắn đã ám sát cụ Trần Văn Văn cũng nhắc nhở mọi người thấy lại một thủ đoạn quen thuộc của cộng sản, là nói láo không biết ngượng. Đài Hà Nội loan tin vụ ám sát và đổ riệt cho các ông Thiệu, Kỳ, và thủ đoạn đó đã thành công vì luận điệu này nghe dễ hiểu, dễ tin. Đến nay ông Nguyễn Tấn Dũng cũng dùng các thủ đoạn tương tự ở Mỹ.

Trong cả bài nói chuyện ở Đại học John Hopkins, ông Dũng tìm cách chứng tỏ cho các thính giả Mỹ rằng Cộng Sản Việt Nam muốn thân thiện với Mỹ từ năm 1945. Ông Dung kể chuyện Hồ Chí Minh đã viết thư cho hai vị Tổng thống Mỹ để xin kết thân. "Tiếc thay, cơ hội đó đã bị bỏ lỡ. Thay vào đó, nuớc Mỹ đã gây nên cuộc chiến tranh với những hậu quả nặng nề ..." Nói như vậy thì những sinh viên trẻ tuổi ngồi nghe có thể tưởng rằng nước Mỹ đã gây chiến ở Việt Nam, và gây ra từ sau năm 1945, mặc dù Hồ Chí Minh muốn thân Mỹ như Nguyễn Tấn Dung đang ca tụng đất nước Hoa kỳ bây giờ!

Nhưng sự thật là Tổng thống Truman không quan tâm đến các lá thư của Hồ Chí Minh vì chúng không đáng tin cậy. Tình báo tất cả các nước thời đó đều biết Hồ Chí Minh là một gián điệp của Cộng Sản Quốc tế và được Stalin gửi đi gây dựng phong trào cộng sản ở khắp Đông Nam Á. Mà lúc đó chính phủ Mỹ coi việc đối phó với phong trào cộng sản trên thế giới là công tác chiến lược số một, không khác gì chính phủ Bush hiện đang đối đầu với nạn khủng bố quốc tế. Hồ Chí Minh gửi các lá thư năm 1946 cũng chẳng khác gì bây giờ một bộ hạ của ông Osama bin Laden ở Somalia gửi thư xin kết thân với chính phủ Bush vậy. Còn về cuộc chiến tranh thì chính phủ Mỹ cung chỉ gửi quân đến miền Nam Việt Nam từ 1964, năm năm sau khi Hồ Chí Minh cho bộ đội xâm nhập để ám sát, khủng bố, đặt mìn, phá cầu, đuờng, v.v., nhằm lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Trong ba câu nói của ông Nguyễn Tấn Dũng đã có hai lần nói sai sự thật hoặc che giấu sự thật. Nhưng đối với các thính giả vô tình và không biết chuyện thì ông vẫn có thể đánh lừa họ như thường. Cũng theo lối như vậy, ông Dũng trình bày rằng chế độ Cộng Sản ở Việt Nam đã thay đổi từ thập niên 1980, nhưng ai không hiểu thì không biết những thay đổi đó chỉ là để củng cố quyền cai trị độc tài của một đảng chứ không thay đổi cơ bản của chế độ để dân chủ hóa.

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói với sinh viên John Hopkins rằng từ giữa thập niên 1980 chế độ Hà Nội đã "đổi mới""guồng máy kinh tế cũ trở nên lỗi thời và ngăn trở việc phát triển." Nghe nói như vậy, thấy cũng như một tin thay đổi chính sách kinh tế bình thường, giống như chính phủ Bush thay đổi luật thuế khóa hay Quốc hội Mỹ biểu quyết xóa bỏ các luật lệ ràng buộc guồng máy kinh tế! Nhưng ông Dũng không hề nói một lời nào thú nhận rằng tất cả chế độ cộng sản dựa trên một chủ thuyết giáo điều lạc hậu. Chủ thuyết đó, và đảng Cộng Sản chạy theo chủ thuyết đó trong khi nắm độc quyền cai trị, mới là nguyên nhân chính gây ra cảnh nghèo nàn lạc hậu của nước Việt Nam. Ông cũng không nói một lời nào cho thính giả biết rằng Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới ra Nghị quyết, họ vẫn còn ôm giấc mộng Chủ nghĩa Xã hội mơ hồ của Karl Marx và Lenin lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, chứ không chịu từ bỏ. Nhưng các sinh viên trẻ tuổi thì không thể nhìn thấy vấn đề cốt tủy đó!

Và trong bài nói chuyện với sinh viên John Hopkins ông Nguyễn Tấn Dũng nhân danh cả nước Việt Nam cho biết dân tộc Việt đang buớc vào thế kỷ 21 "cương quyết tiến tới trên con đuờng công nghiệp hóa và hiện đại hóa". Trong cả bài nói chuyện ông Dũng không nói một lời nào về việc dân chủ hóa chế độ, ngoài khẩu hiệu trống rỗng "Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh." Hai chữ "Dân chủ" mới đuợc thêm vào năm nay, chắc để cho ông Dung được dịp đem sang Mỹ hô khẩu hiệu cho dân Mỹ nghe.

Trong mấy ngày qua chắc quý vị dộc giả đã theo dõi hai lá thư của ông Hà Sĩ Phu, một nhà trí thức dân chủ sống trong nước. Nhật báo Người Việt đăng những lá thư đó để quý vị thấy những luận điệu của đảng Cộng Sản không còn đánh lừa đuợc những người biết suy nghĩ ở trong nước. Người ta có thể đánh lừa một dân tộc trong một giai đoạn nhưng không thể đánh lừa mãi mãi. Và cuộc du hành của phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng cũng không đánh lừa đuợc dư luận Mỹ. Các nhật báo và đài vô tuyến ở Mỹ chẳng quan tâm đến chuyến thăm viếng này, trừ khi có những cuộc biểu tình chống đối. Các nhà kinh doanh Mỹ thì biết tính toán lợi hại, họ sẽ tìm hiểu sự thật chứ chẳng ai tin các lời đuờng mật. Hơn 30 năm đã qua kể từ khi cụ Trần Văn Văn bị khủng bố cộng sản sát hại. Ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ tên cụ, vì cụ là một người yêu nước đã có công đặt một nền móng cho chế độ dân chủ ở miền Nam là bản hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa. Tưởng niệm cụ Trần Văn Văn cũng như anh Trần Văn Bá để không quên chế độ dân chủ mới là con đuờng dẫn dến cảnh dân giàu nước mạnh. Và chúng ta tin tưởng rằng dân tộc Việt Nam sẽ tiến tới trên con đuờng tự do dân chủ không một đảng độc quyền nào ngăn cản đuợc.