HẢN BỘI QUYỀN LỢI CỦA MỸ

                                                            Nguyễn văn Canh

                                                            2 tháng 11 năm 2001 

Ðây là bản dịch bài Betrayal of American Interests của GS Nguyễn văn Canh. Bài này dùng để gửi cho tất cả Dân Biểu và Nghị Sĩ thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ, và nhiều nới khác.                                   

 Dự Luật Nhân Quyền đệ nạp tại Thượng viện đã bị ngăn cản, không được đưa ra biểu quyết tại một phiên họp khoáng đại Thượng viện. 

Dự luật ấy đòi phải có tiến bộ nhân quyền như thả các tù nhân chính trị và tôn giáo, tự do dân chủ là điều kiện để viện trợ kinh tế. 

Sau khi dự luật ấy được tuyệt đại đa số Hạ viện thông qua, Ðảng Cộng Sản Việt nam (VC) đã phản ứng một cách giận dữ, qui kết cho Hạ Viện Mỹ đã xuyên tạc vấn đề nhân quyền, và chính phủ Mỹ đã can thiệp thô bạo vào các vấn đề nội bộ Việt nam. Truyền thông của VC đăng tải các tuyên ngôn/tuyên cáo của các tổ chức ngọai vi VC, tố cáo dự luật là bằng cớ xen lấn vào nội bộ xứ sở của họ. VC còn đi xa hơn nưã là đe dọa rằng nếu không bỏ dự luật này, chúng sẽ không phê chuẩn Hiệp Ưóc Thương Mại. 

Trước tình trạng đó, Nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Tiểu Ban Ðông Á và Thái Bình Dương và một số Nghị sĩ Dân Chủ đã ngăn chặn dự luật. NS Kerry là một viên chức từ nhiều năm nay ai cũng biết là bênh vực VC trong mọi trường hợp, kể cả vấn đề người Mỹ Mất Tích- một quyền lợi nhân đạo có mối quan lớn của nhân dân Mỹ. 

Các nỗ lực ngăn cản dự luật ấy dù do bất cứ động lực nào thúc đẩy chứng tỏ các đương sự đã phản bội lý tưởng của nhân dân Mỹ. Các nỗ lực ấy cũng không giúp ích gì cho quyền lợi kinh tế của Mỹ.

a)      Phản bội lý tưởng của Mỹ. Ðọan nói về Ðiều Tra Sự Kiện của Dự Luật chứng tỏ rằng "Việt nam là một trong những nước đàn áp tàn bạo nhất trên quả đất này"- như một vài Dân Biểu đã phát biểu. Có quá nhiều bằng chứng về việc VC ngược đãi tôn giáo có hệ thống, có các hành vi với các dự mưu và tàn nhẫn đối với người thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần; phủ nhận tự do dân chủ cho nhân dân Việt nam; liên tục hành hạ và giam cầm dài hạn nhưng ai đòi hỏi bãi bỏ độc quyền cai trị của Ðảng.

Thoả mãn các yêu sách của VC như vậy là ra dấu hiệu cho VC hiểu lầm rằng chính quyền Hoa Kỳ chấp nhận các điều kiện của chúng, đồng ý với phương cách cai trị độc tài của chúng và công khai tiếp tay cho chúng củng cố quyền hành để chúng tiếp tục đàn áp nhân dân Việt nam. Vì thế, chỉ mới 13 ngày sau khi Thượng Viện phê chuẩn Hiệp ước Thương Mại, vào ngày 19 tháng 10 vừa qua, VC đã tuyên án LM Nguyễn văn Lý 15 năm tù và 5 năm quản chế về tội "gây mất đoàn kết trong nhân dân và vi phạm luật quản chế".

Việc làm này thực sự đã đi trái hẳn truyền thống của nhân dân Mỹ mà lý tưởng của họ là giúp cho những kẻ bị áp bức giải thoát khỏi ách thống trị độc tài đặt trên đầu họ.

Truyền thông của Mỹ trong máy tuần lễ qua sau khi quân khủng bố tấn công Hai Toà Cao Ốc và Ngũ Giác Ðài vào ngày 11 tháng 9 vừa qua có nêu câu hỏi là tại sao có nhiều người ghét Mỹ như vậy? Những gì mà một số Nghị Sĩ Dân Chủ đã làm trong trưòng hợp này là câu trả lời.

b)      Cũng không gíup gì cho quyền lợi kinh tế của Mỹ.

Dự Luật Nhân Quyền nối liền sự tiến bộ nhân quyền, tự do dân chủ ở Việt nam với viện trợ kinh tế. Lý do là VC là lực lượng chính trị, xã hội duy nhất thống trị xã hội Việt nam. Chúng không muốn từ bỏ nền kinh tế chỉ huy kiểu cộng sản mà chúng nắm độc quyền: chúng thiết lập ra các công ty quốc doanh thực và coi đó là chủ lực để lôi kéo các khu vực khác. Từ khi VC phải thực hiện chương trình Ðổi Mới vào năm 1986, các áp lực quốc đế đòi mở rộng nền kinh tế để cho khu vực tư nhân được phát triển, nhờ đó tư nhân được tham dự vào sinh hoạt kinh tế và  ngoại quốc vào đầu tư. Trong 10 năm qua, mới chỉ có chừng 400 công ty quốc doanh được "cổ phần hoá" và còn độ 5,600 cái vẫn đang hoạt động. Nên nhớ rằng 91 trong số 5,600 công ti này, thuộc về Trung Ương Ðảng, nắm giữ 2/3 tổng số tài sản của cả nước; số còn lại thuộc quyền sở hữu các Ðảng bộ địa phương. Ða số công ti này đều thua lỗ và hàng năm bòn rút tiền từ ngân sách quốc gia. Ðể bảo vệ độc quyền, VC không muốn cho ai cạnh tranh với Ðảng. Vì thế, American Rice ở Texas, các công ti như Chrysler, Ford v.v. là nhưng thí dụ về thất bại.

Nay Chính phủ Mỹ đã thông qua Hiệp Ước Thương Mại. Vì thúc bách phải cải cách hệ thống luật pháp; giải thể các công ti quốc doanh; bãi bỏ độc quyền trong các lãnh vực ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tài chánh v.v.để cho Mỹ vào đầu tư; phát triển khu vực kinh tế tư để cho công dân Việt được tham dự vào các hoạt động kinh tế; cải tổ hệ thống ngân hàng;  chống tham nhũng v.v., VC đang chuẩn bị để thực thi Hiệp Ước.

Chúng chuẩn bị những gì?

VC đã loan báo Tu Chính Hiếp Pháp. Tuy nhiên Cương Lĩnh Chính Trị Ðại Hội IX thông qua vào tháng 4 vừa qua, và các chỉ thị từ Trung Ương Ðảng liên quan đến Thu Chính lại vẫn giữ nguyên tắc cũ là" khu vực quốc doanh vẫn là 'chủ đạo' của nền kinh tế". Nghị quyết cũa Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng ban hành tháng 8 vừa qua nhấn mạnh rằng " Khu vữc kinh tế nhà nước đóng vai trò quyết định để duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa[1] ". Về  bãi bỏ độc quyền, nghị quyết nói rằng nhà nước sẽ nắm hầu hết hay 100% trong những kỹ nghệ như là hàng không, viễn thông, hỏa xa, bảo hiểm v.v.[2] . Ðể đạt mục tiêu này, VC bắt đầu tổ chức lại khu vực quốc doanh theo chiều hướng đó: a) Tái cấu trúc:  Các Công ti quốc doanh (QD)  đổi thành công ti trách nhiệm hữu hạn do một người làm chủ (?) (TNHH). Ðược tham dự vào chương trình cải tổ này là công ti có vốn pháp định 100% của nhà nước, và là công ti không sẵn sàng mang bán hoặc cho thuê, bị giải tán, phá sản, cổ phần hóa v.v[3]. Các công ti lớn do Trung Ương Ðảng làm sở hữu chủ có thể sát nhập thành đại công ti để cạnh tranh với ngoại quốc. TNHH vẫn là các công ti của Ðảng và vẫn có mối liên hệ chặt với nhà nước như trước và vì vậy các cơ quan hành chánh thường can thiệp để bảo vệ. Ðầu tư sai lầm thường có tác hại lớn, chỉ có nhà nước sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về các thua lỗ và quản trị kém cỏi[4]. Hiện nay, 80% QD bị nợ nần dù đã được nhà nước che chở[5], nhưng con số thống kê của chính quyền cho lại biết rằng 29% có lời, 31% ở mức biên tế, và 40% có lời[6]. b) Phương pháp bãi bỏ độc quyền. Sau đây là thí dụ: Nhà nước dự trù mở rộng khu vực viễn thông tới 50% cho các đầu tư mới vào năm 2010. Ðến năm 2005, các xí nghiệp mới đuợc tham dự ở mức 25-30% và sẽ nâng lên 40-50%. Hiện nay, các công ti sau đây đang nắm ngành này: VNPT, ETIC và VIETEL (của Quân Ðội) [7].

Liệu cách cải tổ này có giúp bảo vệ cho người Mỹ làm ăn ở Việt nam được không? 

VC vẫn áp dụng chíến thuật trì hoãn trong mọi trường hợp giao thiệp đối với Mỹ từ thập niên 1960: bắt đầu là không nhượng bộ, rồi hưá hẹn, và sau cùng nhượng bộ, khi chúng không còn lưạ chọn nào khác. Tuy nhiên các nhượng bộ- nếu bị buộc phải chấp nhận- chỉ là chiến thuật mua thì giờ. Các định chế tài chánh quốc tế (ÐCTC) đã học được kinh nghiện này. ÐCTC đưa ra vấn đề cải tổ kinh tế là điều kiện viện trợ. Cứ mỗi năm vào thời kỳ trước khi các quốc gia cấp viện trợ họp quyết định số tiền viện trợ cho năm tới, các lãnh đạo VC lại um sùm tuyên bố cam kết tiếp tục cải cách. Thực tế chẳng có thay đổi gì đáng kể: mới chỉ có 6% công ti quốc doanh được cổ phần hoá trong vòng 10 năm qua[8], và số tiền ÐCTC viện trợ cho VC đã lên tới 17.8 tỷ MK. Sau 8 năm đổ dollars vào cũng không thấy các lãnh đạo Hà nội thật lòng thi hành cải cách như đã hứa, ngay ngày 2 tháng 10 vừa qua, họ đã phải cảnh cáo một cách nghiêm khắc rằng VC hoặc phải cải cách hay ngưng viện trợ[9]. Các viên chức Mỹ trong 5 năm thương thuyết về Thương Ước cũng gập phải tình trạng tương tự: cuối cùng họ trắng trợn báo cho VC biết là chấp nhận hay không chấp nhận dự thảo Hiệp Ước, và không có kỳ kèo thêm bớt gì nữa. Lúc đó VC mới chịu chấp nhận, dù chúng đã ký kết sơ bộ Hiệp ước vào năm 2000.

VC không có ý định thay đổi. Tuy nhiên, các thay đổi đó chỉ nhằm che đậy ý định thực dự của chúng trong việc bảo vệ quyền lợi của Ðảng CS, và đó là điềm báo trước những khó khăn của các nhà đầu tư Mỹ.

Lý do là VC là kẻ nắm giữ luật của kẻ thống trị và chúng vận dụng các luật đó. Và chúng biết lợi dụng tình thế có lợi cho chúng.

Nếu không có một cái gì làm đòn bẩy, như luật Nhân Quyền trên, thì Hiệp Ước Thương mại sẽ chỉ là một phần thưởng cho những kẻ thống trị trên.  Còn có nghĩa là ngầm khuyến khích chúng tiếp tục con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa "kiểu Việt nam".

Chính quyền Mỹ đừng có ảo tưởng là chế độ mất nhân tính này giữ đúng lời cam kết khi Thương Ưóc đi vào giai đoạn thực thi.  

Ðối với kẻ khủng bố như VC, ta cần phải có quyết tâm và cảnh giác.

x

x                      x

Sau biến cố 11 tháng 9, Cánh tả của Mỹ đã mất hết đà. Một vài người lãnh đạo đã công khai thú nhận rằng họ đã lầm lẫn khi ủng hộ phong trào phản chiến vào thập niên 1960[10]. Một cựu vận động viên phản chiến, cũng là người giúp tổ chức cuộc biểu tình đầu tiên ở Ðại học Berkeley vào năm 1962, đã nói:" tôi đã sống để nhận thấy tôi đã lầm lẫn như thế nào", và " nếu tôi có hối tiếc gì từ những năm phản chiến của tôi, thì đó là quốc gia này đã quá rộng lượng đối với những phản bội của kẻ nội thù". Ông ta nhấn mạnh rằng Bắc Việt " chỉ trông chờ vào sự phân hóa trong nhân dân Mỹ để thắng cuộc chiến". Vì phong trào phảm chiến này, " máu của hàng trăm ngàn người Việt, cuả hàng chục ngàn người Mỹ nằm trong tay những kẻ phản chiến và họ đã làm kéo dài cuộc chiến và giúp cho Cộng sản thắng cuộc". Và "chính điều này đưa đến thiết lập một quốc gia cảnh sát trị khổng lồ, tàn sát hàng trăm ngàn dân Nam Việt nam vô tội, giam giữ hàng trăm ngàn người trong các trại cải tạo, và một phần tư thế kỷ nghèo đói khốn cùng do kế họach kinh tế Mác xít không tưởng đặt ra và còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Ông ta cuối cùng thú nhận:" Những kẻ tổ chức phong trào phản chiến là người Mac-xít, và nhũng thành phần tả khuynh giúp tiếp tay cho CS chiến thắng"[11].

30 năm sau, Jane Fonda mới thấy rằng cô ta lầm lẫn và hối tiếc về những gì cô làm tại Hà nội vào cuối thập nên 1960.

Nếu những kẻ thuộc cánh tả lúc đó đủ thông minh và sáng suốt, thì tình thế không trở nên xấu xa như chúng ta đã chứng kiến: biết bao nhiêu mạng sống phải bị hi sinh; người dân Việt không phải chịu đau khổ cho đến ngày hôm nay và nhân dân Mỹ không phải trải qua cơn chấn thương lâu dài trong nhiều thập niên.

Mong rằng, một vài kẻ nào đó có thể học được bài học này và vài chục năm về sau sẽ không phải biểu lộ mối hối tiếc cuả mình.

 

BETRAYAL OF AMERICAN INTERESTS

Nguyen van Canh *

November 2, 01

 

The Vietnam Human Rights Bill that was submitted to the Senate for resolution has been blocked from being sent to the floor. 

The bill links non-humanitarian aid to progress on human rights, such as release of political and religious prisoners. The bill also aims at promoting democracy and freedom for the Vietnamese people. 

After the bill was overwhelmingly passed by the House, the Communist Party of Vietnam (CPV) reacted angrily, accusing the House of distortion of human rights and the United States government of gross interference into Vietnam's internal affairs. Hanoi's media carried numerous statements/declarations made by communist controlled organizations denouncing the Bill as evidence of interference in their country. The CPV has gone farther by threatening that if the bill is not abolished, the pending Normal Trade Relations Treaty (NTR) will not be ratified.  

Under these circumstances, Senator John Kerry Chairman of Senate Sub-Committee on East Asian and Pacific Affairs and his fellow Democrats have blocked the Bill. Senator Kerry is a known long time pro-Vietnamese communist who has served Hanoi by defending the latter on many occasions such as the MIA-POWs issues-a humanitarian matter that has been of great concern to the American people. 

The efforts to block the Bill from being sent to the floor illustrate that the authors have betrayed American ideals. The efforts also do not serve the American economic interests. 

a)       Betrayal of American ideals: The Findings Section of the Bill shows that "Vietnam remains one of the most repressive regime on earth " as some members of the House have stated. There is a preponderance of evidence of the CPV's systematic religious persecutions; of premeditated and brutal acts of discrimination against the Montagnards in the Central HighLands; of denial of democracy and freedom to the Vietnamese people; of continuous harassment and long term imprisonment of those who raise their voices against the party's monopoly of power.

Compliance with CPV's demands clearly gives a wrong signal to the communist rulers that the US government accepts their terms, agrees on their dictatorial way of ruling the Vietnamese society and also gives them a helping hand in consolidating their power to oppress the Vietnamese people.  Just thirteen days after your Senate passed the NTR Bill, on Oct.19, 01, the CPV gave Father Nguyen van Ly a 15-year imprisonment sentence plus 5 years under administrative detention for "having caused disunity among the people and violated the administrative detention laws". This is really in contradiction with the tradition of the American people whose ideal is to help oppressed people liberate themselves from dictatorial yokes.

The American media after the September 11 attack, have asked why so many people hate America. What the Democrats did in this case answers the question.

b)    American economic interests will not be served.

        The Vietnam Human Rights Act links improvements of human rights, democracy and freedom with US economic aids. The rationale is that the CPV is the only political and social forces that rules the society. They are not willing to relinquish the communist command economy over which they monopolize. They establish state-owned enterprises (SOEs) that "play major forces to lead the whole national economy."  Since the CPV was to implement the Renovation program in 1986, strong international pressures have been exerted on the dictatorial regime to open up the economy so that the private sector could grow and foreign investments could enter to do businesses. For the past 10 years, only some 400 SOEs have been "equitised" and some 5,600 SOEs are still in place. It is noted that 91 of the 5,600 SOEs belonging to the Central Authorities of the party own 2/3 of the whole nation assets. The CPV's local chapters own all others. Most of them operate at losses and the national budget every year has had to subsidy them. In order to protect the monopoly, no competition has been allowed. As a result, American Rice of Houston, Texas, and the Chrysler and Ford corporations etc. have wrapped up and pulled out of Vietnam.  

        Now the US government has passed the Normal Trade Relations Treaty. Under the US pressure for changing its legal system; relinquishing of monopoly over such sectors as banking, telecommunications, insurance, finances etc. for Americans to come and invest; dissolution of SOEs, promotion of private sector for Vietnamese citizens to participate in economic activities, reorganization of the banking system, transparency etc., the CPV is making preparations for implementation of the treaty.  What does it plan to reform?

The CPV has just announced an Amendment to the Constitution. However, its IX Party Congress political platform (passed in April 01), and the party official directives regarding the amendment repeat an existing principle that "the state sector plays a leading role in the economy." The Party 3rd Plenum in August put out a resolution stressing that " the state economic sector plays a decisive role in maintaining the country socialist orientation" [1]. As for dissolution of the monopolistic sector, the resolution said the state will maintain a controlling or 100 per cent stake in key industries such as airlines, telecommunications, railways, insurance [2]. To do so, the CPV begins to reorganize the state sector toward that direction: a) Restructuring: Change of SOEs to sole proprietary limited companies (SPLC). Those whose legal capital is 100 percent owned by the state and which are not up for sale or being leased out, dissolved, bankrupt, equitised or contracted out are allowed to participate in this program [3].  Large SOEs owned by the central authorities of the party are to be merged into even larger ones in order to compete with foreign businesses etc. All SPLCs are still owned by the party.  Such restructured conpanies are therefore tied closely to the state and thus prone to administrative interference. This means that any poor investment of such a company could have serious implications from its bottom line, but only the state would take the responsibilities for losses or mismanagement[4]. At present time, 80% of these corporations are in debts despite state protection[5], but the government statistics show that 40% of them make profits, 29% are in red and 31% fluctuate [6].  b) Method of dissolution of monopoly.  The following is an example. The state plans to open the telecommunications sector up to 50% of the market to new businesses in 2010. By 2005, new enterprises would account for 25-30% of the telecom. market share and then be raised to 40-50%..  Currently telecom service providers include VNPT, the Electricity Telecomunications and Information Co. (ETIC) and Military Communications Co. (VIETEL)[7].

Thus, nothing indicates that  this way of change help protect American businesses. 

The CPV has applied the same delaying tactics dealing with the USA since the 1960's: at first unbending; then, making some promises; and at the end, making concessions to satisfy their counterparts if they have no other choice. However, the concessions are merely tactics to buy times. International financial institutions (IFI) have experienced this: reforms are required as a condition for their economic aid. Every year before the donors met to make decisions on aid, the CPV leaders loudly stated that they were committed to reforms. In reality, since 1991, only around 6% of the SOEs have been changed to shareholder corporations [8], though the CPV has received a total of $US17.8 billion. After 8 years of pouring dollars in and finding that Hanoi leaders were not honest in carrying out reforms as promised, just on Oct. 2,01, IFI gave more stern warnings that they have to do radical reforms or there is no economic assistance [9].

After 4 years of negotiation on the Trade Relations, American officials flatly told Hanoi that  "you take it or you leave it", and that no change is allowable. Until that time, they accepted the draft of the treaty that they signed in July, 2000.

The CPV is not willing to change. However, the changes made cover up their real intent in protecting its party interests and therefore forebode American investors' difficulties.  

The CPV holds the rulebook and plays with it. And they know how to control the situation to their advantages. 

Without a leverage, the NTR treaty will be a means to reward the rulers, and also implicitly encourage them to continue the same path of building socialism in the so-called "Vietnamese way." It is no doubt that the CPV counts on American leaders to achieve their goals. 

The US government should not be under any illusion that this unrepentant authoritarian regime will live up to their commitments after the NTR has gone into the implementation stage. 

Dealing with terrorists like the CPV, we need to be resolute and vigilant. 

x

x                              x

 

 After the September 11 event, the American left has lost its momentum. Some prominent leaders have  publicly expressed that they felt wrong when they supported the anti-war movement in the 1960's [10]. A former anti-war activist who helped to organize the first campus demonstration against the war in Vietnam at the University of California, Berkeley in 1962 has this to say:" I have lived to see how wrong I was", and "If I have one regret from my radical years, it is that this country was too tolerant toward the treason of its enemies within". He clearly pointed out that North Vietnam "just counted on the division of the American people at home to win the war." Because of the anti-war movement, "the blood of hundreds of thousands of Vietnamese and tens of thousands of Americans is on the hands of the anti-war activists who prolonged the war and gave victory to the communists". And, "this resulted in the imposition of a monstrous police state, the murder of hundreds of thousands of innocent South Vietnamese, the incarceration in re-education camps of hundreds of thousands more and one-quarter of a century of abject poverty imposed by crackpot Marxist economic plans which continue to this day". This was orchestrated by "Marxists and radicals who supported a communist victory." [11].   

Jane Fonda after some 30 years also found that she was wrong and expressed regret for what she did in Hanoi in late 1960s. 

If those who were on the left were intelligent enough and vigilant, things would not have turned bad as we have experienced: so many human lives have been lost, the Vietnamese people have not suffered much until today, and the American people have not gone through a trauma for several decades. 

Hopefully, some people could learn this lesson and some twenty years later no one will live to regret what he/she does today. 

 


[1] BBC, " Vietnam: Party Plenum stresses improvement of SOEs", September 28, 01

[2] AP, " Vietnam to speed up reform of SOEs" September 27, 01

[3] Asia Pulse, "Vietnam state enterprises may become cole proprietary cos". Oct. 26, 01

[4] -id- nhu tren

[5] AFP, " Vietnam party boss calls for shake-up of SOEs", Aug. 23, 01

[6] Asia Pulse, -id-

[7] Reuters' "Vietnam to scrap telecommunications monopoly". Otc. 20, 01

[8] AFP,"IFC urges Vietnam to sped up state sector reform" Aug. 22,01

[9] Reuters, " IMF says time running out for new Vietnam loan" Otc. 2, 01

[10] Andreww Sullivan, "The agony of the left", The Wall Street Journal", Oct. 4, 01

[11] David Horowitz, " The anti-war protestors: Do as I say, not as I did", Houston Chronicle, Oct.3, 01. Mr. Horowitz  is President of the conservative Center for the Study of Popular Culture, in Los Angeles.