Thao Thức 

Tiếng Nói Chân Thật Của Thanh Niên, 

Sinh Viên, Học Sinh Việt Nam 

(Phần I)

Kỳ 3 Phát Hành Tháng 07 Năm 2001

Trong số này gồm có các chuyên mục như sau:

1.Thế Hệ Trẻ Nhân Tài Bị Lãng Quên. Hy Lan.(Thth)

2.Dự Án World Bank Tài Trợ Ngành Ngân Hàng Việt Nam: "Hệ Thống Thanh Toán Liên Ngân Hàng"- Có Nhiều Khoản Tiền Lọt Vào Túi Riêng Các Cán Bộ ???

Kỳ 2: Tiến Trình Của Dự Án Và Các Khoản Chi Tiêu - N.Nam,T.Tr,Tr.L(thth)

3.Cao Nguyên Lặng Gió, Cuộc Đời Phiêu Lưu. P.T.Hải (Thth)

4.Chuyện Ngày Xưa Dám Nói Thẳng. T.Trí (Thth)

5.LAO ĐỘNG TRẺ EM MỘT THỰC TẾ ĐAU LÒNG TRONG XÃ HỘI CS. Zoản Hương(Thth).

6.Tự Do Tôn Giáo Dưới Mắt Csvn Thực Sự Là Cái Gì? Thích.T.H

7. Công Bố Của Các Nhà Khoa Học Mỹ Năm 2001: Hon 1 Triệu Người Việt Nam Bị Nhiễm Chất Độc Màu Da Cam Joa Magazin

8.Nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội Gian Dối Bằng Cấp - Mẩu Chuyện Về Trình Độ Học Vấn Có Thật 100% Của Một Quan Chức CS. T.Tài(Thth) Hà Nội

9. Một Thoáng Quê Hương Cần Thơ-Gạo Trắng Nước Trong T.trí (Thth)

10.Vui cười

Thao Thức

Tiếng nói của Thanh niên, Sinh viên, Học Sinh Việt nam- Phát hành 2 tháng một kỳ. Thao Thức chuyển tiếng nói của tuổi trẻ việt nam, đấu tranh vì tự do bác ái phồn thịnh cho đất nước việt nam tiến bộ trong chế độ cộng sản.

1.THẾ HỆ TRẺ NHÂN TÀI BỊ LÃNG QUÊN.

HyLan.(ThTh)

Sau hai mươi sáu năm CSVN lãnh đạo đất nước, Việt Nam muốn vươn lên không ai khác là thế hệ trẻ phải đóng góp cho và xây dựng. Nhưng những rào cản tiến bộ của chế độ XHCN đã kìm kẹp bao nhiêu thanh niên nhất là các tầng lớp sinh viên học sinh không tìm đuợc lối đi cho chính mình. Sau bao cuộc đối thoại của thế hệ trẻ, chúng tôi thấy tất cả đều khao khát để đuợc lập thân và cống hiến. Những hoài bảo xem như dễ dàng ấy quá khó khăn trong suốt cuộc hành trình của tuổi trẻ và những trăn trở cho nền tự do bác ái đang bị vùi dập trong chế độ hiện thời của Việt Nam.

Cần tạo vườn ươm cho nhân tài tuổi trẻ:

Nếu nói đến bồi dưởng nhân tài là thế hệ ngày hôm nay của Việt Nam phải chăng cần dẹp bỏ những rào cản của chế độ? Cần chú ý nhiều đến hai nội dung chính: Tạo vườn ươm cho tài năng tuổi , tạo điều kiện cho nhân tài hiện hửu phát triển.

Hai nội dung trên khi xãy ra đều có nhiều ngăn trở bởi những bất công và ràng buộc của chế độ, nếu nói không có vườn ươm thì không đúng vì dù chế độ nào cũng phải nhìn ra đuợc nước mạnh phải có người tài... Việt nam đã tụt hậu quá xa so với các nước trong Asean đã minh chứng đuợc một vết xe lịch sử của CS đi qua, đi đến đâu con nguời bị đè bẹp tới đó về ý thức hệ, về tư duy khoa học. Không phải là điều cảm hứng mà nói ra như vậy, thực tế đã minh chứng nhiều về những ì ạch của thể chế chính trị từ trong giáo dục nhà trường cho đến bên ngoài xã hội. Thực tế nhiều năm qua cung cho thấy, nhiều Sinh viên học sinh Việt Nam xuất sắc đã trở thành những người tài trên nhiều linh vực khoa học ở hải ngoại, cũng không lấy bằng cấp minh chứng cho nhân tài, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam trong nhiều năm qua. Giáo dục nặng nề mua bán bằng cấp của chế độ giáo dục lạc hậu khiến cho người bằng cấp cao không phải là người thực sự giỏi và hữu ích cho xã hội. Một sự hợp thức hoá chuyên môn xãy ra thường nhật trong xã hội, quan chức mua bằng, hợp thức hoá bằng là một thực trạng nhức nhói trong lòng bao nhiêu người có tâm huyết cho đất nước và xã hội. Cuộc cạnh tranh không lành mạnh trong xã hội về địa vị chức quyền trong bộ máy nhà nước CS làm có không ít tài năng trẻ bị loại khỏi cuộc chơi ngay từ ban đầu. Nếu ở Việt Nam ra đuờng thấy những vị tiến sỹ(doctor) thì cần nhìn kỹ vì không phải ai cũng là những tiến sỹ thật, tỹ lệ tiến sỹ "giấy" trong mấy năm qua tăng lên rất nhiều vì số lượng quan chức cấp này cần phải là tiến sỹ, vâng sẽ có tiến sỹ ngay với một lớp học tập huấn "tiến sỹ" chi phí 20 triệu đồng tức khoản 1400 Mỹ kim???.

Như vậy chúng ta quan tâm đến là trình độ thực của những người có văn bằng cao, làm sao là không phải là sự dán nhãn, dán mác. Ngành giáo dục Việt nam bao năm nay đã chứa những ung nhọt đó, những người Đảng viên lãnh đạo ngành giáo dục mà hình như được giáo dục giả thì sao mà tạo ra những con người có giáo dục thật?. Ở đây chúng tôi không phải nói hết mọi người, nhưng nền tảng của xã hội là giáo dục còn tồi tại những phần tử số nhiều này thì đến trăm năm nữa Việt nam càng tụt hậu thêm.

Trong một hội nghị giáo dục, tổng giám đốc UNESCO đã đặt biệt nhấn mạnh cần thiết phải xem xét lại những vấn đề liên quan đến thanh niên - thế hệ trẻ đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hoá của cộng đồng thế giới.

Nhìn người ngẩm lại mình, trong giảng đuờng đại học Sinh viên đuợc nhồi nhét nhiều kiến thức vô bổ chủ nghĩa Mác-Lenin, kim chỉ nam nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa..., những bài học chai về chính trị tư tưởng chủ nghia CS khiến khi bước vào đời họ cảm thấy mình bơ vơ lạc lõng trước thế giới và cộng đồng xã hội văn minh phuong tây, kể cả trong khu vực. Thế hệ trẻ mong muốn có một sự thay đổi, một cách nhìn mới về xã hội, về nội dung học và cả phương pháp giảng dạy.

Mặt khác mà chế độ CS hay áp dụng trong giới trẻ là ngăn cản không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài, khi họ tìm tòi những kiến thức, những xu hướng mới của thế giới về vấn đề chính trị,kinh tế, giáo dục... thì sự ngăn cấm sẽ bao trùm lấy họ, trước tiên là ngăn cản qua mạng Internet, ngăn cản qua các cấm đoán trong nhà trường, và thành thể chế luật lệ ràng buộc. Thanh niên, Sinh viên hàng ngày bị ru ngủ bởi các tổ chức gọi là "Đoàn", "công đoàn", những hoạt động của các tổ chức này chủ yếu là dẫn dắt thanh niên vào ngõ hẹp của ý thức hệ CS. Rất may ngày nay có nhiều dạng thông tin có thể tuyên truyền cho nhau nên phần nhiều thanh niên chân chính thường không tham gia vào các tổ chức trên, số còn lại thông thường là những thành phần con ông cháu cha, con cháu gia đình cộng sản nòi.

Việc làm cho giới trẻ Việt Nam, lối ra cho thanh niên Việt Nam

Việc làm là vấn đề liên quan khá mật thiết đến thất nghiệp tại Việt Nam, hay trình trạng không sử dụng hết lao động có tay nghề cao trong xã hội. Một nghịch lý tồn tại dai dẳng và ngày càng tầm trọng ở thị trường lao động việt nam, đặt biệt ở các thành phố lớn vừa xảy ra trình trạng thất nghiệp cao vừa xảy ra trình trạng khan hiếm lao động.

Lấy ví dụ ở Sài gòn tỷ lệ thất nghiệp dao động trong mức 8 đến 11%. Tỹ lệ thất nghiệp cao này hiện diện ở khắp mọi nơi, ngay cả những người đuợc coi là có trình độ cao. Những sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, Đại học. Theo điều tra riêng của chúng tôi tại các trung tâm giới thiệu việc làm tỷ lệ thanh niên sau khi tốt nghiệp ra trường quá 3 tháng chưa tìm đuợc việc làm lên đến 42%, khi ra trường các bạn trẻ cố gắng học thêm một ngành nào đó thêm mà xã hội đang cần, khiến mất cân bằng trong việc nhà tuyển dụng lao động tìm kiếm lao động. Sự mất cân bằng và là điều nghịch lý này chủ yếu xuất phát từ cách thức đào tạo con người mà CS cho áp dụng trong học đuờng, đào tạo lý thuyết quá nhiều, rất không thực tiễn, phương pháp giáo dục chính trị, đạo đức lối sống còn gượng ép bắt buộc, vì vậy khi thế hệ trẻ trong nước như là những người nằm trong mộng đẹp, khi ra xã hội tìm việc làm thì mới vỡ lẽ ra rằng kiến thức của mình không đủ đáp ứng cho yêu cầu công việc mà xã hội cần. Sự vỡ lẽ này chính chế độ CS phải chịu trách nhiệm, đã qua 25 năm, tri thức nhân loại tiến quá xa, con người đã đi vào những khám phá siêu nhiên, còn thế hệ trẻ chúng ta luôn lẩn quẩn trong bức tường rào dây thép của chế độ CS, bắt chúng ta phải phục tùng vô điều kiện. 

2.DỰ ÁN WORLD BANK TÀI TRỢ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM: "HỆ THỐNG THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG"- CÓ NHIỀU KHOẢN TIỀN LỌT VÀO TÚI RIÊNG CÁC CÁN BỘ ???

Kỳ 2: Tiến trình của dự án và các khoản chi tiêu

Dự án bắt đầu đuợc tiến hành vào những ngày đầu năm 2000, truớc thềm thiên niên kỹ mới. Ngay tức thì một cơ quan đầu nảo quản lý dự án đuợc thành lập với tên Phòng quản lý dự án, đuợc đặt tại Hà Nội, trong khuôn viên một khách sạn nội bộ của Ngân Hàng Nhà nước CS. Phòng dự án này nằm sát bên hông của cơ quan Cục Công Nghệ Tin Học Ngân Hàng, bên ngoài trông không khác gì các căn phòng ở, nhưng bên trong chứa nhiều thiết bị máy móc, con người và cả những chồng hồ sơ cao ngất.

Hàng ngày số lượng người làm việc ra vào thường xuyên, những khoá học những giao dịch qua điện thoại. Chúng tôi muốn nói ở đây không phải sự tấp nập đó mà muốn đề cập đến những khoản tiền vay đang lọt dần vào túi riêng các vị lãnh đạo chủ chốt của Ngân Hàng bằng nhiều hình thức khác nhau.

Theo bà Dương Loan người phụ trách giao dịch của nhà thầu Hyundai, cứ mổi lần nhờ thông tin nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng thì lại phải đua bao thu tiền cho họ, họ lại vòi vinh các chuyến đi tham quan ở nước ngoài. Bà Loan đon cử một bài toán nhỏ:

Cứ một cán bộ của Ngân Hàng đi xuất ngoại tham quan sang Korea mất 2000 USD, tổng cộng có 65 lượt người đi, mổi chuyến đi Mỹ tốn 4500USD/ người, có 28 lượt người đi. Nhu vậy số tiền lên đến hàng trăm ngàn USD cho việc ăn chơi vòi vinh của cán bộ CS trong ngân hàng. Họ là ai?, T.Q. Tiến (Cục trưởng Cục Công Nghệ Tin Học Ngân Hàng), B.T. Vinh (Chi Cục Trưởng Chi Cục Công Nghệ Tin học), Ông Vinh, ông Thuý (thống đốc), ông Duy (Vụ trưởng vụ kế toán tài chính).

Điều tai hại hơn mà theo sự xác nhận của bà Loan vì tiến độ của dự án triển khai chậm đáng lý ra phía co quan giám sát là Ngân hàng của CS phải yêu cầu báo cáo và có biện pháp mạnh, nhưng trái lại mổi vị quan chức ở trên nhận một phong bì là 5000USD thì lúc đó im hơi lặng tiếng luôn. Tháng 02/2001 bắt đầu đưa vào thử nghiệm hệ thống chương trình trong dự án. Nhưng các đợt trang bị máy Server và các thiết bị khác đuợc thực hiện trước đó 8 tháng trời theo quy cách gọi là đấu thầu. Việc đấu thầu xảy ra gồm ban xét thầu phía Việt Nam, đại diện là State bank of VN, cơ quan ITDB và các nhà cung cấp thiết bị trên thế giới. Vì số tiền trang bị máy tính và các thiết bị khác lên đến hàng triệu USD nên ai trúng thầu này coi như quá béo bở. Đứng đầu xét thầu là ông Duy, ông Tiến phía Viet Nam, tất cả đều đuợc niêm yết theo qui định đấu thầu hiện thời của Việt Nam nhưhg một tiền lệ đặt ra nếu ai quên thì rớt thầu là cái chắc, "bao thư lì xì" đuợc tung ra, việc xét thầu này sau khi đã yên ổn thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo theo dõi thực hiện. Đây là giai đoạn có rất nhiều pháp sinh và cung là nơi mà các quan chức ăn tiền đút lót nhiều nhất vì các chi tiết không đúng nhu qui định trên hợp đồng có dễ dàng bỏ qua hay không trên quan điểm nhà thầu có "biết điều hay không ?"

Kỳ 3: Các chuyến xuất ngoại và các khoản tiền về túi riêng cán bộ quan chức.

N.Nam, T.Tr, Tr.L (ThTh)

3.cao nguyên lặng gió, cuộc đời phiêu lưu.

Trong không khí còn mù mờ của ánh hoàng hôn trên cao nguyên, sau hơn mười ngày lặn lội nơi vùng đất cao nguyên này, hôm nay ngược về thành phố mà sao trong tâm trí mãi suy tư về vùng đất này trong cảnh tối tăm, tủi nhục của đồng bào dân tộc.

Biến cố vừa xảy ra trên cao nguyên còn đó hoi ấm của ngày nào đấu tranh của các tầng lớp dân chúng. Một chiếc gậy, chiếc rìu mà dám đối chọi với công an CS trang bị đầy đủ phương tiện đàn áp. Bạn tôi người sống lâu năm ở Daklak kể rằng: " Không phải bị kích động mà các đồng bào sắc tộc mới nổi dậy vừa qua, mà do họ bị chèn ép quá mức, đất đai bị thu hẹp lại dần, cuộc sống du canh du cư không cho họ đủ cơm ăn áo mặt. Hàng ngày nhìn cảnh những thiếu nữ, những em bé mặt mày diêm dúa bẩn dơ đi bộ lên nương không ai không chạnh lòng thương cảm khi nhìn qua. Trên đuờng đi tôi bắt gặp rất nhiều cặp mắt liếc nhìn khách quan qua đường nhưng không dám nhìn thẳng bởi ngại ngùng mặc cảm, sợ sệt.

Anh dẫn đuờng tôi(người M'Nong) từ YorkDon ra thị xã Buôn Mê Thuộc tâm sự: " Vừa qua bà con dân tộc rất phẩn nộ, có lẽ từ thời tổ tiên cho đến bây giờ chưa ai hiểu hết nổi khổ của họ, người kinh thông minh, chính quyền kêu họ di dân khỏi nơi định cư, cán bộ(CS) bắt họ di dời để lấy đất làm nhà, trồng trọt, đẩy họ đi khõi nơi tổ tiên họ sinh sống. Hầu như người trong buôn không ai biết chữ viết, biết đọc chữ, nhà nước không có mở trường học anh ơi, có lẽ sợ chúng tôi biết chữ và văn minh hon thì khổ lắm...

Bà con dân tộc của mình rất nghèo, lại lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cán bộ dòm ngó, cán bộ thì có gì đâu mà sợ? Tôi giã vờ hỏi, Anh ta trã lời: mấy tháng qua tối nào cung có rất nhiều người cán bộ rảo quanh các nhà kiểm tra từng người đi đâu mà chưa về, bắt tối phải đi ngu sớm, không đuợc tập hợp vui chơi uống rượu với nhau. Thật là ngột ngạt khi dừng chân trên cao nguyên này, dài theo con đuờng dốc để xuống tận một bản nằm trong một triền đồi nhỏ, lanh quanh chỉ trên 10 nóc nhà sàn đon so rất hiu quạnh và vắng vẽ, mấy cụ già xa xa đang cho lợn ăn cái gì đó, quần áo rách tươm tôi nghĩ mông lung, đã rất nhiều năm CS chiếm miền nam nhưng nhiều năm qua không ai trong số họ đuợc hưởng chút văn minh ánh sáng văn hoá nhân loại, họ bị CS cô lập gần như hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài vì sợ họ đòi tự do, tự trị, từ khi Fulro sống lưu vong ở nước ngoài. Là người thường xuyên đi làm từ thiện ở những vùng cao như thế này có lẽ cuộc sống người dân tộc tôi hiều hơn ai hết - thầm lặng, đau khổ, mất tất cả.

P.T.Hải (ThTh)

4.Chuyện ngày xưa

DÁM NÓI THẲNG.

PTTrí (ThTh)

Thao Thức 

- Tiếng Nói Chân Thật Của Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh Việt Nam 

(Phan II)

Thời Lê Thánh Tông, có một người lính ở vệ Oai Lôi, nổi tiếng vì dám dâng thư lên vua bày tỏ lời nói thẳng của mình. Người lính ấy tên là Văn Lu.

Chuyện xảy ra vào năm Đinh Hợi(1467). Bấy giờ vua hạ lệnh sai lính Ngu phủ chế tạo binh khí theo kiểu mới. Việc chưa bao lâu Vua đổi ý, lại sai chế tạo binh khí theo kiểu khác, khiến cho quân lính nhọc nhằn mà thêm tốn hao công quỹ. Nhiều binh sỹ phàn nàn, nhưng chỉ dám nói lén với nhau. Riêng Văn Lu suy tính rồi dâng thư lên nhà Vua nói rằng:"Tháng giêng năm nay bệ hạ đã ban hình dạnh mới về vũ khí, khiến cho quân nhân theo đó mà chế tạo. Nay bệ hạ cho thay đổi về hình dạng theo kiểu khác, như thế là chính lệnh bất thường."

Nhà Vua sai các quan ở Bộ Lại đến dụ bảo Văn Lu rằng: "Binh khí cùng một dạng ấy cả chứ có khác gì. Nhà ngươi chỉ đuợc cái nói càn mà thôi ". Quan thị lang là Lương Như Hộc nói với Văn Lu: "Nhà ngươi chỉ là một tên lính , không phải người giữ chức Ngôn quan, hà cớ gì mà nói đến việc quốc gia đại sự ".

Văn Lu bình tỉnh trả lời: "Nước lấy dân làm gốc, còn như lính là để bảo vệ dân. Nay chính lệnh trước sau bất nhất, quân dân ai oán, ông là cận thần của nhà vua, thế là lại cam ngậm miệng không nói. Còn Lư này nói lời ấy chính là yêu vua đấy thôi! ".

Quan thị lang vô cùng kinh ngạc trước lời nói thẳng có lý của Văn Lu, đành yêm lặng, không dám quở trách Văn Lu nửa.

Qua mẩu truyện trên chúng ta phím bàn chút điều về sự đời trong hai vòng áp bức: CS và tham quan. Văn Lu chỉ là người lính quàn mà dám đấu tranh dâng lên vua lời can, đối đáp vạch tội quan lại, nói đuợc ý muôn người thấu lên tới trời, bản lĩnh và khí phách ấy chẳng kém gì Ngôn quan có lẽ vì thế mà câu chuyện mới truyền đến đời nay, hôm nay chúng ta hãy nghiệm lại mình trước sự đàn áp dã man tôn giáo của CS chúng ta có dám đấu tranh dành lấy quyền tự do bình đẳnng và bác ái hay không? Mới hay, thời nào cũng vậy, những người vì nước xã thân vì dân chúng dám nói thẳng như Hà Sỹ Phu, LM Lý, Thích Quảng Độ ... sử sách và người đời chẳng bao giờ quên.

5.Lao động trẻ em một thực tế đau lòng trong xã hội CS.

Zoản Hương(ThTh).

Trong mấy năm gần đây do tính chất xã hội phân hoá giàu nghèo ngày càng mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam vì thế các lực lượng lao động ngày càng nhiều đổ xô về các thành phố lớn để kiếm sống . Hàng tấn bi kịch xảy ra mà chúng ta phải đau lòng xót dạ khi thấy hàng ngàn em bé phải lao vào cuộc mưu sinh không có lối thoát cho chúng và rồi cuộc đời các em bị vùi dập trong bóng tối của nô lệ.

Nếu nói trong chế độ CS mọi người đều bình đẳng, và có quyền như nhau về tất cả các phương diện của cuộc sống thì đó đúng là lời nói láo. Quyền tự do và đuợc hưởng cuộc sống tốt đẹp còn quá xa vời như các em đã đón nhận ngay lúc này, bằng những lời hoa mỹ mà trong chế độ CS các em đang sống, tất cả nền chính trị CS lừa bịp chúng ta, khi đã đẩy hơn 80 ngàn trẻ em vị thành niên phải lao động cực nhọc kiếm sống qua ngày bằng đủ thứ nghề nghiệp và có cả nộ lệ tình dục trong lứa tuổi này.

DẤN THÂN VÀ PHẢI SỐNG

N.T.Hùng quê ở Trà Vinh phải bỏ học từ năm 10 tuổi lên làm thuê cho một chủ lò gạch tại Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh mới 15 tuổi, nhưng em đã có bốn năm trong nghề. 12giờ 30 nắng như đổ lửa táp vào mặt bỏng rát, em đang hì hụt trở từng viên gạch, người nhễ nhại, bê bết đất. Cạnh đó là Long 13 tuổi nhưng thân hình nhỏ hoắt lại như vừa lên 8 tuổi. Long cũng rời cha mẹ từ tận Bạc Liêu lên đây làm việc. Long lầm lủi làm việc, mình áo ướt đẩm mồ hôi. Đôi bàn tay phồng rộp chai lỳ của em bốc từng viên gạch chuyển lên xe. Công việc của Hùng bắt đầu lúc 7 giờ sáng, nghỉ 10 phút ăn trưa, rồi làm tiếp cho đế 18 giờ chiều. Về khu nhà lợp tạm bợ cho thợ, em ngủ vùi trong mệt mỏi, để rồi ngày mai lại tiếp tục vòng quay của ngày làm việc mới. Gặp những khi khách yêu cầu gấp em phải làm cả ban đêm để kịp giao hàng. Tháng nắng làm ra nhiều gạch, lương em được khoảng 600 ngàn đồng, tháng mưa chỉ khoảng 200 ngàn đồng mà thôi, lò gạch chỏ nào cung nóng hầm hập như hầm than, cái nóng như vắt kiệt sức người.

Tại một cơ sở sản xuất thủy tinh ở phường 9 quận Tân Bình, em Quý 14 tuổi quê ở Gò công, Tiền Giang, tóc tai ru rượi, mắt thâm quầng, khuân mắt đỏ rực như mẽ thủy tinh mà em đang gắp từ lò nung 1.500 độ C. Tiếng ồn và hơi nóng từ lò hơi át đi tiếng ho khan của em. Trong cái lò nung hừng hực nóng này, còn có dung(13 tuổi), Tuyên (16tuổi) và bốn em từ 12 đến 16 tuổi khác. Các em không hề đuợc trang bị một đồ bảo hiểm nào, đồ chống nóng, chống bụi thủy tinh. Bụi than, mùi thủy tinh nóng chảy, mùi hoá chất, tiếng ồn, các đường dây điện chạy nhì nhằng, mạng nhện bám đầy đen kịt trên máy tôi khu xưởng, tiếng máy chạy, hơi thở, tạo nên không khí căng thẳng, nguy hiểm. Mổi ngày các em làm việc chia 2 ca từ 5 giờ đến 17 giờ, và 17 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Trên đây là các mẩu người thật làm điển hình, còn khá nhiều ngành nghề khác cũng đang chiếm phần lớn lao động trẻ em như nghề làm khuôn hàng, tái chế nhựa, dập khuy đồng, làm khung xe đạp, dây xích, gò, hàn, phân loại phế liệu, tước chỉ lốp xe, nhuộm vải, làm giày dép, lột hành tỏi, hàn cắt kim loại...

Theo thống kê có trên 30% trẻ em phải lao động cực nhọc mà không hề đuợc chế độ CS quan tâm giúp đở, các con số mà báo chí CS hay đưa ra là 100% xoá mù chữ, 95% các trẻ em nghèo đều đuợc đến trường là những con số giả tạo mà chúng ta thấy CS hay đưa ra nhằm tranh thủ các khoản viện trợ nước ngoài nhưng các khoản tiền này lọt vào tay bọn tham nhung, ăn chặn trong hàng ngu quan chức, tiền không đến đuợc thực sự người cần.

Cũng theo thống kê của chúng tôi dựa vào các tài liệu và điều tra thực tế, có hơn 15% trẻ em phải làm công việc việc nặng nhọc, độc hại, trong nhiều cơ quan công ty, cơ sở sản xuất. Đứng về mặt người sử dụng lao động thì họ thích thuê lao động trẻ em hơn vì dễ sai bảo, tiền lương thấp, năng suất lao động không thua người lớn. Phía nhà nước CS thì rất lơi là trong việc này và hầu như các luật lệ không bảo vệ đuợc quyền thiết thực của các em trong cuộc sống khó khăn và các quyền về trẻ em trong công ước quốc tế về quyền của trẻ em.

Tự do và bình đẳng trong xã hội khiến chúng ta hiểu thêm ý nghĩa hai nhóm từ này trong chế độ CS, không phải ai cũng thấy nó mà chỉ có những người sống trong họ làm việc cùng họ mới thấy rõ bộ mặt thật, một xã hội không có kỹ cương, một xã hội không tiến bộ vì sự kìm kẹp ý thức hệ CS trong đời sống hàng ngày, mà trong bài viết này hình ảnh những trẻ em vị thành niên phải lao vào công cuộ mưu sinh, không được đi học, không đuợc giáo dục quan tâm của xã hội, như vậy thử hỏi hư hõng, chích Heroin, tệ nạn xã hội là điều sâu xa nhưng không tránh khỏi.

6.TỰ DO TÔN GIÁO DƯỚI MẮT CSVN THỰC SỰ LÀ CÁI GÌ?

Thích.T.H

Cùng với sự nghiệp gọi là đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, hơn 10 năm qua, đời sống tôn giáo tín ngưỡng ngày càng có nhiều biến chuyển thay đổi theo truyền thống tín ngưởng của đa số dân chúng.

Các tôn giáo phát triển ngày càng có điều kiện toả hương trong đời sống trần gian, trong công cuộc xây dựng bình đẳng bác ái. Đặc biệt, xu hướng hội nhập của dân tộc với truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc đuợc sự ủng hộ của quần chúng tín đồ, giáo hội các tôn giáo, những mong cầu cho đạo hạnh và cuộc sống trần gian luôn luôn là tâm niệm của các tôn giáo. Tuy nhiên trong không khí an lành đó tôn giáo tại việt nam chỉ đuợc gắn lên một hình ảnh bình đẳng, tự do, nhưng bên trong mọi hoạt động cho dù là nhỏ hay lớn của chúng sinh đều bị theo dõi nghiêm ngặt bởi chính quyền. Theo quan điểm của chế độ (CS) đương thời tôn giáo thực chất là các Đảng phái ngoài xã hội, có rất nhiều tín đồ nếu không theo dõi kìm kẹp thì rất dễ bị họ đứng lên làm chính trị giành thế độc tôn của 1 Đảng CS. Hình ảnh các tôn giáo như Tin Lành, Công giáo, Phật giáo Hoà Hảo, kể cả Phật giáo Việt Nam tất cả điều bị giám sát mọi hoạt động thông qua Ủy ban mặt trận tổ quốc của chế độ. Theo như lời của sư T.M.N tại chùa nổi tiếng mà xưa kia là trường cao đẳng Phật học(trước 1975) thì đến tháng bảy tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu mà cung phải xin phép chính quyền Quận sở tại, ngày lễ lúc nào cũng có nhiều cảnh sát chìm bám vào theo dõi, nếu thấy các trụ trì cầu an thì phải kiểm tra nội dung... Những thái độ trên chẳng khác nào nhà cầm quyền o ép bắt tôn giáo đi ra ngoài vòng tu tập, thế giới tâm linh không còn đúng nghĩa là chổ vựa tinh thần nửa.

Những đuờng hướng "Đẹp đời, tốt đạo", "ân Pháp bảo"... của các tôn giáo chủ yếu ở trong nước bị ngày phai mờ đi vì thay vào đó là các đuờng hướng chính trị của Đảng CS. Xu hướng lợi dụng tôn giáo, ru ngu tín đồ, chống phá sự nghiệp hiệp nhất đạo và đời gày càng nổi lên rõ nét.

Có lẽ, chưa bao giờ, tâm thức tôn giáo cởi mở, khoan dung, hoà nhi bất đồng của người Việt Nam đuợc dịp bộc lộ thực trong lành trong một không gian xã hội-văn hoá nhu hiện nay. ở đó, tiếng trống sân đình quyện chặt với tiếng mõ chùa, hoà cùng tiếng chuông nhà thờ... mang âm địu buồn cho việc tự do hành đạo bị tước đoạt sau nhiều vụ các Linh mục, các vị cao Tăng bị đàn áp ở Huế, thành phố Sài Gòn.

Phía Nhà nước, bên ngoài lúc nào cũng lên tiếng luôn ủng hộ tự do tôn giáo nhưng không bao giờ đàn áp đuợc cuộc đấu tranh đang sục sôi trong lòng mong muốn được tự do tu hành và hành đạo. Người có đạo phần lớn đều ghi nhận những bước tiến dài trên lộ trình đấu tranh của các tôn giáo trong cuộc đấu tranh đòi tự do bác ái, nhân quyền với đời sống tôn giáo, phù hợp với Công ước Quốc tế về tôn giáo và nhân quyền... ấy vậy mà những ngày gần đây, những người quan tâm đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam lại thực sự bất ngờ bởi linh mục Nguyễn Văn Lý (linh mục Quản xứ An Truyền, Huế) với bản Lời chứng, trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ, ngày 13.2.2001 đã bị đàn áp bắt bớ dữ dội, đồng thời với những lời bêu xấu của những tờ báo nặc mùi tuyên truyền của chế độ CS. Xem ra, vấn đề tự do tôn giáo (ở Việt Nam) đuợc tác giả Lời chứng quan tâm nhiều nhất. Điều này cũng phù hợp với nguồn tin gần đây, về những gì đã xảy ra trong khuôn viên nhà thờ Nguyệt Biều, nơi chăn dắt của vị cha xứ này với khẩu hiệu "Tự do tôn giáo hay là chết", "Chúng tôi đòi tự do tôn giáo"... Tức nước ắt vỡ bờ LM Lý là người tiêu biểu cho đạo lý không thể nào chèm ép mãi tôn giáo Việt Nam khi cò những người dám làm như Ông.

Trước hết, về Tự do tôn giáo của ông Lý là gì? Khi đề cập đến Thực trạng các tôn giáo tại Việt Nam vào đầu ngàn năm thứ ba, với "tư cách là một chứng nhân", ông Lý đã vạch trần chế độ bằng những bằng chứng hết sức hùng hồn khiến cho Chế độ CS phải khiếp sợ trước dư luận của quốc tế mà mấy chục năm qua không ai dám nói dám làm: "Các văn bản pháp quy (về vấn đề tôn giáo) của Chính phủ Việt Nam đều "trói buộc, hạn chế, tước bỏ mọi sinh hoạt tôn giáo một cách nghiệt ngã chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo"; Nhà nước "can thiệp thô bạo vào quyền của Hội đồng Giám mục Việt Nam", vào việc tuyển chọn và tấn phong các giám mục, truyền chức linh mục", các sinh hoạt phụng vụ cung bị ngăn trở, quyền tự do báo chí của các tôn giáo... "

Như vậy, then chốt mà LM Lý nói là Nhà nước hoàn toàn can thiệp sâu vào đời sống hoạt tôn giáo! Để phục vụ cho cái "thẳng thắng" ấy LM Lý không ngần ngại bất chấp những sự thực lịch sử mà Đảng CS rào đón,bắt bớ...

Loài người, kể từ Cách mạng tư sản Pháp 1789 đã thực sự hiểu tự do tôn giáo là như thế nào. Tôn giáo là chuyện của thế giới tâm linh nhưng nó cũng là một thực tại xã hội. Có nhà nước thế tục nào (dù ở phương Tây hay phương Đông) lại không có những quy định, luật pháp để đảm bảo cho sinh hoạt tôn giáo đuợc tự do - trước hết là cho mỗi công dân đuợc quyền lựa chọn tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc không tôn giáo? Ngay Hoa Kỳ là quốc gia mà LM Lý muốn lấy làm "mẫu " tự do tôn giáo cho Việt Nam ? Ai cung biết Hoa Kỳ có hệ thống luật pháp tôn giáo rất phong phú, phù hợp với điều kiện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ của họ. Còn Việt Nam có 64 dân tộc với rất nhiều tôn giáo nhưng luật pháp dành cho tôn giáo không đuợc thực thi đúng nghia của nó.

Khi nào CS còn áp bức tôn giáo thì khi ấy Việt Nam như một con thuyền lênh đên trên đại dương đầy sóng vào gió. Vận mệnh tự do của chúng ta hoàn toàn trông đợi vào cuộc đấu tranh từ trong tâm linh chúng ta.

7. CÔNG BỐ CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC MỸ NĂM 2001: HƠN 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT NAM BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM

JOA magazin

Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Journal of Occupational and Environmental Medicine (Y tế chuyên ngành và môi trường) số ra ngày 15-5 cho thấy hậu quả của chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ từng sử dụng trong chiến tranh vẫn tiếp tục đe dọa sức khỏe của nhiều người dân Việt Nam với mức độ hết sức nguy hiểm. Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe Mỹ cho biết trong cơ thể người dân ở thành phố Biên Hòa (nơi quân đội Mỹ từng có căn cứ không quân và kho hóa chất lớn), người ta đã phát hiện thấy lượng dioxine cao gấp 135 lần so với người dân Hà Nội. Đáng luu ý là một số người bị nhiễm chất độc màu da cam lại có người ra đời sau khi chiến tranh kết thúc nhiều năm.

Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải 20 triệu galon (khoảng 75,80 triệu lít) chất độc màu da cam và các loại chất làm rụng lá khác xuống các vùng lãnh thổ Việt Nam. ở Việt Nam hiện còn khoảng hơn 1 triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam, trong đó khoảng 150.000 trẻ em. H.C.

8.NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAN DỐI BẰNG CẤP - MẨU CHUYỆN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CÓ THẬT 100% CỦA MỘT QUAN CHỨC CS.

T.Tài(ThTh)

Trong những ngày qua, hàng loạt báo nhận đuợc ý kiến phản ánh của một số giảng viên, đồng thời là trưởng các khoa thuộc Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, tố cáo ông Trần Ngọc Canh - giảng viên, nguyên Hiệu trưởng của trường này - mặc dù không có bằng tiến sĩ, nhưng trong nhiều năm qua vẫn mạo danh là tiến si. Điều tra của phóng viên cho thấy, ở cương vị là một hiệu trưởng thì càng không thể gian dối trong chuyện bằng cấp.

Từ diploma biến thành doctor (tiến si) Sự việc có hay không bằng tiến sĩ của ông Trần Ngọc Canh đã làm tốn khá nhiều giấy mực của báo chí, trong đó có báo Lao Động, an Ninh, và kể cả mạng lưới ThTh, nhưng đến thời điểm PV tìm hiểu để điều tra sự việc thì lạ thay, Bộ Giáo Dục đào tạo(GD-ĐT) vẫn không có kết luận liệu ông Canh có phải là tiến sĩ hay không. Để làm rõ hơn sự việc, chúng tôi đã phải tìm gặp những người có trách nhiệm của Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội (ĐHMTCNHN), nơi ông Canh đã làm hiệu trưởng suốt 9 năm (từ năm 1989 đến năm 1998). Qua tìm hiểu, PV báo mới lần ra một sự thật: Ông Canh đã mạo nhận học vị PTS này trong nhiều năm qua và cả đến tận bây giờ.

Khoảng năm 1981, ông Trần Ngọc Canh lúc đó đang làm việc tại Trường ĐHMTCNHN đuợc cử đi Tiệp Khắc để làm nghiên cứu sinh thời gian 2 năm 4 tháng. Sau khoá học, ông Canh được nhận một chứng chỉ diploma của khoá học. Trên giấy chứng nhận này ghi rất rõ: Chứng nhận ông Trần Ngọc Canh sinh ngày 28.11.1944 tại Hà Bắc (Việt Nam) đã kết thúc nghiên cứu sinh nghệ thuật theo thể thức của Bộ GD nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc trong chuyên ngành giáo dục nghệ thuật ngày 8.6.1983. Trong giấy chứng nhận trên không hề nói đến việc công nhận học vị. Nhưng khi về nước, ông Canh mạo nhận rằng đã đuợc công nhận học vị phó tiến sĩ. Theo PGS Lê Huyên - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng của Trường ĐHMTCNHN - trong cuộc trao đổi với phóng viên báo ngày 15.5.2001 thì nhờ có "học vị" này mà ông Trần Ngọc Canh mới đuợc đề bạt lên chức vụ Phó Hiệu trưởng và sau đó là Hiệu trưởng của trường.

Trở lại với việc công nhận bằng PTS của ông Canh, sau đó Bộ GD-ĐT đã có một số động tác thanh tra làm rõ, nhưng cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở chỗ: Tại Tiệp Khắc, không có bằng PTS hay tiến sĩ chuyên ngành nghệ thuật mà chỉ có bằng PTS-TS chuyên ngành khoa học. Do vậy diploma của ông Canh được coi là tương đương bằng PTS. Thật là một cách giải thích kỳ lạ của Bộ GD- ĐT. Bởi vì như vậy sẽ có biết bao nhiêu nghiên cứu sinh khác học tập ở một số nước cũng có thời gian như vậy, nhưng đến nay họ vẫn chỉ làm công tác khoa học một cách thuần tuý mà không hề đuợc công nhận học vị, vậy tại sao riêng ông Canh lại được Bộ thừa nhận kiểu "mập mờ" vậy? Để làm rõ hơn việc học vị PTS hay TS đuợc công nhận, tìm hiểu và đuợc biết: Để đuợc công nhận học vị PTS (ở trong nước hoặc ở ngoài nước) thì người được công nhận phải có các công trình nghiên cứu khoa học, phải làm đề tài và đuợc một hội đồng khoa học cấp nhà nước đánh giá, sau đó mới được công nhận và bằng PTS do Nhà nước cấp. Ông Canh không hề có công trình khoa học, không có đề tài bảo vệ luận án PTS và cũng chẳng có hội đồng khoa học nào của Tiệp Khắc hay của Việt Nam lập ra để đánh giá các đề tài của ông Canh, vậy làm sao lại có chuyện Bộ GD-ĐT không trả lời là liệu ông Canh có phải là PTS (nay là tiến si) hay không? Trong cuộc làm việc với BGH và Đảng uỷ Trường ĐHMTCNHN, tất cả các thành viên trong BGH đều khẳng định với PV báo: Việc sử dụng học vị PTS-TS của ông Canh thực chất là sự mạo nhận.

Chúng tôi cũng tham khảo văn bản mới nhất của Bộ GD- ĐT (văn bản số 12267 ngày 29.12.1999) do Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển ký về vấn đề học hàm, học vị như sau: Học vị của những người có văn bằng dưới đây nay đuợc thống nhất gọi là tiến si: Bằng phó tiến si các ngành khoa học do Việt Nam cấp. Bằng kanđiđát các ngành khoa học và tương đương do Liên Xô trước đây, Liên bang Nga, Tiệp khắc trước đây.... cấp. Bằng doctor nauk do các nước Liên Xô trước đây, Bungari, Tiệp Khắc... cấp đuợc gọi là tiến si khoa học. Như vậy là hết sức rõ ràng. Nhà nước đã phân định rất rõ những học vị nào thì đuợc gọi là tiến si. Không hề có một chữ nào nói về việc chỉ có giấy chứng nhận diploma mà lại trở thành tiến sĩ. Vậy việc mạo nhận học vị tiến sĩ của nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHMTCNHN có bị xử lý không?

Không những ông Canh mạo nhận học vị, mà còn "thuổng" đề tài của nhiều người khác để làm đề tài của mình. Ông Trần Tự Thành - Phó Hiệu trưởng của trường - cho biết: Ông Canh khi còn là hiệu trưởng đã lấy các đề tài khoa học của một số giảng viên trong trường, sau đó sao chép nguyên văn, đứng tên mình và nghiệm thu lấy tiền bỏ túi khoảng trên 10 triệu đồng. Thật là chỉ có chế độ CSVN mới có.!!!

Một thoáng quê hương

9. CẦN THƠ-GẠO TRẮNG NƯỚC TRONG

TTrí (ThTh)

Cần Thơ nằm ở chính giữa 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có ranh giới tiếp giáp với 6 tỉnh. Phía bắc giáp tỉnh An Giang, đồng Tháp . Phía nam giáp Sóc Trăng, Minh Hải; phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp Vinh Long. Tỉnh Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 168 km về phía nam và là tỉnh có nền sản xuất lúa gạo quan trọng và là khu vực xuất khẩu lương thực chính của cả nước.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 2965 km2 đứng thứ 7 về qui mô lãnh thổ trong 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long . Do địa hình của tỉnh nằm hoàn toàn trên khu vực đất phù sa ven sông Hậu và đất phèn nhẹ của đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều thuận lợi và chất lượng tốt hơn so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Cần Thơ có nhiều hệ thống sông ngòi và kinh rạch, tạo thành hệ thống đuờng vận chuyển chính và cung cấp nước cho nông nghiệp với tổng chiều dài hơn 800 km. Ngoài sông Hậu (qua Cần Thơ dài hơn 70 km), còn có sông Cần Thơ (16 km); sông Cái Tư (20 km); kinh Quản Lộ - Phụng Hiệp (46,4 km), kênh Xà No (38,5 km); sông Cái Sắn (28,5 km)... Các tuyến lộ lớn như quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91 cũng góp phần tăng thêm sức hút kinh tế của Cần Thơ đối với các tỉnh xung quanh. Cần Thơ là một trung tâm giao thông thủy bộ lớn của cả vùng Nam Bộ, lại nối liền với Campuchia giúp cho Cần Thơ có thêm được những nguồn lực ngoại vi bổ sung cho các nguồn lực nội sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế phát triển thuận lơi hơn so với các tỉnh khác trong vùng lãnh thổ đồng bằng sông Cửu Long .

Khí hậu Cần Thơ mang những nét chung của vùng đồng bằng Nam Bộ, đồng thời có những nét riêng. Nhìn chung thì khí hậu Cần Thơ điều hòa, ít biến động, ít thiên tai (bão). Nhiệt độ trung bình hàng năm cao, nhung biên độ nhiệt nhỏ, không lạnh dưới 150C, không có gió tây khô nóng.

Dân số của tỉnh năm 1999 là 2017 ngàn người, mật độ trung bình 613 người/km2. Số dân nông thôn chiếm tới 88% với tổng số 251.027 hộ, hơn 600 ngàn lao động nông nghiệp, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có trên 50 ngàn lao động, các ngành du lịch, thương mại khoảng trên 70 ngàn người.

Thành phố Cần Thơ đã đuợc Chính Phủ Việt Nam công nhận là thành phố đô thị cấp II. Nơi đây ruộng đồng thẳng cánh cò bay, bốn mùa cây trái xum xuê. Người dân Cần Thơ lại rất nhân hậu, hiền hòa, mến khách. Do vậy Cần Thơ thường đuợc nhắc đến bằng hai câu thơ quen thuộc: "Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về".

ĐỊA DANH BẾN NINH KIỀU

Ở Cần Thơ có một bến sông luôn gắn liền với địa danh thành phố trong tiềm thức của du khách gần xa, đó là bến Ninh Kiều. Hầu như du khách nào khi đặt chân đến mảnh đất Tây đô đều muốn dành một ít thời gian đi dạo trên bến sông thơ mộng nằm bên dòng Hậu Giang này. Bến Ninh Kiều đuợc thành lập từ năm 1876, lúc đầu có cái tên là bến Buôn bán (Quai de Commerce), do người Pháp đặt, bởi vì ngày ấy ghe xuồng cặp mạn nơi đây mua, bán. Người Việt thì gọi là bến Hàng Dương vì ở bến sông này có nhiều cây dương soi bóng xuống rạch Cần Thơ. Sau này bến đuợc đổi tên thành bến Lê Lợi, cùng với tên con đuờng chạy dài qua đây mang tên vị vua đầu tiên nhà Hậu Lê. Năm 1958 bến Lê Lợi lại đuợc đổi tên thành bến Ninh Kiều. Ninh Kiều chính là tên một khúc sông đáy và cũng là tên của một cây cầu bắc qua đây, nay thuộc xã Ninh Sơn, huyện Chương Mỹ (Hà Tây), nơi mà vào thế kỷ 15 nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng quân Minh giòn giã: "Ninh Kiều máu chảy thành sông trôi tanh muôn dặm Tốt động thây phơi đầy nội thối cả ngàn năm" (Bình Ngô đại cáo) Như vậy người Cần Thơ đã lấy tên một chiến thắng của cha ông ta đặt tên cho bến sông mà mình yêu thích nhất, giống như người Sài Gòn đã đặt tên cho các bến sông Bạch đằng, Hàm Tử, Chương Dương, Vân đồn.

Gần 100 năm truớc, người Pháp đã xây dựng tại bến Ninh Kiều một biệt thự sang trọng còn gọi là Băng-ga-lô (Bungalow) để làm nơi ăn nghỉ cho quan lại và binh lính Pháp, sau này thời Mỹ nó đã được người Mỹ biến thành Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 4. Từ căn cứ hải quân này, nhiều tàu chiến của Mỹ đã xuất phát đi đánh Cộng sản ở Cần Thơ và nhiều địa phương khác. Năm 1975, khi Cần Thơ bị mất về tay CS , chính quyền CS biến Băng-ga-lô thành khách sạn Ninh Kiều hiện đại, do Quân khu 9 quản lý. Ụ tàu và cầu tàu xưa nay đang tồn tại như những kỷ niệm về một thời chiến tranh ác liệt. Hàng năm vào dịp Tết, bến Ninh Kiều còn đuợc dùng làm chợ Hoa Xuân của thành phố, do đó trên bến, dưới sông luôn tràn ngập màu sắc của nhiều loại bông kiểng từ khắp nơi đổ về và Ninh Kiều trở thành điểm hẹn đông vui nhất của người dân miền Tây Nam Bộ.

Có một thời gian bến Ninh Kiều dường như bị quên lãng, rác bẩn và nhiều tệ nạn xã hội đã xâm nhập nơi đây làm người Tây đô thấy chạnh lòng. để Ninh Kiều xứng đáng với tình cảm mà mọi người luôn dành cho nó. Nay công viên Ninh Kiều có chiều dài 260m và diện tích hơn 8.000m2 (gấp đôi công viên cũ), nhiều loại hoa kiểng quý đã đuợc trồng thêm, điều đó đã tôn lên vẻ đẹp kiều diễm của nó, xứng đáng là công viên đẹp nhất của thành phố cấp I trong tương lai. Có dịp đến Tây đô, bạn hãy dành thời gian thả bộ trên bến Ninh Kiều khi hoàng hôn xuống hay lúc trăng lên, bạn sẽ đuợc thưởng thức làn gió mát từ sông thổi vào và đuợc ngắm nhìn dòng Hậu Giang hùng vi. Hẳn bạn sẽ không quên đuợc câu hò đâu đây vọng lại:

"Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về"

 

CHỢ NỔI MIỀN SÔNG NƯỚC

Ai có về miền Tây, chắc cung đã một lần dừng chân trên bến Ninh Kiều hay ghé thăm chợ Phụng Hiệp, Cái Răng của đất Cần Thơ gạo trắng nước trong. Từ TP.HCM, có thể ngồi đò theo tuyến đuờng Sài Gòn, Mỹ Lợi, Mỹ Tho, Vinh Long, Sa đéc, đất Sét, Cái Tàu, Cao Lãnh, Châu đốc, Long Xuyên, Ngã Bảy, đại Ngã... Lộ trình này nối liền những tên đất, tên sông, dọc sông Tiền, sông Hậu, và thú vị nhất có lẽ là đuợc chứng kiến trọn vẹn sinh hoạt của người dân miền quê sông nước. Như sự hình thành tự nhiên của lịch sử, mỗi khu chợ, đô thị của miền Tây đều gắn liền với một dòng sông, để rồi từ đó hình thành nên những bến đò. Những con đò ấy nối liền những miền quê, và trở thành nét sinh hoạt văn hóa - đời sống không thể thiếu của người dân xứ này. Chợ nổi cung hình thành từ đó. Hình như cư dân miền sông nước tự cho mình cái quyền họp chợ trên sông - những chiếc xuồng tam bản chở đầy dừa xiêm, chuối, nước ngọt, khô, cá những chiếc ghe hàng bán bún riêu, banh canh, bún nước lèo với nước lèo là nước mắm cá sặc... bơi qua bơi lại mời rao. Trên bến, dưới thuyền ghe đò tấp nập người mua kẻ bán. Có lẽ không gì thú vị bằng mắc võng nằm trên một con đò, nghe vẳng bên tai câu hò:

"Đò Nam Vang chạy ngang cồn cát Xuồng câu tôm bơi sát mé nga Thấy em cha yếu mẹ già Muốn vô hoạn dưỡng, biết là đuợc không?"

Chợ Nổi không chỉ bán ở khu vực chợ, mà dọc kênh rạch miền quê. Ai không đến chợ đuợc thì ngồi trên bến sông, khách thương hồ sẽ chở hàng đến, đủ cả: Từ cọng rau, trái ớt đến soong nồi, vải vóc... không thiếu thứ gì. Mua bán cũng dễ dàng, có khi còn duy trì hình thức trao đổi: hàng đổi hàng, chẳng hạn lấy dừa khô, chuối... đổi nước mắm, bột ngọt. Khách thương hồ lấy cái thú rày đây mai đó trên sông nước làm vui.

Hình thành từ lâu đời trong lịch sử phát triển của đồng bằng Nam Bộ, từ khi người Hoa, người Xiêm sang Hà Tiên mua bán bằng ghe thuyền đến giờ, Chợ Nổi là một trong những nét sinh hoạt văn hóa đời sống còn tồn tại đến ngày nay. Khi kinh tế phát triển với nhu cầu tất yếu của cuộc sống, Chợ Nổi đã bị thị trường hóa - hình như cũng chỉ còn họp trên bến sông, bến chợ mà thôi, đã vắng dần những chiếc ghe hàng dọc ngang kênh rạch, mang hàng hóa đến cho từng nhà, từng người... Ai có về miền Tây, nhớ một lần ghé qua Chợ Nổi. đứng trước dòng sông lộng gió, nhìn những con đò chở cây trái... ghé bến, mà cảm nhận hương vị của miền quê!

DU LỊCH SÔNG NƯỚC MIỆT VƯỜN.

Du lịch đồng bằng sông Cửu Long khá phong phú và đa dạng : nếu Vinh Long có du lịch miệt vườn, An Giang có du lịch núi Sam, Minh Hải có du lịch thăm các vuờn chim thiên nhiên... thì Cần Thơ có chợ nổi. Cần Thơ có 3 chợ nổi, nhưng đáng kể nhất vẫn là chợ nổi Phong điền và chợ nổi Ngã Bảy. Chợ nổi khác với chợ trên bờ là mọi sự trao đổi mua bán chỉ diễn ra trên ghe, thuyền trên sông; mọi thứ hàng hóa, nông sản...không đuợc trưng bày theo hình thức quảng cáo - nghĩa là chợ họp rất đơn giản, thuận mua vừa bán là hàng trao tay từ ghe, xuồng này sang ghe, xuồng kia... Khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch, chỉ sau vài phút nhận phòng ở khách sạn, họ đã rủ nhau đi chợ. Bởi vì đến chợ là có thể tìm hiểu phong tục, tập quán; những nét sinh hoạt văn hóa một dân tộc. Ðến chợ còn có thể quan sát sự giao tiếp về ngôn ngữ, nơi tập trung nhiều nhất, phong phú nhất và đa dạng nhất hàng hóa, nông sản, các món ăn đuợc sản sinh từ một vùng đất của dân tộc đó. Và có lẽ đi chợ là nhu cầu của con người trên hành tinh này, chứ đâu phải chỉ là sở thích của dân tộc này hay dân tộc kia.

10.VUI CƯỜI

* Bà buôn lậu động vật quý hiếm nói với cán bộ kiểm lâm:

- Thì ra các ông coi con vật quý hơn người!

- Bà nói gì thế?

- Tôi thì các ông giam lại còn các con thú lại thả chúng vào rừng!?

 

* Người phỏng vấn nói với cô gái nộp đon xin việc:

- Lần sau cô hãy đến đây và mang theo bằng C tiếng Anh. Phải là bằng thật đấy nhé!

- Đảm bảo là thật chứ ạ! Nhưng anh thích loại 200 nghìn hay 400 nghìn?

 

* Chồng:

- Em yêu, mùa hè năm nay, em muốn chúng ta đi đâu?

Vợ:

- Đâu cũng đuợc, miễn là nơi em chưa từng đến.

- Vậy anh đưa em vào bếp nhé.