SỨC MẠNH 

CỦA PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG

 

Hà Nhân

 

Học thuyết Cộng Sản được Ðảng CSVN rao giảng từ hơn nửa thế kỷ nay cho rằng "những cuộc tranh đấu khi đã trở thành phong trào quần chúng thì không sức mạnh nào dập tắt được." CSVN và Trung Cộng đã chịu mất mát khá nhiều nhân mạng và của cải để khích động quần chúng đứng lên chống lại các chế độ không-Cộng-Sản ở Hoa Lục và Việt Nam và đã thành công.

 

Phong trào quần chúng như ý nghĩa của nó, là những hành động của một tầng lớp hay giai cấp hay một tập thể có cùng mục tiêu hay quyền lợi, cùng hoàn cảnh chịu mất mát hay kềm kẹp, đứng lên đấu tranh bằng cùng một đường lối. Quả thực tại Hoa Lục và Miền Nam Việt Nam, đảng Cộng Sản đã gây được phong trào quần chúng của họ, làm tê liệt nhiều hoạt động then chốt của xã hội. Từ đó gây ra những hậu quả kinh tế, quân sự và chính trị nghiêm trọng khiến phe Cộng chiếm được Hoa Lục và Nam Việt Nam.

 

Sau 51 năm chiếm cứ toàn bộ Hoa Lục của Trung Cộng và 26 năm chiếm cứ Miền Nam Việt Nam của CSVN, ngọn gió từng đưa Cộng Sản lên như diều ở cả hai nước này đã xoay chiều. Ðảng Cộng Sản của thời kỳ Vạn Lý Trường Chinh nay đã không còn nữa, mà nay đảng này chỉ còn là một hệ thống độc tài đa đầu đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

 

Một bài báo trên tờ New York Times ra ngày 3/6/2001 tường thuật rằng ở Hoa Lục những cuộc phản kháng tập thể ngày càng lan rộng, liên hệ giữa đảng và nhân dân ngày càng căng thẳng và nhiều cuộc tranh chấp đang gia tăng. Bài báo này viết theo một bản tường trình của bộ phận nghiên cứu cốt lõi của trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa công bố tuần trước mà quan sát viên ngoài Trung Hoa coi là một việc làm rất bất thường.

 

Qua bản tường trình, Trung Cộng nhìn nhận rằng những uất ức của quần chúng đang lên cao về tình trạng bất bình đảng, tham nhũng và cửa quyền. Tình trạng này cũng tạo ra những hình ảnh về sự xáo trộn sôi sục giống y như những nét ảm đạm của Hoa Lục mà các nhân vật chống đối Bắc Kinh ở nước ngoài mô tả. Ngoài ra bản tường trình còn công nhận đã có những cuộc phản kháng đông đảo có khi lên đến hàng chục ngàn người, và đã có một vụ trong đó một nông dân xẻo tai một cán bộ thu thuế.

 

Bản tường trình 308 trang cũng cảnh cáo trước về việc cải cách kinh tế thị trường và số vốn đầu tư ở tốc độ nhanh sẽ làm cho tranh chấp xã hội còn lớn hơn nữa. Nhóm nghiên cứu này khẳng định rằng khoảng cách lợi tức giữa giầu và nghèo đang đi đến mức độ báo động.

 

Không nói thì người bên ngoài vẫn có thể đoán được điều kiện sinh sống quá khác biệt ngày càng nhanh chóng giữa nông thôn và thành thị. Phát triển kinh tế giữa vùng duyên hải phía đông cao hơn rất nhiều so với vùng sâu trong nội địa phía tây. Ngay cả trong số cư dân thành thị sự cách biệt giầu nghèo cũng khá lớn. Ðặc biệt là tình trạng tham nhũng không thể ngăn chặn ở Hoa Lục đang gây ra những cuộc tranh chấp và những mối ác cảm giữa viên chức của chế độ với quần chúng ngày càng sâu xa.

 

Những diễn biến ở Hoa Lục nói trên cũng tương tự như ở Việt Nam. Hai nuớc có nền văn hóa tương đồng, nếp sống xã hội gần giống nhau. Quá trình thực hiện chủ nghĩa xã hội và con đường dự tính đi lên Cộng Sản chủ nghĩa cũng gần như nhau. Vì thế, những gì xẩy ra ở Hoa Lục, cũng có thể và đã xẩy ra ở Việt Nam.

 

Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản hiện tại cũng gặp những tình trạng mà đảng CS bất lực không thể giải quyết tốt đẹp. Khoảng cách giầu nghèo ở ngay các thành thị như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Ðà Nẵng... và giữa thành thị với nông thôn cũng ngày càng rộng lớn. Các huyện có vị trí thuận tiện để buôn bán, kể cả buôn lậu, đều kiếm được tiền nhiều gấp mấy lần các huyện xa xôi kém tài nguyên và cơ hội.

 

Cả hai chế độ đều lần lữa trong việc tư nhân hóa khu vực quốc doanh, cố níu kéo một số xí nghiệp quốc doanh quan trọng để vớt vát quyền tác động vào nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, Trung Cộng dám thẳng tay không cho quân đội kinh doanh, buộc các đơn vị phải chuyển giao tài sản các xí nghiệp này cho chính phủ. Còn ở Việt Nam thì các tay chúa trùm Cộng Sản chưa dám giỡn mặt chọc ghẹo những khẩu AK của bộ đội dưới quyền các lãnh chúa quân sự.

 

Trong hai thập kỷ vừa qua, có những tiến bộ kỹ thuật mà cả hai chế độ Cộng Sản Á Châu này không thể ngăn chận được là truyền thanh và truyền hình. Nhà nước phải bán các máy thu thanh, thu hình cho dân chúng để kiếm lời lãi khá lớn. Nhưng nhờ các phương tiện này, cộng với các hệ thống điện toán toàn cầu, người dân nghèo xưa kia bị lừa bịp nay dần dần tỉnh ngộ, ý thức rõ hơn về quyền lợi tinh thần cao cả của mình như các quyền tự do dân chủ, và đời sống bên ngoài Hoa Lục...

 

Tại Hoa Lục, các vụ biểu tình của công nhân xẩy ra luôn luôn để chống lại hệ thống quản trị hủ lậu, gian xảo, ngu xuẩn, và lương bổng quá thấp, có khi bị quịt lương. Còn như ở thôn quê, mấy năm gần đây có nhiều vụ nông dân biểu tình chống sưu cao thuế nặng và chống các viên chức tham nhũng, hà khắc. Nhiều vụ đụng độ có đổ máu với công an đã xảy ra khắp nơi. Ngoài ra còn có những vụ nổi dậy ở qui mô nhỏ đến trung bình ở các vùng hẻo lánh thuộc Khu Tân Cương của người Hồi Giáo đòi hỏi tự do tôn giáo.

 

Ở Việt Nam, vụ nông dân 5 huyện tỉnh Thái Bình nổi dậy là vụ nổi tiếng nhất và kéo dài lâu nhất của nông dân chống lại chính quyền địa phương bóc lột. Tiếp theo là nhiều vụ phản kháng của nông dân ở nhiều nơi. Ðáng ngại cho đảng CSVN là vụ nổi dậy của các sắc tộc thiểu số ở Cao Nguyên Trung Việt mới đây.

 

Cả hai đảng Cộng Sản đều cố giải quyết tình trạng ngày càng mất ổn định bằng những biện pháp phần nhiều đã được ứng dụng 80 năm nay trong các chế độ Marx-Lenin. Ðiểm căn bản chung của hai chế độ là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều cố bám lấy nhãn hiệu "chủ nghĩa Marx Lenin," nhất định biện minh rằng chủ nghĩa quái gở này không lỗi thời như đại đa số dân chúng hoàn cầu đã nhận định. Cả hai đảng đều chủ trương nhồi nhét tiếp ý thức hệ Cộng Sản. Riêng CSVN thì có thêm "tư tưởng HCM" dẫu rằng khi còn sống ông Hồ khẳng định ông không có tư tưởng gì cả.

 

Nào là kêu gọi đẩy mạnh công tác tư tưởng, cải cách công tác củng cố ý thức hệ với tinh thần đổi mới, hứa hẹn cải cách mau lẹ trong đảng và chính quyền. Nào là tăng cường công tác pháp lý. Nào là thực hiện mở rộng dân chủ cơ sở, nghĩa là cho xã thôn hưởng quyền dân chủ trong xã thôn mình, nhưng dân chủ ở cấp trung ương thì hãy chờ không biết bao giờ đảng mới ban phát. Nào là cảnh giác quần chúng trước những đe dọa đối với trật tự xã hội, mà ở Việt Nam chính quyền Hà Nội xác định thêm một mối đe dọa "diễn biến hòa bình."

 

Ở Hoa Lục cũng như ở Việt Nam, vấn đề tế nhị nhất là tôn giáo. Những cuộc phản kháng đàn áp tôn giáo, đòi tự do tín ngưỡng và phụng vụ, xảy ra nhiều hơn trong mấy năm gần đây. Trung Cộng thì bị Pháp Luân Công làm cho điên đầu dù đã bỏ tù nhiều tín đồ và đày đọa họ đến chết. CSVN thì bị nhiều mũi dùi chĩa vào mà nhọn sắc nhất là Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Thống Nhất, Thiên Chúa Giáo, Cao Ðài, Tin Lành.

 

Các lãnh tụ Cộng Sản ở Hà Nội thường bắt chước hành động của Bắc Kinh sau khi thấy thích hợp cho hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam. Cả hai đều sẵn sàng từ bỏ mọi lời hứa, mọi cam kết quốc tế, chịu tất cả những lời rủa xả để thẳng tay xử trí đối với các phần tử có khả năng gây nguy hại cho chế độ. Một vụ Thiên An Môn nữa ở Trung Quốc, một vụ Thiên An Môn đầu tiên ở Việt Nam có thể xẩy ra nếu những phong trào tương tự sẽ nổi lên chống lại bạo quyền Cộng Sản. Nhưng nếu những lực lượng chống đối CSVN đoàn kết thành một phong trào quần chúng có tổ chức thì không có sức mạnh nào của CSVN chống lại nổi.

 

Ngày 6 tháng 6 các nước đồng minh trong Thế Chiến II đều long trọng kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy 6/6/1944, biến cố quân sự quan trọng mở màn cho chiến dịch tổng phản công vào tận Bá Linh, đánh sập chế độ Quốc Xã Ðức.  Cuộc tranh đấu chống áp bức tôn giáo ở Việt Nam đang nổi lên sôi động. Biết đâu cuộc tranh đấu này chẳng sẽ đóng vai trò "Chiến Dịch Normandy" của mặt trận đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam để từ đó các chiến dịch kế tiếp sẽ đưa đến thắng lợi sau cùng của những người Việt yêu nước không chấp nhận chế độ đang ngự trị ở Hà Nội.

 

Hà Nhân Học thuyết Cộng Sản được Ðảng CSVN rao giảng từ hơn nửa thế kỷ nay cho rằng "những cuộc tranh đấu khi đã trở thành phong trào quần chúng thì không sức mạnh nào dập tắt được." CSVN và Trung Cộng đã chịu mất mát khá nhiều nhân mạng và của cải để khích động quần chúng đứng lên chống lại các chế độ không-Cộng-Sản ở Hoa Lục và Việt Nam và đã thành công.

 

Phong trào quần chúng như ý nghĩa của nó, là những hành động của một tầng lớp hay giai cấp hay một tập thể có cùng mục tiêu hay quyền lợi, cùng hoàn cảnh chịu mất mát hay kềm kẹp, đứng lên đấu tranh bằng cùng một đường lối. Quả thực tại Hoa Lục và Miền Nam Việt Nam, đảng Cộng Sản đã gây được phong trào quần chúng của họ, làm tê liệt nhiều hoạt động then chốt của xã hội. Từ đó gây ra những hậu quả kinh tế, quân sự và chính trị nghiêm trọng khiến phe Cộng chiếm được Hoa Lục và Nam Việt Nam.

 

Sau 51 năm chiếm cứ toàn bộ Hoa Lục của Trung Cộng và 26 năm chiếm cứ Miền Nam Việt Nam của CSVN, ngọn gió từng đưa Cộng Sản lên như diều ở cả hai nước này đã xoay chiều. Ðảng Cộng Sản của thời kỳ Vạn Lý Trường Chinh nay đã không còn nữa, mà nay đảng này chỉ còn là một hệ thống độc tài đa đầu đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

 

Một bài báo trên tờ New York Times ra ngày 3/6/2001 tường thuật rằng ở Hoa Lục những cuộc phản kháng tập thể ngày càng lan rộng, liên hệ giữa đảng và nhân dân ngày càng căng thẳng và nhiều cuộc tranh chấp đang gia tăng. Bài báo này viết theo một bản tường trình của bộ phận nghiên cứu cốt lõi của trung ương đảng Cộng Sản Trung Hoa công bố tuần trước mà quan sát viên ngoài Trung Hoa coi là một việc làm rất bất thường.

 

Qua bản tường trình, Trung Cộng nhìn nhận rằng những uất ức của quần chúng đang lên cao về tình trạng bất bình đảng, tham nhũng và cửa quyền. Tình trạng này cũng tạo ra những hình ảnh về sự xáo trộn sôi sục giống y như những nét ảm đạm của Hoa Lục mà các nhân vật chống đối Bắc Kinh ở nước ngoài mô tả. Ngoài ra bản tường trình còn công nhận đã có những cuộc phản kháng đông đảo có khi lên đến hàng chục ngàn người, và đã có một vụ trong đó một nông dân xẻo tai một cán bộ thu thuế.

 

Bản tường trình 308 trang cũng cảnh cáo trước về việc cải cách kinh tế thị trường và số vốn đầu tư ở tốc độ nhanh sẽ làm cho tranh chấp xã hội còn lớn hơn nữa. Nhóm nghiên cứu này khẳng định rằng khoảng cách lợi tức giữa giầu và nghèo đang đi đến mức độ báo động.

 

Không nói thì người bên ngoài vẫn có thể đoán được điều kiện sinh sống quá khác biệt ngày càng nhanh chóng giữa nông thôn và thành thị. Phát triển kinh tế giữa vùng duyên hải phía đông cao hơn rất nhiều so với vùng sâu trong nội địa phía tây. Ngay cả trong số cư dân thành thị sự cách biệt giầu nghèo cũng khá lớn. Ðặc biệt là tình trạng tham nhũng không thể ngăn chặn ở Hoa Lục đang gây ra những cuộc tranh chấp và những mối ác cảm giữa viên chức của chế độ với quần chúng ngày càng sâu xa.

 

Những diễn biến ở Hoa Lục nói trên cũng tương tự như ở Việt Nam. Hai nuớc có nền văn hóa tương đồng, nếp sống xã hội gần giống nhau. Quá trình thực hiện chủ nghĩa xã hội và con đường dự tính đi lên Cộng Sản chủ nghĩa cũng gần như nhau. Vì thế, những gì xẩy ra ở Hoa Lục, cũng có thể và đã xẩy ra ở Việt Nam.

 

Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản hiện tại cũng gặp những tình trạng mà đảng CS bất lực không thể giải quyết tốt đẹp. Khoảng cách giầu nghèo ở ngay các thành thị như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Ðà Nẵng... và giữa thành thị với nông thôn cũng ngày càng rộng lớn. Các huyện có vị trí thuận tiện để buôn bán, kể cả buôn lậu, đều kiếm được tiền nhiều gấp mấy lần các huyện xa xôi kém tài nguyên và cơ hội.

 

Cả hai chế độ đều lần lữa trong việc tư nhân hóa khu vực quốc doanh, cố níu kéo một số xí nghiệp quốc doanh quan trọng để vớt vát quyền tác động vào nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, Trung Cộng dám thẳng tay không cho quân đội kinh doanh, buộc các đơn vị phải chuyển giao tài sản các xí nghiệp này cho chính phủ. Còn ở Việt Nam thì các tay chúa trùm Cộng Sản chưa dám giỡn mặt chọc ghẹo những khẩu AK của bộ đội dưới quyền các lãnh chúa quân sự.

 

Trong hai thập kỷ vừa qua, có những tiến bộ kỹ thuật mà cả hai chế độ Cộng Sản Á Châu này không thể ngăn chận được là truyền thanh và truyền hình. Nhà nước phải bán các máy thu thanh, thu hình cho dân chúng để kiếm lời lãi khá lớn. Nhưng nhờ các phương tiện này, cộng với các hệ thống điện toán toàn cầu, người dân nghèo xưa kia bị lừa bịp nay dần dần tỉnh ngộ, ý thức rõ hơn về quyền lợi tinh thần cao cả của mình như các quyền tự do dân chủ, và đời sống bên ngoài Hoa Lục...

 

Tại Hoa Lục, các vụ biểu tình của công nhân xẩy ra luôn luôn để chống lại hệ thống quản trị hủ lậu, gian xảo, ngu xuẩn, và lương bổng quá thấp, có khi bị quịt lương. Còn như ở thôn quê, mấy năm gần đây có nhiều vụ nông dân biểu tình chống sưu cao thuế nặng và chống các viên chức tham nhũng, hà khắc. Nhiều vụ đụng độ có đổ máu với công an đã xảy ra khắp nơi. Ngoài ra còn có những vụ nổi dậy ở qui mô nhỏ đến trung bình ở các vùng hẻo lánh thuộc Khu Tân Cương của người Hồi Giáo đòi hỏi tự do tôn giáo.

 

Ở Việt Nam, vụ nông dân 5 huyện tỉnh Thái Bình nổi dậy là vụ nổi tiếng nhất và kéo dài lâu nhất của nông dân chống lại chính quyền địa phương bóc lột. Tiếp theo là nhiều vụ phản kháng của nông dân ở nhiều nơi. Ðáng ngại cho đảng CSVN là vụ nổi dậy của các sắc tộc thiểu số ở Cao Nguyên Trung Việt mới đây.

 

Cả hai đảng Cộng Sản đều cố giải quyết tình trạng ngày càng mất ổn định bằng những biện pháp phần nhiều đã được ứng dụng 80 năm nay trong các chế độ Marx-Lenin. Ðiểm căn bản chung của hai chế độ là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều cố bám lấy nhãn hiệu "chủ nghĩa Marx Lenin," nhất định biện minh rằng chủ nghĩa quái gở này không lỗi thời như đại đa số dân chúng hoàn cầu đã nhận định. Cả hai đảng đều chủ trương nhồi nhét tiếp ý thức hệ Cộng Sản. Riêng CSVN thì có thêm "tư tưởng HCM" dẫu rằng khi còn sống ông Hồ khẳng định ông không có tư tưởng gì cả.

 

Nào là kêu gọi đẩy mạnh công tác tư tưởng, cải cách công tác củng cố ý thức hệ với tinh thần đổi mới, hứa hẹn cải cách mau lẹ trong đảng và chính quyền. Nào là tăng cường công tác pháp lý. Nào là thực hiện mở rộng dân chủ cơ sở, nghĩa là cho xã thôn hưởng quyền dân chủ trong xã thôn mình, nhưng dân chủ ở cấp trung ương thì hãy chờ không biết bao giờ đảng mới ban phát. Nào là cảnh giác quần chúng trước những đe dọa đối với trật tự xã hội, mà ở Việt Nam chính quyền Hà Nội xác định thêm một mối đe dọa "diễn biến hòa bình."

 

Ở Hoa Lục cũng như ở Việt Nam, vấn đề tế nhị nhất là tôn giáo. Những cuộc phản kháng đàn áp tôn giáo, đòi tự do tín ngưỡng và phụng vụ, xảy ra nhiều hơn trong mấy năm gần đây. Trung Cộng thì bị Pháp Luân Công làm cho điên đầu dù đã bỏ tù nhiều tín đồ và đày đọa họ đến chết. CSVN thì bị nhiều mũi dùi chĩa vào mà nhọn sắc nhất là Phật Giáo Hòa Hảo, Phật Giáo Thống Nhất, Thiên Chúa Giáo, Cao Ðài, Tin Lành.

 

Các lãnh tụ Cộng Sản ở Hà Nội thường bắt chước hành động của Bắc Kinh sau khi thấy thích hợp cho hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam. Cả hai đều sẵn sàng từ bỏ mọi lời hứa, mọi cam kết quốc tế, chịu tất cả những lời rủa xả để thẳng tay xử trí đối với các phần tử có khả năng gây nguy hại cho chế độ. Một vụ Thiên An Môn nữa ở Trung Quốc, một vụ Thiên An Môn đầu tiên ở Việt Nam có thể xẩy ra nếu những phong trào tương tự sẽ nổi lên chống lại bạo quyền Cộng Sản. Nhưng nếu những lực lượng chống đối CSVN đoàn kết thành một phong trào quần chúng có tổ chức thì không có sức mạnh nào của CSVN chống lại nổi.

 

Ngày 6 tháng 6 các nước đồng minh trong Thế Chiến II đều long trọng kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy 6/6/1944, biến cố quân sự quan trọng mở màn cho chiến dịch tổng phản công vào tận Bá Linh, đánh sập chế độ Quốc Xã Ðức.

 

Cuộc tranh đấu chống áp bức tôn giáo ở Việt Nam đang nổi lên sôi động. Biết đâu cuộc tranh đấu này chẳng sẽ đóng vai trò "Chiến Dịch Normandy" của mặt trận đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam để từ đó các chiến dịch kế tiếp sẽ đưa đến thắng lợi sau cùng của những người Việt yêu nước không chấp nhận chế độ đang ngự trị ở Hà Nội.

 

 Hà Nhân