Tại Sao Đảng Cộng Sản 

Muốn Tu Chính Hiến Pháp?

Đoàn Hùng

 

Trong khóa họp kỳ thứ 9, từ ngày 22/5 đến 29/6 vừa qua, quốc hội Hà Nội thảo luận về nhu cầu tu chính Hiến pháp 1992. Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đua ra mục tiêu tu chính là để cải tổ lại bộ máy nhà nước cho hữu hiệu hơn và đáp ứng với tình hình mới. Thật ra thì việc tu chính hiến pháp đã đua vào tháng 4 năm ngoái, lúc đảng CSVN chuẩn bị đại hội đảng kỳ IX. Lúc đó, Lê Khả Phiêu đang còn là Tổng Bí Thư chưa có những "hục hặc" nặng với Đỗ Mười - Võ Văn Kiệt. Phe nhóm Lê Khả Phiêu dựa vào nhu cầu cải tổ lại bộ máy nhà nước để tránh trùng dụng, giải quyết tình trạng đình đọng ở các cấp bộ và quan trọng hơn là cho phép Tổng Bí Thư kiêm luôn chức chủ tịch nhà nước như Trung Quốc. Nhóm Mười - Anh - Kiệt đã phản công khiến cho Lê Khả Phiêu không thể tu sửa hiến pháp theo ý đồ mà còn mất luôn ghế Tổng Bí Thư vào tay Nông Đức Mạnh. Vì vậy, Quốc Hội CSVN thảo luận việc tu chính hiến pháp chỉ là phó sản của những chủ trương hồi năm ngoái của Lê Khả Phiêu. Tuy nhiên khi bàn thảo vấn đề tu sửa thì nội bộ quốc hội đã chia làm ba khuynh hướng. 

Khuynh hướng của nhóm một thì cho là không nên cải sửa hết toàn bộ vì làm như vậy xóa đi đặc tính đổi mới của bản Hiến Pháp 1992, khởi đầu cho thời kỳ đảng Cộng Sản áp dụng chính sách đổi mới. Nhóm này đề nghị chỉ sửa những phần nào liên quan đến những quy định về cơ cấu nhà nước mà thôi.

Khuynh hướng của nhóm hai thì cho là cần cải tổ toàn diện bản hiến pháp, tức là viết lại một bản hiến pháp mới của thế kỷ 21 để vừa giã từ thế kỷ cu và làm xuyên suốt bộ máy nhà nước với những quy định mới hoàn toàn không chấp vá.

Khuynh hướng của nhóm ba là thì phải dựa trên những chính sách lớn đua ra của đại hội IX về kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội để rà soát lại những điều khoản của bộ máy nhà nước hầu tu chỉnh để làm sao cải tổ bộ máy nhà nước cho việc thực hiện đuợc các chính sách đã đua ra. Sau những tranh cãi gay go và vì nhu cầu giữ nguyên lịch sử giai đoạn đổi mới từ năm 1992, CSVN đã biểu quyết theo khuynh hướng của nhóm một. Đó là chỉ tu sửa một phần trong bộ máy nhà nước. Ngày 10/7, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã công bố danh sách 22 nhân vật vào trong ủy ban "dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992". Đọc vào danh sách này ta thấy một vài nhân vật tiểu biểu như:

1/Nguyễn Văn An (Chủ tịch Quốc Hội);

2/ Nguyễn Thị Bình (Phó Chủ Tịch Nước);

3/ Nguyễn Tấn Dung (Phó Thủ Tướng);

4/ Phạm Thế Duyệt (Mặt Trận Tổ Quốc);

5/ Trần Đình Hoan (Ban Bí Thư, Trưởng Ban Tổ Chức);

6/ Phan Hưng (Tòa Án Tối Cao);

7/ Trương Tấn Sang (Trưởng Ban Kinh Tế);

8/ Bà Ngô Bá Thành (Luật sư, đại biểu Quốc Hội CSVN) và một số nhân vật khác.

Nhìn vào danh sách liệt kê 22 nhân vật có nhiệm vụ "nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu quốc hội, xây dựng nghị quyết sửa đổi, bổ sung để lấy ý kiến nhân dân", ta thấy là CSVN đã bày hàng đủ mọi nhóm đại diện từ nhà nước, quốc hội, chính phủ, đảng, Mặt Trận Tổ Quốc... Hình ảnh bày hàng này cho thấy là ủy ban chỉ là tấm bình phong để cho bộ máy đảng sắp xếp lại những chức năng cần thiết trong bộ máy nhà nước. Thế thôi. Nhưng tại sao Hà Nội lại đua ra nhu cầu tu sửa hiến pháp vào lúc này để làm gì ?

Thực Chất Của Hiến Pháp 1992 Của Hà Nội Trong mọi quốc gia, Hiến Pháp là văn kiện căn bản nhất, quy định nền tảng pháp lý và thể chế chính trị của từng quốc gia. Từ văn kiện nền tảng này, người ta mới soạn ra những luật lệ, những pháp lệnh để vận hành guồng máy hầu duy trì thể chế và mang lại phúc lợi cho toàn dân. Hiến pháp của CSVN công bố chính thức vào ngày 18/4/992 và đuợc áp dụng để tổ chức tổng tuyển cử quốc hội khóa 9 vào tháng 7/1992. Tất cả những quy định trong Hiến Pháp 1992 đều giống như nhiều quốc gia khác, nhưng trong đó chỉ có một điều khoản đã làm cho mục tiêu của bản Hiến Pháp này thay vì phục vụ phúc lợi của toàn dân thì lại là phục vụ cho quyền lợi đảng CSVN. 

Đó là điều 4 của hiến pháp 1992 đã quy định "Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghia Mác - Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và Xã Hội. Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật". Nội dung của quy định này cho thấy là đảng CSVN đứng trên mọi cơ chế của nhà nước và xã hội, vì họ đã tự nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội mà không cần chờ cho quần chúng bầu lên. Chính vì quan niệm như vậy, tất cả mọi cơ cấu lập ra dù là ở trung ương hay địa phương đều nằm dưới sự kiềm kẹp của bộ máy đảng. Nói cách khác, hệ thống hành chánh của Việt Nam hiện nay là tình trạng song trùng giữa bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Trước đây bộ máy đảng có quyền lực tuyệt đối, không những giải quyết luôn các công việc bên bộ máy nhà nước mà còn đứng trên cả hiến pháp. Ngày nay, do nhu cầu mở cửa để chiêu dụ đầu tư, CSVN đã phải rút bớt quyền quyết định bên cơ cấu đảng để cho bộ máy nhà nước đuợc vận hành theo một số những luật lệ do đảng đặt ra hầu làm hài lòng các doanh nhân đầu tư. Chỉ trong 4 năm từ năm 1996 đến năm 2000, Hà Nội đã tung ra trên 100 đạo luật và pháp lệnh đủ loại như luật đầu tư, luật lao động, luật công đoàn, luật xuất bản, luật báo chí, pháp lệnh thuế, pháp lệnh nhà đất, luật đất đai... rồi giao cho bộ máy chính quyền dựa theo đó mà điều hành.

Điều trớ trêu cho Hà Nội là dù luật pháp được soạn thảo, nhưng đảng lại chỉ thị các cơ chế phải thực hiện đúng chỉ tiêu theo những nghị quyết của từng đảng bộ địa phương hay trung ương đưa ra, rốt cuộc là các cơ chế nhà nước phải làm theo "chỉ thị" của cấp đảng ủy liên hệ, hơn là vận hành theo các đạo luật hay pháp lệnh đuợc công bố. Cho nên Hiến Pháp kể cả những đạo luật, pháp lệnh do CSVN phổ biến chỉ là các văn kiện dùng để trang trí mà thôi. Nhưng Nghị quyết lại chỉ là những văn kiện đầy tính biểu hiện một ước mơ cần đạt tới, hoàn toàn không có một nền tảng pháp lý để thi hành, rốt cuộc là các cơ chế tự biên tự diễn, tạo ra tình trạng rối loạn từ trung ương xuống địa phương. 

Mỗi lần sau một kỳ đại hội cấp địa phương hay trung ương, Hà Nội thường hay ra những nghị quyết tóm gọn một số điều cần phải làm hay cần phải đạt tới. Nhưng sau đó vài tháng thì hầu như ai cũng quên các điều phải làm trong nghị quyết và tiếp tục bày vẽ những vấn đề khác cho kỳ đại hội tới. Đó là chu kỳ hoạt động của mọi cơ chế, cho nên những quy định trong hiến pháp hay trong đạo luật, pháp lệnh hoàn toàn không liên hệ gì đến thực tế đời sống. Phó sản của tình trạng này là nạn quan liêu, tham nhung, cửa quyền đang đe dọa sự tồn tại của chế độ. Nhằm giải quyết nguy cơ này, thời Lê Khả Phiêu vừa mới giành đuợc chức Tổng Bí Thư từ tay Đỗ Mười vào tháng 12/1999, đã tung ra một loạt những biện pháp cải cách hành chánh, chỉnh đốn cơ sở đảng; nhưng đâu đó vẫn hoàn như cũ vì CSVN đã không làm gì đuợc, nội bộ không còn nói nhau nghe.

Tình trạng nói trên đã là dấu hiệu làm cho CSVN lo sợ và phải suy tính đến vấn đề tu sửa hiến pháp.

Sửa Hiến Pháp Như Thế Nào ? Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho Ủy Ban Tu Sửa có rất nhiều quyền hạn nhưng việc tu sửa hiến pháp lại chỉ tập trung vào bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước mà Hà Nội quy định gồm quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Mấu chốt của vấn đề cải tổ mà Hà Nội nêu ra là sự liên hệ giữa đảng và các cơ quan chính quyền và sự hiệu quả của các cơ chế nói trên.

Trước hết, ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp sẽ phải duyệt lại điều 4 hiến pháp để nhìn lại mối tương quan giữa đảng và bộ máy nhà nước. Ngày nào mà hiến pháp còn quy định "đảng CSVN là lực lượng tiền phong lãnh đạo nhà nước và xã hội", thì mọi cải tổ cung chỉ là làm lấy có mà thôi. Nhưng vì nhu cầu giữ chặt quyền lực của đảng nên CSVN sẽ không thể bãi bỏ điều 4 hiến pháp ngay lần này. Thay vào đó, đảng sẽ phải quy định trở lại vai trò của các đảng ủy để không "khống chế" quá nhiều lên guồng máy nhà nước. Nói cách khác, CSVN sẽ giữ nguyên điều 4 nhưng sẽ uyển chuyển tu sửa một số điều luật để bộ máy nhà nước không chỉ thu dụng cán bộ đảng mà cả những người ngoài đảng. 

Hiện nay còn quá sớm để bình luận về các điều khoản tu sửa hiến pháp của ủy ban dự thảo sửa đổi, vì chính trong nội bộ chưa thống nhất các vấn đề mấu chốt cần tu sửa. Tuy nhiên, bàn bạc qua những phát biểu của Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương và Nguyễn Tấn Dung thì Hà Nội sẽ tập trung vào các quy định thành lập và vận hành của chính phủ sao cho hữu hiệu; việc giữ hay bỏ cơ cấu ủy ban nhân dân cấp huyện, quận và nhất là tăng cuờng khả năng kiểm soát việc thi hành luật của quốc hội.

Kế đến, vấn đề hiệu quả của các cơ chế nhà nước là bài toán đuợc đặt ra cho Hà Nội từ năm 1991 khi chính thức áp dụng cơ chế thị trường. Lúc đầu, Hà Nội nghi là soạn thảo những luật lệ và áp dụng một số khung sườn hành chánh của các quốc gia Tây phương thì guồng máy hành chánh sẽ chạy. Nhưng mấu chốt của vấn đề là người thừa hành thiếu khả năng, nhung lại không muốn thay đổi vì sợ mất quyền lợi. Do đó, khuynh huớng của Hà Nội trong kỳ tu sửa này là đon giản hóa bộ máy nhà nước, bãi bỏ một vài cơ chế trùng dụng với cơ cấu đảng như về tổ chức, kế hoạch và điều tra trong bộ máy chính quyền. Ngoài ra, ở bộ phận trung ương, Hà Nội đang có dự kiến là sẽ sử dụng những nhân sự ngoài đảng có khả năng vào thay thế những cán bộ già nua từ cơ cấu đảng chuyển qua làm việc trong các bộ máy nhà nước. Ngược lại, để tăng cuờng chức năng chỉ đạo của đảng trên bộ máy nhà nước, CSVN lại chuyển một số cán bộ giỏi đang phục vụ trong chính quyền sang giữ những phần vụ chuyên môn ở Trung Ương đảng. 

Sau cùng, bên cạnh vấn đề hiệu quả, CSVN còn chú trọng đến sự đáp ứng của người dân qua những đổi thay của guồng máy nhà nước. Hà Nội biết rất rõ là đảng đã và đang làm mất niềm tin từ người dân; nhưng đảng lại không có khả năng vực lại niềm tin của dân nên phải dùng qua bộ máy nhà nước. Cụ thể là Hà Nội sẽ quy định nhiều quyền hạn hơn cho Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể ngoại vi; đồng thời tăng cuờng thêm số lượng dân biểu "độc lập" trong quốc hội để sử dụng những nhân tố này kích thích những nhóm quần chúng ngoài đảng. 

Lượt qua một vài dự kiến tu sửa hiến pháp, chúng ta thấy là Hà Nội đã nhắm vào ba mục tiêu phải đạt. 

Thứ nhất là đon giản hóa bộ máy nhà nước để tăng cuờng hiệu năng công việc, nếu không thì CSVN sẽ không thể thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay.

Thứ hai là tăng cuờng vai trò chính phủ và quốc hội để giảm thiểu sự chi phối của đảng, tạo dựng nền tảng hành chánh độc lập hầu đáp ứng các yêu cầu đầu tư của giới doanh nhân.

Thứ ba là tạo dựng lại niềm tin của dân vào chính quyền với một số những cải thiện bộ máy hành chánh đáp ứng nhu cầu của dân, hơn là chú trọng vào bộ máy đảng. 

Kết Luận

Đây là lần thứ 4, Hà Nội đặt ra vấn đề tu sửa hiến pháp. Các lần tu sửa trước đều đánh dấu một giai đoạn thay đổi của Hà Nội như năm 1958 là thời kỳ "ổn định chính quyền tại miền Bắc và chuẩn bị xâm lược miền Nam Việt Nam". Năm 1980 là thời kỳ Hà Nội lệ thuộc toàn diện vào Liên xô cu để bành trướng trên bán đảo Đông Duong. Năm 1992 là thời kỳ chín mùi của đuờng lối đổi mới dưới chủ trương ba phải "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Năm nay, tuy trên bề nổi chúng ta không thấy bất kỳ biến cố nào đặc biệt, nhưng những sự gãy đổ của các cơ quan chính phủ và nhất là sự thống trị của cơ sở đảng lên chính quyền quá mạnh dưới thời Lê Khả Phiêu, khiến cho nhiều cơ quan bị tê liệt. Đấy là mối lo sinh tử và cung là mục tiêu trước mắt mà Hà Nội đua ra chủ trương tu sửa hiến pháp lần này. Nói tóm lại, vì lo sợ sự tê liệt và rối loạn quá mức từ guồng máy chính phủ, Hà Nội đua ra việc tu sửa để giải quyết mong kéo dài quyền lực đuợc lúc nào hay lúc đó.

Đoàn Hùng