Ra Từ Họng Súng 

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

 

Mao Trạch Đông đã từng nói "Chính trị từ họng súng mà ra". Câu nói này rất đúng đối với những người cộng sản. Họng súng là biểu tượng tàn bạo của vu lực. Chính trị không bắt nguồn từ cái gì hết, và càng không phải bắt nguồn từ ý nguyện của người dân. Trong thế kỷ vừa qua tất cả những đảng Cộng sản lấy tư tưởng Mác-Lê làm kim chỉ nam đều trưởng thành trong bạo lực, tất cả đều chiếm chính quyền trong bạo lực và họ cung bảo vệ chính quyền chuyên chế của họ bằng bạo lực.

Vậy trong cuộc cách mạng cộng sản, chỗ đứng của người dân là chỗ nào? Ở đây những sự nghịch lý nhất đã xẩy ra. Chính trị là lấy chính sách để trị nước an dân, nhưng chính sách của Cộng sản không lấy dân làm gốc mà bắt nguồn từ một tư tưởng chính trị phản tiến hóa của hai người sống trong thế kỷ 19, có cái nhìn hạn hẹp về tình hình xã hội nhất thời riêng trong phạm vi một phần của Âu châu mà họ đuợc biết, để rồi từ đó suy diễn ra thế biến chuyển của toàn bộ thế giới và khẳng định một kết luận tất yếu cho một thời gian dài vô hạn định của tương lai. Từ nền tảng tư tưởng Mác-Enghen đã bị phủ định trong cả không gian lẫn thời gian, những người cộng sản đã gây bao tai họa cho các dân tộc trên thế giới trong thế kỷ 20.

Người dân không có chỗ đứng trong chính trị cộng sản, nhưng chưa thấy một chế độ chính trị nào lại dùng nhiều từ ngữ "nhân dân" như trong các chế độ cai trị của cộng sản. Nào là "chính quyền nhân dân", "quân đội nhân dân", "công an nhân dân", "công xã nhân dân", những cái "nhân dân" nhan nhản từ trung ương cho đến địa phương, ủy ban nhân dân thành phố, tỉnh, huyện, rồi xã với những Hội đồng nhân dân đi kèm. Cái gì cung là "nhân dân", làm như nói thật nhiều đến "nhân dân" là có thể che lấp cái chỗ trống nhân dân trong các toan tính của đảng và chế độ cộng sản.

Định hướng của chủ nghia Mác-Lê là cái cá thể phải hy sinh cho cái tập thể. Nhân dân là cái tập thể, nó mơ hồ chẳng ai sờ nắn đuợc, nhưng nó rất lớn. Người dân là cái cá thể nhỏ nhưng cụ thể, cứ lấy một người ra coi thì biết trạng thái người đó ra sao. Bởi vậy chế độ tập thể nhân dân nuốt luôn quyền của công dân cá thể. Cung như quyền làm chủ tập thể bánh vẽ của nhân dân lao động nuốt luôn quyền tự do nghiệp đoàn của công nhân. Và vẫn theo cái định hướng quái gở "giữa tôi và chúng ta" đó, quyền lợi của một dân tộc bị hy sinh cho chủ trương quốc tế vô sản và thế giới đại đồng. Có ai thấy đuợc cái quốc tế và cái đại đồng đó nhu thế nào không, hay chỉ thấy nạn cá lớn nuốt cá bé trong khối cộng sản trước đây. Rút cuộc luận điệu cu mèm của những người cộng sản so với hiện thực chỉ làm người ta thấy họ nói là bịp và làm là giả, Ngày nay những người Cộng sản không còn nhắc đến chủ nghia cộng sản mà chỉ thấy đọc lại những câu kinh điển xã hội chủ nghia. Chắc họ cung đã thấy thẹn mồm, nhưng họ không thể chối cãi hai cái chủ nghia đó tuy hai là một.

Từ những nhận định đó, hãy nhìn đến bản báo cáo chính trị mà đại hội đảng kỳ IX đã nhất trí thông qua. Cố nhiên họ vẫn nói đến tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghia và tư tưởng Mác-Lê. Không ai ngạc nhiên, vì nếu không tụng lại những câu thần chú này, một đảng mang danh Cộng sản chỉ có việc giải tán đi cho rồi. Bởi vậy ngoài những sáo ngữ kêu to mà rỗng, có ba mục tiêu chính trị đuợc đề ra.

Một là "tiếp tục theo con đuờng xã hội chủ nghia". Người ta đã bỏ cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghia" đã quá bệ rạc. Nhưng nếu vẫn tiếp tục "đổi mới" theo kinh tế thị trường, nay lại nói theo con đuờng xã hội chủ nghia thì không hiểu làm sao hòa nhập hai cái theo này vào làm một đuợc. Hai con đuờng này không phải là hội tụ (convergence) mà là phân tán (divergence), nếu theo nó chỉ có cách mỗi chân theo một đuờng để rồi cả cơ thể bị xé ra làm hai, không cách nào thoát.

Hai là phát huy dân chủ và tăng cuờng pháp chế. Thật khôi hài, đã có dân chủ đâu mà phát huy? Pháp chế hiện nay không độc lập, mà của đảng độc quyền toàn trị, tăng cuờng nó chỉ có giết chết luôn mọi mầm mống dân chủ chớ đừng nói phát huy làm gì cho mệt.

Ba là "tuyên truyền giáo dục toàn dân". Chỉ câu kết này cung đủ xóa sạch những cái gì là "trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới" đảng đã vẽ ra làm cảnh cho cuộc họp đại hội lần này. Trước hết câu này là một tuyên dương bóp chết mọi sự đòi hỏi về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của người dân. Chỉ có đảng mới đuợc quyền tuyên truyền, còn người khác nói là tuyên truyền phản động. Báo chí truyền thông vẫn là độc quyền của đảng. Mặt khác khi nói đến giáo dục toàn dân, hiển nhiên đảng đã chê nhân dân còn dốt hơn đảng nên mới phải dạy dỗ. Không biết đảng và dân ai dốt hơn ai, nhưng sách lược "tuyên truyền giáo dục" là cách tốt nhất để thủ tiêu trí thức. Cho đến nay, chiến dịch thủ tiêu trí thức đã có bài bản, có hệ thống sẵn. Việc làm ngơ cho nạn bán bằng cấp lộng hành là một phương pháp tốt nhất để thủ tiêu trí thức, vì kẻ tham nhung dốt vẫn có tiền mua bằng cấp đại học để ngồi lên đầu các trí thức thứ thiệt làm họ nản lòng bỏ việc. Hỡi ôi cho cái bảng hiệu "trí tuệ" của đại hội đảng.

Một chính sách trị nước phản phát triển, ngược xu thế thời đại đến như vậy đã đuợc gật đầu nhất trí thông qua, không ai dám phản đối công khai. Chỉ có bạo lực như hòn đạn bắn ra từ họng súng mới làm đuợc như vậy. Sinh ra từ họng súng, trưởng thành trên họng súng, đảng Cộng sản không thể thay đổi trừ phi nó tự lột xác.