Thực Trạng Và Vọng Tưởng

 

Các biến cố dồn dập và trọng đại không ngừng xảy ra trong nướcViệt Nam. Nhưng vì quá thừa mứa tin tức, và vì VN không còn là một điểm nóng trên thế giới như Trung đông, truyền thông quốc tế không xem tin VN là quan trọng, ít loan tải. Cũng bởi theo thông lệ làm tin của Tây phương, đặc biệt là Mỹ, chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin; máu có chảy mới thành tin hàng đầu. Trong khi đó truyền thông Việt ngữ hải ngoại, ngoài nhiệm vụ thông tin nghị luận cố hữu, còn là tiếng thét của một dân tộc bị CS áp bức, tiếng nói của những người yêu tự do dân chủ, đấu tranh không mệt mỏi cho nước nhà. Vì vậy truyền thông Việt ngữ hải ngoại có rất nhiều sáng kiến để lấy tin trong nước, nên loan tãi đấy đủ, nhanh chóng, sốt dẻo các thời sự xảy ra trong nước. Sâu và sát hơn giới truyền thông của người Việt hải ngoai còn khai thác tối đa tiến bộ khoa học kỹ thuật của Thời đại Tin học, nối mạng để các nhân vật đấu tranh trong nước hội thoại với quảng đại quần chúng người Việt hải ngoại. Nhờ vậy khối lương và chất lượng tin tức về các cuộc đấu tranh đòi tư do tôn giáo và tự do dân tộc của các tôn giáo và đồng bào trong nước, về các hiện tương tham ô, hũ hóa, đấu đá, kỳ thị trong nội bộ Ðảng CSVN, và vềø tình hình suy đồi kinh tế, văn hoá, xã hội của VNCS, vô cùng phong phú. Tin tức nghe đồn từ năm ngoái cho biết sau một cuộc nghiên cứu công phu và khoa học, tờ Orange County Register dự tính thêm tin tức về VN trên các mặt báo này và có lẽ (mới có lẽ thôi) sẽ có phụ bản về tình hình VN trong những ngày sắp tới để cạnh tranh giành độc giả người Mỹ gốc Việt.

 

Người Mỹ rất thực tế. Cái gì hay đúng thì không ngần ngại bắt chước làm; cái gì biết sai là xin lỗi, không chút tự ái. Dù  OC Register là báo Mỹ nhưng phát hành  ở vùng có 300 ngàn người Việt tỵ nạn ở, một cộng đồng người Việt lớn hàng thứ nhứt ở hải ngoại, chỉ nhỏ hơn cộng đồng quốc gia VN trong nước, mà không có tin tức VN  là thiếu sót lớn về nghề nghiệp, và một thất bại về kinh doanh. Ở San Jose, tờ Mercury đã đi trước  một bước.

 

Tuy nhiên trong Cộng đồng người Việt ở Mỹ có người cho rằng giới truyền thông Việt ngữ tại Mỹ đưa quá nhiều tin tức xấu về VNCS thét rồi vọng tưởng, tin tưởng VNCS xấu, chớ thực trạng không đến đổi xấu như vậy. Dư luận này thường được nghe qua những đồng hương thừa điều kiện thời gian, tiền bạc về thăm quê, trốn mùa lạnh ở Mỹ, hay về tìm niềm vui giá rẻ trong nước. Vì các chuyến đi này là những chuyến du hành mục đích hưởng thụ, nên các nơi "tham quan" thường là thành phố, khu du lịch, khu giải trí vui chơi, nhà ngủ sang ở thành thị. Nếu có về nông thôn thì cũng chỉ cỡi ngựa xem hoa. Trên dòng sông nhìn phong cảnh qua các du lịch màu xanh, viếng các vườn cây ăn trái nhiệt đới. Trên quốc lộ nhìn cảnh ruộng lúa xanh rờn nhưng nào có hiểu cái khổ của nông dân càng làm càng lổ vì giá phân, thuốc thì Nhà Nước tăng, còn giá lúa thì Nhà Nước kềm thấp để tranh bán ở thị trường hế giới. Nào có biết cứ mươi cây số thì có các quán ăn đặc sản; ngồi nhà mát ăn bát vàng, có gà móng đỏ nâng khăn sửa túi là chính sách của Công ty Du lịch Nhà Nước tổ chức để moi đô la xanh của du khách nhưng gây ra bao nhiêu cảnh gái quê bị bịnh thế kỷ, tỷ lệ AIDS gia tăng đáng sợ. Tất cả những "phú quí nhử làng xa mã, những vinh hoa lừa gã công khanh" ấy là những hiện tượng có thể mà con mắt những khách du lịch qua đường, nhưng không thể qua mắt được những người làm truyền thông được ăn học, huấn luyện để quan sát, nhận định về sự việc, biến cố xảy ra. Các hiện tượng ấy cũng không gạt được người dân vì  mắt dân như mắt khóm, và vì nằm trong chăn nên biết chăn có rận.

 

Vậy bản chất hay thực trạng tình hình VNCS ra sao? Trước một biến cố sắp xảy ra là Ðại hội 9 của Ðảng CSVN, thử lượt duyệt qua hiện tình nước nhà.

 

Thứ nhứt Ðảng CSVN, đảng cầm quyền độc tài toàn trị, đang rệu rã do nhiều yếu tố. Các lãnh tụ đấu đá không khoan nhượng để tranh giành quyền thế và ngôi vị. Chia rẽ vì quan điểm tương khắc giữa đổi mới của Phan văn Khải và giáo điều của Lê khả Phiêu. Kỳ thị địa phương do Phiêu trợ trưởng nhóm Thanh hoá mà chèn ép đảng viên Nam và Trung.

 

Thứ hai, Nhà Nước xơ cứng vì quan liêu, cửa quyền và mục nát vì tham nhũng, vô phương cứu chửa. Theo Associated Press, chính Phạm thế Duyệt tiết lộ, 43% các vụ trong chiến dịch thanh tra vừa rồi liên quan đến tham nhũng. Theo Giáo sư Thayler, Trung tâm Nghiên cứu Á châu của Mỹ, VNCS là trong một vài nước tham nhũng nhứt Á châu, và nghèo nhứt thế giới. Tham nhũng kéo theo sự sút giảm đầu tư nước ngoài, làm kinh tế suy bại. Xã hội xuống cấp. Văn hoá đồi trụy .Bịnh xã hội tỷ lệ ngày càng tăng, vượt ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan ý tế xã hội. Cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt nghèo sanh bịnh, binh nên nghèo,siết dần dần làm VNCS gần tắt thở, sa vào thế cùng lực tận, thậm  chí nguy.

 

Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cữu. Trước một chế độ chẳng những không giúp gì được cho nước và dân mà còn gây tai họa nữa là khác, nhân dân phải tự giải quyết. Theo nhận định của sử gia Toynbee, thù ghét một chế độ, người dân có hai thái độ. Một là đập phá nó đi. Hai là phải sống dai hơn nó để nhìn cái chết của nó. Dường như nhân dân trong nước chọn thái độ thứ nhứt: đập phá chế độ CS , làm cuộc cách mạng lật đổ, thay cũ đổi mới toàn diện.

 

Thứ ba, quần chúng có tín ngưỡng, được các lãnh tụ tôn giáo tiến bộ, giương cao ngọn cờ đấu tranh. Phong trào đấu tranh bắt đầu đấu tranh cho tự do tôn giáo, lần lần tiến đến giai đoạn đấu tranh cho tự do dân tộc, hủy bỏ Ðiều 4 Hiến pháp VNCS, đòi hỏi các quyền làm người, tự do dân chủ bất khả tương nhượng của nhân dân. Phong trào phát triển từ Miền Tây vớùi PGHH. Mồ hôi, máu, nước mắt lan rộng ra Miền Trung với Phật giáo và Công giáo. Miền Bắc, phong trào chống tham nhũng lan dân vô Nam, rẽ sang Cao nguyên liên kết với Ðồng bào Thương được hậu thuẫn âm thầm nhưng công hiệu của hệ phái Tin lành tại gia nhiều cảm tình ở Mỹ, và của Mặt trận Fulro nhiều kinh nghiệm tổ chức quần chúng sắc tộc, đấu tranh chánh trị và du kích rừng núi. Ý thức nguy cơ, CSVN ban hành tình trạng khẩn cấp từ Ban mê thuột đến Pleiku, điều quân đội chủ lực, có trực thăng yểm trợ tuần tiểu, ứng chiến. Phản ứng quân sự của CSVN đối với phong trào Ðồng bào Thượng gây quan ngại sâu xa trong chánh quyền Mỹ không thua gì đối với các hành vi bách hại, đàn áp tôn giáo. Hậu quả chắc chắn phải có khi Quốc Hội Mỹ thảo luận, biểu quyết phê chuẩn Thương ước, hiệp ước CSVN trông như hạn trông rào.

 

Thứ tư và sau cùng là chánh tình ở Mỹ trở nên bất lợi cho CSVN gấp bội từ khi TT Bush lên thay cho Clinton. Ðảng Cộng hoà bản chất thiên về truyền thống, trân trọng tự do, dân chủ, nhân quyền. Bộ Ngoại giao Mỹ do hai cựu chiến binh VN lãnh đạo chắc chắn có nhiều kinh nghiệm về những đòn ma mảnh, quỉ quyệt và hiểu biết sâu sắc về những gian ác của CSVN, không phải bằng lý thuyết suông mà bằng mắt thấy tai nghe, bằng máu xương của đồng đội. Hà nội sẽ gặp một mùa đông ngoại giao với Mỹ trong nhiệm kỳ TT Bush, chớ không phải mùa hè đầy tiếng ve ca hát của nhiệm kỳ TT Clinton đã qua rồi. CS bắt bí, già kén chẹn hom là lọt vào ổ phục kích của hai cưu chiến binh từng biết người biết ta hiện cầm đầu Bộ Ngoại giao Mỹ.

 

Bốn mặt thật nói trên là thực trạng tại VNCS. Ðó là bản chất của hiện tình VNCS. Nó là kết quả việc làm của những nhà chuyên môn của mọi ngành nghề, trong đó có truyền thông đại chúng. Truyền thông đại chúng, vừa của người nước ngoài vừa của người Việt hải ngoại, được đào tạo làm việc ấy, quan sát, phối kiểm, đánh giá một cách khoa học. Công trình ấy rất đáng tin cậy. Ðó là bản chất, thực trạng, chớ không phải là vọng tưởng như nhận định vội vàng của một số ít du khách cởi ngựa xem hoa VNCS hay một số người vì quá bận với công ăn việc làm thường ngày, không theo dõi được thời sự VN.

Vi Anh