Ở Trước Mũi Súng

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

 

Đảng Cộng sản sinh ra từ họng súng, nó trưởng thành trên mũi súng. Vậy ở trước mũi súng là ai? Người ta có thể giải thích một cách giản dị trước mũi súng là kẻ thù của nó, nhưng có một điều quái gở, trước họng súng còn có cái mà nó đã cố dùng mọi cách để tạo thành. Đó là xã hội "xã hội chủ nghia" theo giáo điều Mác-Lê, phản lại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vậy tại sao người dân đang kẹt trong cái xã hội đó không có một hành động phối hợp phản kháng?

Dân tộc Việt Nam vốn hiền hòa, có nghia là bản chất của dân tộc hiền lành và ôn hòa. Chữ "hiền" có nhiều cấp ý nghĩa khác nhau từ cao đến thấp. Hiền quá hóa ngu, bởi vậy ở chỗ thấp nhất của nó, chữ "hiền" biến thành chữ "hèn". Chính vì thế kinh nhà Phật đã có ba chữ đi kèm nhau "bi, trí, dũng" không thể tách rời. Bi là từ bi, hiền hậu, hòa nhã, hỉ xả, nhưng bắt buộc "bi" phải có trí tuệ để suy xét và có dung cảm để giữ vững sự phối hợp giữa ôn hòa và lý trí. Tôi không nghĩ đại đa số dân Việt Nam đều hiền ở cấp thấp nhất. Tự đề cao dân tộc mình là lẽ thường nhưng ít nhất cung phải có chứng cớ. Trong lịch sử dài mấy ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã từng chống ngoại xâm từ phương Bắc và trong suốt thời Pháp thuộc, đã có những lớp người đứng lên chống lại ách độ hộ của thực dân.

Thế nhưng dân tộc tính nhiều khi bị ngoại cảnh chi phối, bị "điều kiện hóa" để thay đổi dù chỉ nhất thời. Vào cuối thế kỷ 19, bị ảnh hưởng "hủ nho", triều đại vua nhà Nguyễn đã bỏ lỡ một cơ hơi canh tân dân trí khi các tư tưởng của phương Tây tràn đến các nước Á Đông. Ở bên Nhật, Minh trị Thiên hoàng chấp nhận duy tân nên triều đại tồn tại. Ở Trung Hoa nhà Thanh tiếp tục hủ lậu thành ra mất quyền cai trị, phong trào dân quốc nổi lên. Còn ở Việt Nam bất hạnh nhất, nước đã mất vào tay thực dân Pháp. Trong thời kỳ này dân trí đã xuống đến một mức khá thấp, chữ hiền hòa trở thành thói quen "an phận thủ thường". Cuộc đệ nhị thế chiến đã thức tỉnh dân trí, sau thế chiến phong trào đấu tranh giành độc lập đã nổi lên rất mạnh. Chính vào lúc này, những người Cộng sản đã có thủ đoạn dấu kín là cờ "búa liềm" để nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc. Họ đã lôi cuốn đuợc phần lớn dân tộc vào cuộc kháng chiến chống Pháp, cả những người biết rõ họ là Cộng sản cung hăng hái theo họ chỉ vì chiêu bài độc lập đánh trúng vào niềm khao khát của dân tộc bị kìm hãn từ lâu.

Trong cuộc kháng chiến, những người cộng sản đã có cơ hội tạo ra những "an toàn khu". Đây là bước thử thách đầu tiên trong mưu toan dài hạn dựa vào chiến tranh để điều kiện hóa dân trí, biến người dân thành những phần tử trong một trại lính khổng lồ. Chữ "điều kiện hóa" ở đây rất đúng, bởi vì điều kiện cần đầu tiên cho người lính là phải tuân lệnh mà không có quyền đuợc phản kháng vì nhu cầu chiến tranh. Đất nước đã trải qua một cuộc chiến liên tục đến 30 năm. Trên thế giới không có dân tộc nào phải chịu đựng một cuộc chiến lâu dài và phức tạp đến như vậy. Chiến tranh càng lâu, tình trạng "điều kiện hóa" càng ngấm và trở thành phức tạp hơn. Ngoài thói quen ỷ lại chỉ biết nhắm mắt tuân lệnh kẻ quyền lực có súng, cuộc chiến quá bạo tàn đã tạo thêm cho người dân một tâm trạng chán ghét đổ máu, sợ khổ, sợ đói và sợ chết. Đây chính là tâm lý nói chung của người dân ở cả miền Nam lẫn miền Bắc sau khi ra khỏi lò lửa chiến tranh.

Những người cộng sản đã lợi dụng tâm lý này để thay đổi mau lẹ ngọn cờ độc lập bằng ngọn cờ búa liềm của chủ nghia Mác-Lê độc tài toàn trị. Chế độ chiến tranh biến thành chế độ cảnh sát trị để tạo thành một xã hội lý tưởng hão huyền trước mui súng. Thế nhưng, những chuyện bất ngờ nhất đã xẩy ra. Sự chuyển đổi chế độ chiến tranh thành cảnh sát trị đã đua đến sự chuyển đổi tay cầm súng. Chiến tranh là việc của người lính võ trang, nhưng thời bình là việc của công an cảnh sát. Những mâu thuẫn giữa hai lực lượng có súng, quân đội và công an, lúc nào cung có trong thời chiến cung như trong thời bình. Đặc biệt ở Việt Nam vấn đề đã nổi bật vì chiến tranh chấm dứt là do chủ lực bộ đội Công sản ở miền Bắc nghèo khổ đã chiếm đuợc một miền Nam giầu có. Vấn đề phức tạp thêm vì ở niền Nam có Mặt trận giải phóng, mầm mống của sự phân biệt Bắc Nam. Chế độ quân quản chỉ đuợc thụ hưởng lúc đầu, rồi bị thay thế mau lẹ bằng việc thống nhất cả nước dưới chế độ công an trị và Mặt trận Giải phóng miền Nam cung bị giải tán.

Sự mâu thuẫn về quyền và lợi đã trở thành gay go khi đảng Cộng sản mở cửa đón nhận kinh tế thị trường. Tranh chấp về tư tưởng và đuờng lối không đáng sợ bằng tranh chấp về quyền lợi giữa những anh có súng, nhất là khi nạn tham nhung đã thấm vào cơ thể đảng làm mất kỷ cương, nếp sống xa đọa, đạo lý suy đồi. Đại hội kỳ IX của đảng đã cho thấy một cố gắng giữ thế quân bình giữa hai thế lực có súng. Nhưng dù kẻ cầm súng là thế lực nào, chế độ cảnh sát trị cung đang mất dần hiệu năng của nó. Ngay trong đảng những tiếng nói trung trực của những nguời có đầu óc tiến bộ đã bộc lộ ngày một nhiều. Ngoài đảng, những phong trào tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo đã vuơn lên mạnh mẽ. Những bất công của xã hội trại lính đã khiến dân tâm đổi khác, dân trí lên cao nhờ cuộc cách mạng truyền thông từ bên ngoài đua vào. Người dân nông thôn đã ngang nhiên nói lên tiếng nói bất mãn của họ trước họng súng.

Tôi nghï một dân tộc có truyền thống chống ngoại xâm nhất định sẽ không hèn khi phải đối phó với kẻ nội địch.