Quốc Tế Ca Viện Trợ

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Viễn tượng kinh tế Việt Nam hiện nay như thế nào? Sau cuộc họp đại diện các nguồn cấp viện quốc tế và các viên chức chính quyền Việt Nam tháng 6, người ta đã nhìn thấy một hình ảnh khái quát. Hà Nội đã đặt chỉ tiêu tăng truởng cho năm nay là 7.5%, nhưng Ngân hàng Thế giới tiên liệu sự tăng truởng đó chỉ có khoảng 5.5%. Hai con số này khác nhau xa, và nếu xét đến những mức tăng truởng thực sự đạt đuợc trong mấy năm qua, chiều hướng đi xuống đã liên tục. Khi một nền kinh tế chẳng những không đi lên và cung không giữ đuợc mức cu mà còn tiếp tục đi xuống, đó là một viễn ảnh đen tối.

Không ai ngạc nhiên trước hiện tượng xuống dốc này, nhưng cuộc họp năm nay đã cho thấy một vài dấu hiệu lạ. Cuộc họp ở Hội An Trung phần Việt Nam là cuộc họp định kỳ hàng năm, cứ đến giữa năm là họp hai bên, một bên cung cấp viện trợ và một bên thụ hưởng viện trợ. Năm nay, phía các nguồn cấp viện có 21 đại diện và phía chính quyền CSVN có 50 đại diện gồm các quan chức cao cấp của các ngành kinh tế tài chính và thương mại. Đây là một loại viện trợ gọi là chính thức giúp để phát triển (ODA), Việt Nam đã đuợc hưởng kể từ đầu thập niên 90 sau khi đã bắt đầu đổi mới theo kinh tế thị trường. Các nguồn viện trợ là chính phủ nước ngoài và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB). Tiền viện trợ qua tay qua hai cơ quan lớn nhất là WB và IMF. Vì thế các nguồn cấp viện tạo ra một cơ quan gọi là Hội đồng Tư vấn bên cạnh WB.

Cho đến nay, qua 8 lần họp hàng năm tổng số viện trợ phát triển quốc tế cam kết dành cho Việt Nam tích luy đã lên đến 17 tỷ đô-la. Cố nhiên đây không phải tiền cho không, mà tiền cho vay với điều kiện dễ dàng, lời rất nhẹ và có thể hoàn trả dần mỗi năm, kéo dài hàng chục năm. Một số cung có thể cho không, chẳng hạn giúp về huấn luyện chuyên viên hay kỹ thuật. Dù vậy số tiền 17 tỷ Mỹ kim cung không phải là nhỏ. Các nguồn cấp viện mắc míu gì với Việt Nam mà phải giúp nhiều như thế? Viện trợ ODA không phải là viện trợ nhân đạo và cung không phải là chuyện đầu tư hay cho vay kiếm lời. Thực tế phu phàng của cuộc sống quốc tế ngày nay, không có ai giúp đỡ mà không tính đến lợi riêng và ngược lại cung không có ai chấp nhận viện trợ để rồi phải đi đến chỗ tự sát. Các nguồn viện trợ chính thức của nước ngoài đều chấp nhận sự quản trị của WB và IMF coi như một khuôn mẫu chung cho thế giới, nhưng khi cho muợn tiền là phải có những thỏa hiệp song phương của nước viện trợ ký với nước nhận viện trợ. Ở đây sự tính toán về quyền lợi riêng mỗi nước một khác tùy theo mối quan hệ của họ với nước nhận viện trợ. Tuy nhiên tất cả đều có một mục tiêu chung là giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển sau khi nước này đã chấp nhận kinh tế thị trường. Nếu Việt Nam vẫn giữ nguyên mô hình kinh tế tập trung chỉ huy theo định luật của chủ nghia cộng sản, chắc chắn chẳng có ma nào đến giúp.

Viện trợ quốc tế ODA đặt trên một nguyên lý căn bản: chỉ có theo định luật thị trường, kinh tế mới phát triển. Từ nguyên lý đó đua đến một điều kiện nôm na như sau: tôi giúp anh là để anh phát triển kinh tế thị trường chớ không phải để anh làm chuyện gì khác. Chế độ CSVN đã "đổi mới" theo kinh tế thị trường nên có thể chấp nhận điều kiện đó dễ dàng. Khi Việt Nam triển đuợc một nền kinh tế thị trường vững chắc, các nguồn cấp viện có lợi gì? Trước hết họ sẽ có một thị trường để giao thương và đầu tư. và cũng không nên quên các nước có phần đóng góp riêng tất nhiên cung sẽ có những quyền lợi đặc biệt để hưởng. Trên bình diện quốc tế, một nền kinh tế sa sút, không phát triển đuợc sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho khu vực và cung ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của kinh tế thế giới nói chung. Còn phía Việt Nam thấy đuợc giúp để phát triển kinh tế mà không bị đòi hỏi thêm những đều kiện khó nuốt nào khác, đó là một cơ hội lớn. Vì có phát triển đuợc kinh tế, tình hình kinh tế-xã hội sẽ ổn định và do đó tình hình chính trị cung ổn định. Viện trợ ODA có đòi hỏi phải thay đổi chế độ chính trị đâu mà sợ? Mọi thỏa hiệp về nguyên tắc bao giờ cung dễ, nó chỉ rắc rối khi có những chi tiết để thi hành. Mối quan tâm của các nguồn cấp viện là nhìn xem Việt Nam đổi mới kinh tế thị trường đến đâu rồi, vì thế mỗi năm họp họp một lần để kiểm tra. Mỗi lần kiểm tra xong, thấy hài lòng là họ lại "cam kết" cấp viện thêm năm tới. Những khoản tiền "cam kết" - tức hứa là có để sẵn sàng giúp - nói chung thì khá nhiều, nhưng số tiền Việt Nam lấy đuợc lại có khi lại ít. Tại sao vậy? Đó là vì tiền trao cháo múc. Các số tiền viện trợ có từng khoản cho các lãnh vực đổi mới kinh tế, nếu anh thi hành mới có tiền, còn nếu anh chậm thi hành là chậm có tiền. Tám lần họp viện trợ đều có một bài "quốc tế ca" quen thuộc: đổi mới khá lắm, nhưng cần phải làm thêm nữa. Nghia là vừa khuyến khích vừa thúc giục. Năm nay điệu kèn "quốc tế" tự nhiên ré lên cao và dồn dập như thế quân hành thôi thúc. Ngân hàng Thế giới cảnh cáo gay gắt: Các nguồn cấp viện yêu cầu chương trình đổi mới của Việt Nam phải tiến nhanh thêm. Chính phủ nói đã xúc tiến, nhưng vẫn là từng bước rất chậm. Chúng tôi yểm trợ đổi mới từng bước, nhưng điều quan trọng là phải làm thực sự từng giai đoạn, từng tháng từng năm. Nếu cứ trì trệ mãi, Việt Nam sẽ mất hết tín nhiệm với thế giới và tiền đầu tư từ bên ngoài cũng không có. Tại sao các ông lãnh đạo Cộng sản Hà Nội ỳ ra không chịu xúc tiến đổi mới? Lý do giản dị chỉ có một: họ sợ xúc tiến đổi mới sẽ làm đảng mất chỗ ngồi. Điệu kèn quốc tế ca lạc điệu mất rồi.