Nông Ðức Mạnh Lên Tổng Bí Thư,

Sẽ Ðổi Mới "Dè Dặt"

 

HANOI (KL) - Tin của TINI Tran, hãng AP - Ðảng CSVN đã tuyên bố ngày chủ nhật, một nhân vật ôn hòa xưa nay thường được đồn đại là con rơi của Hồ Chí Minh sẽ nắm điạ vị có quyền lực nhất nước.

 

Nồng Ðức Mạnh, người sắc tộc thiểu số, thay một nhân vật bảo thủ đã về gìà để giữ chức tổng bí thư của đảng CSVN.

 

Mạnh 60 tuổi từng là chủ tịch của Quốc hội Việt Nam trong chín năm.  Quốc hội Việt Nam trước đây chỉ đóng vai trò đóng dấu quyết định những việc đã được soạn thảo sau những cánh cửa đóng kín, dưới sự lãnh đạo của chủ tịch này, quốc hội trở thành một nơi hội thảo cho các cuộc bàn cãi về các chính sách được trực tiếp truyền hình.

 

Mạnh đã được bầu vào địa vị mới ngày thứ ba tuần qua theo một cuộc họp kín trong  Trung ương của đảng CSVN. Sự bổ nhiệm Mạnh đã dược hính thức công bố ngày chủ nhật ngay đúng lúc Ðại hội nghỉ đảng bốn ngày đã bế mạc.

 

Người tiền nhiệm của Mạnh là Lê Khả Phiêu, 69 tuổi, ông này đã tranh đấu bầm dập để cố giữ lại quyền hành. Phiêu, một quân ủy, bị chỉ thích là thiếu tư cách lãnh đạo và bị khép vào tội lạm dụng quân báo để dò thám các đối thủ trong Bộ chính trị.

 

Cải cách là để mở ra xa hơn nữa về kinh tế và giảm vai trò của các xí nghiệp do nhà nước quản lý, cải cách này đã bị sa lầy theo hướng của Phiêu.

 

Mạnh là nhân vật đầu tiên của các sắc tộc thiểu số lên cầm đầu đảng CSVN.

 

Người mẹ của Mạnh là người gốc Tầy, làm chị nuôi cho ông Hồ Chí Minh tại tỉnh Bắc Cạn và đã chết sau khi Mạnh được sinh ra, theo các cán bộ đảng cho biết. Mạnh cũng chưa từng bao giờ công nhận hay bác bỏ tin đồn cho rằng Mạnh là con trai của Hồ Chí Minh.

 

Việc lựa chọn Mạnh sẽ giúp giảm bớt căng thẳng với sắc tộc thiểu số đã xẩy ra từ hồi tháng hai qua những cuộc biểu tình chống chính quyền tại vùng cao nguyên Trung phần về các vụ cướp đất đai, vụ gây cảnh nghèo khó và vụ đàn áp tín ngưỡng của các sắc tộc này.

 

Mạnh phải đối phó trong cuộc tranh đấu với dân Thượng để lấy lại bộ mặt của đảng CSVN đã bị xám xịt vì tham nhũng, quan liêu và cửa quyền được phổ biến trong nhiều năm nay.

 

"Ðây là một việc hãnh diện và vinh dự nhưng cũng là một trách nhiệm lớn lao. Tôi tự biết khả năng và trình độ kiến thức của tôi có giới hạn," theo như lời của Mạnh nói ra trong một cuộc thuyết trình vắn tắt trước quốc hội.

 

Hai năm ầm ĩ vận động chống tham nhũng của Phiêu được coi như không thành công và chỉ có một số nhỏ cán bộ được đưa ra để kiển trách.

 

Theo các quan sát viên cho biết, CSVN đã huyênh hoang cuộc tiến chiếm miền Nam thành công là nhờ công lao của dân cách mạng miền Nam. Chính những công lao này mà đồng chí Ðỗ Mười đã phải trả và tạo ra tình trạng tham nhũng và bè phái trong đảng, tình thế đã buộc Ðỗ Mười phải cho "Ðổi Mới" và giao lại chiếc rìu chặt tham nhũng cho đồng chí Lê Khả Phiêu.

 

Trong lời nói gay gắt trước quốc hội, Hữu Thọ, chủ tịch của Ủy ban Tư tưởng và Văn hóa, cũng đã báo động các nguy hiểm đang gia tăng trong vấn đề lạm dụng quyền thế của đảng.

 

"Nếu cứ để cơ hội chủ nghĩa phát triển, bản chất của  đảng sẽ mất đi và các giá trị của tinh thần truyền thống sẽ bị lung lay," theo lời của Hưũ Thọ.

 

Mạnh có tiếng là chính khách hiểu các lẽ thường, người hữu hiệu để tìm sự nhất trí, một nhân tài có thể khả dụng khi Việt Nam đang bị sâu xé vì  con đường chính trị và kinh tế.

 

Trong khi có nhiều quan chức cho rằng việc cải tổ là nhất thiết để đẩy mạnh trong việc làm cho Việt Nam khỏi bị tụt hậu đối với các quốc gia Láng giềng Á châu về mặt kinh tế, cũng có nhiều quan chức đã sợ đảng CSVN mất hết quyền hành nếu việc cải tổ được đẩy đi quá xa.

 

Song đại hội đảng đã chấp thuận một bản tường trình kinh tế nói ủng hộ việc tiếp tục cải tổ đi theo nền kinh tế thị trường.

 

Các phân tích gia cho Mạnh sẽ được hỗ trợ nhiều hơn Phiêu trong công cuội cải cách kinh tế. Nhưng, ngay những nhân vật cải cách trong đảng lại thận trọng, Việt Nam không nên chệch hướng quá xa theo như chính sách hiện nay có sự thận trọng trong cung cách cải tổ.

 

 "Bất cứ ai nhận trách nhiệm lãnh đạo mới sẽ tiếp tục theo các chính sách kinh tế hiện nay," theo lời của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên. " Có nghĩa là sẽ vẫn tiếp tục."