Thế nào cũng phải thay đổi

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Ngày hôm qua mục này nhận xét tình trạng kinh tế Mỹ đang suy yếu khiến các nước Á Đông, từ Nhật Bản đến khối ASEAN trong năm nay khó xuất cảng hàng sang Mỹ. Nhưng cũng trong bài đó lại viết rằng nếu Hiệp định Thương mại Mỹ Việt đuợc thông qua sớm ngày nào thì thị trường Mỹ càng sớm mở cửa cho hàng Việt Nam bán vào ngày đó. Một vị độc giả vạch ra rằng hai ý kiến trên mâu thuẫn. Nếu kinh tế Mỹ đang yếu đi khiến họ bớt nhập cảng, thì hàng hóa Việt Nam làm thế nào bán nhiều hơn được? Như vậy thì dù Hiệp định thương mại đuợc có thông qua cung chẳng ích lợi gì! Chính sách đủng đỉnh không làm gì hết của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam thế mà lại đúng!

 

Thực ra không có gì mâu thuẫn. Khi nói các công ty Đại Hàn, Đài Loan, Mã Lai bán hàng sang Mỹ khó khăn, đó là nói những món hàng đắt tiền, thí dụ như họ bán linh kiện điện tử, máy P.C., điện thoại cầm tay, v.v.. Nếu kinh tế Mỹ không lên mạnh trở lại thì các món đó khó bán lắm. Còn những thứ hàng mà các nước như Việt Nam, Cam Bốt, Bangladesh bán sang Mỹ toàn là những thứ rẻ tiền cả: quần áo, giầy dép, nước mắm, củ kiệu, dù kinh tế Mỹ có sa sút đến đâu thì nó vẫn có nhu cầu và dư tiền để mua mấy cái món rẻ tiền đó. Và dù kinh tế Mỹ có chậm lại thì xứ Mỹ vẫn có dư hàng tỷ đô la đầu tư vào những nước nghèo như Việt Nam nếu có cơ hội tốt. Tháng Giêng vừa rồi hãng Cisco đang chuẩn bị sa thải 8,000 nhân viên nhưng họ cung nâng số đầu tư vào Ấn Độ lên 200 triệu Mỹ kim. Hãng IBM giữa tháng Ba cung công bố đầu tư thêm 100 triệu vào Ấn Độ. Vì cơ hội kinh doanh ở Ấn Độ vẫn tốt, tiền vẫn đổ vào. Hiệp định thương mại sẽ mở cửa cho cả việc xuất cảng hàng, lẫn việc đón tiền đầu tư vào, cả hai dễ dàng hơn. Mà kinh tế Việt Nam thì cần cả hai thứ đó.

 

Nhung không phải là cứ thông qua Hiệp định thương mại thì xong. Một nước muốn xuất cảng hay thu hút đầu tư nước ngoài thì phải chuẩn bị cho người trong nước biết làm ăn, muốn biết làm ăn thì phải có cơ hội làm ăn. Những cơ hội đó ở Việt Nam chưa mở ra cho dân đuợc tham dự, người Việt vẫn bị hạn chế gắt gao trong việc kinh doanh. Một trở ngại lớn nằm ngay trong Hiến pháp, đó là nhà nước vẫn độc quyền làm chủ ruộng đất, chỉ cho dân chúng "quyền sử dụng" mà không có "quyền sở hữu". Ngoài ra mỗi cấp chính quyền, mỗi vùng có hàng ngàn thứ luật lệ ngăn cấm khác. Xóa bớt các rào cản đó thì mới thúc đẩy công nghiệp phát triển, tạo nên hạ tầng cơ sở cho tiến bộ kinh tế.

 

Tuần báo The Economist tuần trước nhắc lại tin rằng Việt Nam đã qua mặt Indonesia, mới đuợc xếp hạng là tham nhung nhất vùng Á châu, các nhà kinh doanh ở Việt Nam không hy vọng làm ăn mà không bị sách nhiễu. Tờ báo này kể chuyện một quán cà phê trên lề đuờng ở Đà Nẵng. Những quán thế này đều bất hợp pháp, công an tới thì bao đồ nghề, vật dụng sẽ bị tịch thu hết! Mỗi lần có công an tới thì ông Công, chủ quán, lại ném hết các bàn, ghế bằng bằng nhựa xuống dòng sông bên cạnh. "Vì công an họ không chịu khó xuống sông mò lên." Khi công an đi khỏi, ông Công lội xuống sông vớt đồ, trong tháng qua ông chỉ mất có 8 cái ghế!

 

Trong năm qua, sau khi một đạo "luật công ty" mới ra đời, có tới 15 ngàn xí nghiệp mới đăng ký hoạt động trong vòng một năm! Muời lăm ngàn xí nghiệp mới ra đời, đuợc hoạt động! Như vậy chẳng phải là một tin mừng hay sao?

 

Nhưng nhà báo họ hay tò mò, họ muốn biết các công ty mới đăng ký là cái gì. Nhà báo đến một cửa hàng thủ công ở Hội An. Chủ nhân cửa hàng này đã mở cửa từ năm 1993, làm đồ gỗ để xuất cảng. Bỗng dưng tháng trước công an tới báo cho chủ nhân biết cửa hàng của ông chính là một xí nghiệp, nó phải đuợc ghi danh đăng ký nhu là một xí nghiệp! Đó là một trong số 15 ngàn xí nghiệp do luật công ty đẻ ra trong năm qua! Tuy nhiên, tờ báo kinh tế xuất bản ở Anh vẫn kết luận rằng lãnh vực tư doanh ở Việt Nam sẽ phát triển không thể kìm hãm mãi đuợc, và chắc các ông công an sẽ phải nghi ra việc gì đó để làm. Nghe tin đồn các ông bà công an ở Đà Nẵng sắp mở quán cà phê! "Có thể họ không biết nhiều về việc kinh doanh, nhưng chắc chắn họ có nhiều bàn ghế!"

 

Người kinh doanh tư ở Việt Nam, làm lớn bị cản trở theo lối lớn, buôn bán cò con cung bị các ông công an đầu đuờng làm khó dễ theo lối cò con! Chủ trương của đảng Cộng Sản vẫn là bảo vệ các cơ sở quốc doanh. Vì đó là nơi nuôi nấng các cán bộ bất tài không thể nào kinh doanh, cạnh tranh trong lãnh vực tư được. Nhưng liệu đảng Cộng Sản có thể cứ kéo dài tình trạng đó cho tới bao giờ?

 

Chưa kể đến các yếu tố chính trị, về mặt kinh tế có những thế lực khách quan thúc đẩy bắt đảng Cộng Sản phải thay đổi. Những người ngồi trên đầu người ta không chịu đổi thì kẻ cúi đầu ngồi dưới cung đòi phải đổi, nếu không thì nguy hiểm cho chính họ. Thứ nhất là việc gia nhập AFTA, Tổ chức Mậu dịch tự do Đông Nam Á của khối ASEAN. Vào đó rồi không thể nào không cạnh tranh với các nước kia. Cứ doanh nghiệp nhà nước thì không thế nào cạnh tranh với ai đuợc, rồi thì chết hết! Thêm vào đó là Hiệp định thương mại Mỹ Việt, thà tập làm ăn thẳng với Coca Cola ở Mỹ còn hơn chỉ biết Coca Cola ở Singapore. Cả hai thứ ràng buộc quốc tế đó bắt cơ cấu kinh tế trong nước phải thay đổi cho phù hợp. Không cải tổ cơ cấu không đuợc! Một yếu tố khách quan khác là sự bành trướng về kinh tế của Trung Quốc. Chỉ riêng các mặt hàng tràn qua biên giới đã là một mối đe dọa, chưa kể còn phải cạnh tranh với họ trên những thị trường xuất cảng qua Mỹ, qua Âu châu! Ngoài những mối đe dọa trên ra, cung có những món mồi dụ dỗ mà nếu Trung ương Đảng Cộng Sản bỏ qua thì chính họ cung tiếc! Đó là ngân khoản 800 triệu Mỹ kim mà Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hứa hẹn cung cấp, với mục tiêu rõ rệt là chỉ dùng để cải tổ cơ cấu nền kinh tế! Có cải tổ có tiền cà phê, không cải tổ thì mất!

 

Thế nào rồi đảng Cộng Sản Việt Nam cung phải thay đổi vì những thế lực khách quan trên. Nếu biết thay đổi nhanh chóng thì sẽ đuợc khen, nếu cố trì hoãn để cuối cùng vẫn phải thay đổi thì dân sẽ chửi, không những đời này mà cả thế hệ sau vẫn chửi. Thay đổi chậm mươi năm là làm vài thế hệ sinh viên ra trường không kiếm đuợc việc làm, hoặc chỉ đi làm những việc cạo giấy trong mấy năm rồi quên mất cả nghề! Từ 1980 đến nay đã trễ mất hơn 20 năm rồi, không lẽ lại còn trễ hơn nữa?

NGÔ NHÂN DỤNG