Sổ Tay Thường Dân: 

Thư Độc Giả

 

Tưởng Năng Tiến

 

Kính gửi qúi vị chủ nhiệm và chủ bút Thưa qúi vị, trong mục "Ý Kiến Độc Giả" của bán tuần báo Việt Luận - phát hành từ Melbourne, Australia, số ra ngày 15 tháng 12 năm 2000 - tôi may mắn đọc đuợc một bức thư ngắn, của ông Lê Trung Dung ở Victoria, nguyên văn nhu sau:

"Suốt một tuần qua tôi mua gần hết những báo nào có liên quan đến vụ tranh đấu ở giáo xứ Nguyệt Biều cung như theo dõi thật kỹ những đài phát thanh ở Sydney cung như Melbourne. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần các lá tâm thư của linh mục Nguyễn Văn Lý và không kềm đuợc nỗi xúc động trước thái độ can trường của ông. Tôi cũng xin nói thêm, tôi không phải là người công giáo, nhưng tôi vô cùng ngưỡng phục tinh thần tranh đấu của linh mục Lý.

Từ lâu tôi vẫn tin rằng nếu chúng ta gạt bỏ đuợc những tị hiềm về tôn giáo, cùng sát cánh với nhau để tranh đấu cho quyền tự do của dân tộc, trong đó quyền tự do tín ngưỡng là điều vô cùng thiêng liêng, thì chắc chắn đất nước chúng ta sẽ cởi bỏ đuợc chế độ phi nhân đang đè đầu cưỡi cổ toàn dân.

Nhưng điều đáng buồn là suốt một tuần qua, tôi vẫn chưa nghe thấy là có ai khác trong giáo hội Công Giáo Việt Nam lên tiếng để ủng hộ hay yểm trợ tinh thần cho vị linh mục can đảm ấy. Không lẽ những vị như HT Quảng Độ, Huyền Quang, Nguyễn Văn Lý tiếp tục chiến đấu lẻ loi mãi sao?"

Năm hôm sau, qua bức Thỉnh Nguyện Thư - viết ngày 20 tháng 12 năm 2000 - của một số tín đồ công giáo ở hải ngoại gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi cung tìm đuợc những lời thỉnh cầu rất gần với tâm trạng của ông Lê Trung Dung. " Với tất cả lòng kính trọng tuyệt đối, chúng con tha thiết mong mỏi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ chính thức lên tiếng về những đòi hỏi đúng đắn và can đảm của con cái Chúa tại Nguyệt Biều..." "Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không thể đứng mãi bên lề lịch sử."

Kế tiếp là Bức Tâm Thư (viết ngày 10 tháng 1 năm 2001) của "những người trẻ Việt Nam tha hương, lưu lạc sống khắp nơi trên thế giới" gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với nội dung gần tương tự :

" Với sự kính trọng và mong đợi chúng con thỉnh cầu Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chính thức lên tiếng hổ trợ cho những đòi hỏi hợp tình hợp lý và can đảm của Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các con cái Chúa tại giáo xứ Nguyệt Biều..."

"Nhân đây chúng con xin kính gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bản Ký Tên Bảo Vệ Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Giáo Dân Nguyệt Biều với danh sách hơn 17 ngàn chữ ký mà trong hơn ba tuần qua chúng con khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau vận động đồng bào hổ trợ ký tên."

Sau đó, sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý bị bắt giam vào ngày 17 tháng 5 năm 2001, muời lăm linh mục công giáo người Việt (ở Đài Loan) cung đã viết một bức thư chung gửi đến Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam - ngày 22 tháng 5 năm 2001- bầy tỏ sự "đau đớn thống khổ và tủi nhục trước sự im lặng hoàn toàn một cách khó hiểu của HĐGMVN nói chung và từng vị Giám Mục Việt Nam nói riêng".

Kính thưa qúi vị,

Cung như ông Lê Trung Dũng, tôi là một người ngoại đạo nên không dám lạm bàn gì về thái độ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hay của Giáo Hội Công Giáo. Tôi chỉ có vài ý kiến thô thiển, liên quan đến những biến động (trong thời gian gần đây) ở quê nhà, ước mong đuợc quí báo đăng tải để rộng đuờng dư luận, như sau:

Khi một người bị bức bách đến độ phải dùng đến tính mạng của mình làm vu khí, để tranh đấu cho "tự do hay là chết", như trường hợp tu si Nguyễn Văn Lý thì có lẽ họ đã không còn trông chờ gì nhiều vào sự đồng tình hay ủng hộ của bất cứ ai.

Kính thưa qúi vị,

Dù cung rất băn khoăn về sự an nguy của linh mục Nguyễn Văn Lý, tôi cảm thấy bất an không kém khi nghi đến tỉnh cảnh và số phận của hàng ngàn người khác nữa - cũng chỉ vì chiến đấu cho tự do và công lý - đã bị bắt giữ hay đang bị săn đuổi như thú vật bởi quân đội và công an của cộng sản Việt Nam.

Trong phần tin tức của Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, nghe đuợc hôm 12 tháng 5 năm 2001, có đề cập đến chuyện "Nhà cầm quyền Việt Nam đã treo giải thưởng để săn bắt người sắc tộc thiểu số đang lánh nạn ở Cambodia...Theo tin từ Senmonoron những người sắc tộc Mnong, Rhadé và Jarai trốn chạy sự đàn áp ở Tây Nguyên hồi tháng 2, đã lánh nạn ở hai khu rừng rậm biên giới Cambodia cho đến khi cơ quan cao ủy LHQ đặc trách tị nạn tìm thấy họ...Hồi đầu tuần này một gia đình 7 người Hmong đang ở dưới sự bảo vệ của cơ quan cao ủy LHQ đã mất tích ở Mondulkiri. Người ta trông thấy những người này bị đẩy lên xe tải của cảnh sát Cambodia."

Mấy hôm sau - tờ Việt Báo phát hành từ California, ngày 21 tháng 5 năm 2001- loan tin về một đợt trục xuất khác, với nhiều tình tiết hơn: "Các nhân chứng kể lại trong đợt trục xuất ngày 15 tháng 5 năm 2001, cảnh sát Ratanakiri, Cam Bốt giải 2 xe vận tải chở 14 người Thượng từ Việt nam - trong đó có 5 phụ nữ và 3 trẻ em - tới biên giới VN, và bàn giao cho công an CSVN- Khi bị công an CSVN còng tay, nhiều người Thượng đã khóc và bị dẫn đi."

Kính thua qúi vị Có thể vì hơi nhậy cảm nên tôi cung ... khóc khi đọc bản tin vừa dẫn, và nuớc mắt của tôi đã rơi nhiều lần như thế vì những bản tin, với nội dung tương tự - đuợc phổ biến trong tháng 5 vừa qua.

Ba hôm sau nữa - theo tin tức của AFP, gửi đi từ Phnom Penh, lúc 5 giờ 43 phút chiều ngày 24 tháng 5 năm 2001 - có thêm hàng tá người Việt thuộc sắc tộc thiểu số trốn tránh sự đàn áp của chính phủ ở cao nguyên trung phần đã đuợc tìm thấy đang trốn tránh tại một vùng đất hẻo lánh phía đông bắc nước Cam Bốt, làm nẩy sinh sự quan ngại của quốc tế về số phận của họ (Dozens of Vietnamese ethnic minority people fleeing a government crackdown in the central highlands have been found hiding in remote northeastern Cambodia, sparking growing international concern over their fate).

Bản tin này cung đề cập đến con số 89 người đã bị xua đuổi hay lùng kiếm ở Cam Bốt và một bức thư ngỏ của Cao Ủy Tị Nạn Quốc Tế gửi thủ tướng Hun Sen, thúc dục Nam Vang ngăn chận việc bắt người của Hà Nội. Bức thư cũng tố giác rằng "Việt Nam đã làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn khi gửi công an qua biên giới để săn đuổi người tị nạn và bắt họ về nguyên quán." (Vietnam has made the problem worse by sending military police officials accross the border to hunt down refugees and bring them back to Vietnam).

Kính thưa qúi vị Có thể vì thiếu sót (trong trường hợp này tôi xin đuợc mọi người lượng thứ) nên tôi đã không thấy bất cứ một ai bầy tỏ sự quan ngại về số phận của những đồng bào Thượng đang bị săn đuổi như thú vật ở Cao Miên. Trước đó, tôi cung không hề đuợc nghe một tổ chức hay đoàn thể nào lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh đòi quyền sống của đồng bào mình nơi miền sơn cước. Sao tất cả chúng ta đều đồng lòng giữ một thái độ im lặng khó hiểu và vô tình đến thế?

Tôi viết đôi lần hai chữ "đồng bào" trong đoạn văn dẫn thượng mà không khỏi nghẹn ngào. Tôi dùng chữ sai chăng? Cung có thể như thế lắm vì tôi sống đời tha phương cầu thực quá lâu nên khả năng sử dụng Việt ngữ không còn chính xác. Hoặc giả, trước giờ, chúng ta vẫn gọi những người sống ở miền sơn cước Việt nam là "đồng bào Thượng" cho nó vui miệng thế thôi - nhưng tự thâm tâm không người Kinh nào nghi vậy? Chứ lẽ nào chúng ta có thể lạnh nhạt, hờ hững và dửng dưng đến thế trước sự an nguy của những nguời cùng sinh ra từ một bọc với mình?

Qua nhật báo Thời Luận- phát hành từ Los Angeles, số ra ngày 6 tháng 2 năm 2001- tôi có đọc đuợc bài phỏng vấn của đặc phái viên Nguyễn Khanh (Đài Á Châu Tự Do) và luật sư Trần Thanh Hiệp (Chủ Tịch Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền). Xin ghi lại đây, đôi dòng, để trình qúi vị.

Hỏi :" Luật sư nghĩ thế nào về sự lo ngại của dư luận trước việc mới đây nhà cầm quyềnViệt Nam, không còn e dè, đã ra mặt đàn áp các tu si công giáo và phật giáo là cha Nguyễn Văn Lý, Hoà Thượng Quảng Độ, Thượng Toạ Thích Không Tánh ?"

Đáp: " ...lực lượng so sánh quá chênh lệch giữa chính quyền cộng sản Việt Nam- với bộ máy đàn áp rất hùng hậu của nó - và thiểu số trí thức dân chủ tiến bộ, tu si vô úy bất khuất - chỉ có bộ óc và hai bàn tay không, để đuong đầu với bạo quyền, đuong nhiên không cho phép bất cứ ai bình tâm khoanh tay đứng ngoài cuộc"

"lực lượng so sánh quá chênh lệch" như vậy, một phần dân tộc - những người dân ở miền sơn cước đã tích cực tham dự vào cuộc đấu tranh chống lại bạo quyền và đang bị bách hại - vẫn không đuợc kể là người "trong cuộc". Và đây, nhu đã thưa, dường như không phải là quan niệm hay thái độ của riêng một cá nhân nào - như nhận xét chua chát sau đây, của một chính khách Việt Nam:

"Đất nước Việt Nam đuợc coi như là đất của một sắc tộc, sắc tộc Kinh. Văn hóa của ta là văn hoá của người Kinh. Đạo đức của ta là đạo đức của người Kinh, pháp luật của ta là pháp luật của người Kinh. Lịch sử của ta cung chỉ là là lịch sử của người Kinh. Tất cả đều là của người Kinh, các sắc tộc khác hoàn toàn bị bỏ qua". (Tổ Quốc Ăn Năn, Nguyễn Gia Kiểng,Tập Họp Dân Chủ Đa Nguyên, Paris, 2000, 124).

Thưa qúi vị

Tôi trộm nghi đã đến lúc chúng ta nên "xét lại" chứ không thể tiếp tục "bỏ qua" mãi như thế nữa. Trong cảnh an bình, phú túc mà cư xử vô tình hay tệ bạc với anh em mình đã là chuyện không nên không phải; huống chi, chúng ta đều đang trong ở trong hoàn cảnh hoạn nạn và cùng có chung một kẻ thù!

"Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Đó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc [Lý Hồng Xuân, Nhận Diện Chân Dung NhàVăn, (California: Văn Nghệ 2000), 177]. Chắc chắn không ai " làm tay sai cho ngoại bang" nếu đuợc đối xử một cách bình đẳng, và không bị ruồng rẫy trên quê hương của chính mình.

Họa cộng sản sẽ và sắp đi vào di vãng. Một trong những điều phải bận tâm trong những ngày tháng tới của dân tộc Việt là "tình hữu nghị" với những lân bang. Ngoài bờ biển ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc thiểu số - tự ngàn xưa. Như thế, tương kính và đùm bọc lẫn nhau không phải chỉ là một quan niệm sống nhân bản mà còn là một thái độ khôn ngoan để sinh tồn. Thế giới hôm nay e không còn đất sống cho những dân tộc có đầu óc hẹp hòi.

Tôi xin dứt lời, và xin chân thành cảm ơn qúi vị. Vô cùng trân trọng và kính mến

K' Tien