NỖI LO LẮNG CỦA KẺ GIAN

 

Hà Nhân

 

Những tuần lễ vừa qua đã gây nhiều lo lắng cho nhóm lãnh tụ Ðảng CSVN. Người ta phỏng đoán như thế vì Hà Nội có những hành động vô tình biểu lộ sự quan ngại trước tình hình mà họ phải đối phó như quản thúc cụ Lê Quang Liêm, bắt giam Linh Mục Nguyễn Văn Lý và hù dọa Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.

 

Nặng nề nhất là vụ Hội Ân Xá Quốc Tế thẳng thừng lên án chế độ CSVN về những vi phạm nhân quyền như giam giữ tù chính trị, tù nhân lương tâm, đàn áp tôn giáo... Cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng Viện Mỹ về tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng là cái gai đâm vào mắt các lãnh tụ CSVN ở Hà Nội.

 

Nhưng điều mà các lãnh tụ ở Hà Nội lo ngại hơn cả là việc Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương đang chờ Quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Thái độ của chính phủ Bush có vẻ lừng khừng, muốn đòi thêm những nhượng bộ đáng kể hơn so với những gì mà chính quyền Clinton chấp nhận khi ký kết hiệp định này. Những lời tuyên bố về thành tích nhân quyền ở Việt Nam của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ và của viên đại sứ Mỹ vốn hết lòng ủng hộ Hà Nội cho thấy HÐTMSP có thể gặp trở ngại trước Quốc Hội Mỹ.

 

Nhiều biến cố ở Việt Nam xẩy ra trong mấy tháng gần đây khiến các lãnh tụ CSVN lo ngại là phải. Ðiềm gở trong vụ in lầm chú thích lăng ông Hồ là sở thú gây xôn xao trong giới già cũng như trẻ ở Việt Nam. Các lãnh tụ trung ương hẳn không yên tâm trước điềm gở này vì ai cũng biết lãnh tụ CSVN rất mê tín trong khi bề ngoài họ luôn tỏ ra không hề tin nhảm.

 

Nhiều lãnh tụ trung ương mời thầy điạ lý từ Miền Nam ra Bắc tìm đất tốt cải táng di hài cha mẹ để mong con cháu phát đế vương. Các pháp sư (như ở Long Thành) nổi tiếng chữa lành bệnh bằng tín niệm tôn giáo cho nhiều người bị mời ra Hà Nội chữa bệnh cho các vị đại thần "đỏ." Còn như các đại thần phu nhân, nhiều bà mải mê hầu bóng, lên đồng.

 

Mới tuần rồi cây đa cổ thụ 500 năm ở Ðền Quan Thánh, Hà Nội bỗng dưng đổ bật gốc rễ trong lúc trời không có mưa hay nắng. Tuy việc lạ này có thể giải thích bằng lý luận nào đó của khoa học nhưng người bình dân thường coi những việc lạ này là điềm xấu.

 

Trong những tháng năm tới có thể còn nhiều chuyện lạ kỳ khác xảy ra, vì trong lịch sử mỗi khi một nền chuyên chế sắp sụp đổ, những điềm gở như vậy thường xuất hiện liên tiếp trước đó. Nhưng trước mắt nỗi lo ngại thực tế và cụ thể là phong trào chống đối của các tôn giáo lớn.

 

Có những vấn đề nan giải như vụ Cha Nguyễn Văn Lý và vụ Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.  Xử trí vụ Cha Lý đòi tự do tôn giáo là một việc không đơn giản. Sau mấy tháng trời bao vây, gây áp lực bằng cách quấy phá, CSVN đã áp dụng biện pháp hành chánh quản thúc cha Lý. Cuối cùng họ phải bắt giam cha.

 

Có nhiều giả thuyết về động cơ khiến CSVN bắt giam vị linh mục kiên cường này. Một là cứ bắt để trấn an dư luận trong số đảng viên bảo thủ, nòng cốt và giữ thể diện cho đảng và chế độ. Khi áp lực quốc tế gia tăng mạnh mẽ và phong trào phản kháng lên cao, Hà Nội sẽ cho phóng thích cha Lý để ra điều phục thiện. Lúc ấy họ còn có thể nhân đó mà đẩy cha Lý ra ngoại quốc sinh sống.

 

Hai là Hà Nội áp dụng chiến thuật ngoan cố lì lợm cố hữu của họ, luôn luôn đặt ích lợi và an ninh chính trị của Ðảng CSVN lên trên mọi lẽ phải và quyền lợi của nhân dân. Có thể Hà Nội tiên liệu rằng Cha Lý sẽ là phần tử nguy hiểm cho chế độ trong lâu dài, cần phải bỏ tù. Trong trường hợp này, họ phải đối phó với nguy cơ Quốc Hội Mỹ gây khó khăn trong việc phê chuẩn HÐTMSP.

 

Vả lại, tuy đến nay Tòa Thánh giữ im lặng về vụ phản kháng đòi tự do tôn giáo của Cha Lý. Nhưng dù cho chủ ý của Vatican là gì đi nữa, nếu Hà Nội truy tố hay tuyên án nặng đối với Cha Lý tất Ðức Thánh Cha phải có thái độ thích đáng. Trong trường hợp này, CSVN hẳn đã dự liệu hậu quả to lớn do hành động của họ gây ra.

 

Thời điểm HÐTMSP ra trước Quốc Hội Mỹ giữa lúc Hà Nội chơi mạnh tay đối với cha Lý hẳn không thể là ngẫu nhiên. Dầu sao, Tổng Thống Bush cũng cần có thái độ khác với người tiền nhiệm Bill Clinton. Có thể chung cuộc ông Bush sẽ hiền lành với Hà Nội, nhưng chỉ sau khi có một vài hành động cứng rắn trước bộ mặt lì lợm của Hà Nội.

 

Cùng lúc, Hòa Thượng Quảng Ðộ đang công khai thách thức CSVN khi ngài tuyên bố sẽ ra Quảng Ngãi đón Thầy Thích Huyền Quang trở về Sài Gòn vào ngày 7/6/2001. Lý luận của Thầy Quảng Ðộ khá vững, căn cứ vào luật lệ của Hà Nội. Theo các văn bản chính thức của chính quyền CSVN, Thầy Huyền Quang đã mãn hạn quản chế từ 1997, nghĩa là ngày nay thầy có quyền cư trú nơi mình muốn.

 

CSVN có thể phản ứng bằng nhiều cách. Họ có thể đưa Thầy về Sài Gòn trước khi Thầy Quảng Ðộ ra đón. Làm như vậy tuy hơi mất mặt nhưng dễ nhất. Duy có điều đáng ngại cho họ là khi cả hai vị cao tăng này cùng ở Sài Gòn thì tiếng nói của hai vị có sức mạnh gấp bội.

 

Nếu họ xuống tay đàn áp, hậu quả sẽ có thể vô cùng nghiêm trọng. Có thể có đông đảo tăng ni, Phật tử tập trung tiễn đưa và hỗ trợ cho phái đoàn của Thầy Quảng Ðộ. Lại thêm tăng đoàn Thừa Thiên dự tính cùng vào Quảng Ngãi góp mặt với phái đoàn từ Sài Gòn.

 

Nếu lực lượng công an không ngăn chận được cuộc tập họp khởi hành, sẽ có thể xảy ra xô xát mà mức độ trầm trọng khó có thể đoán trước tại Sài Gòn và trên đường đi cũng như tại nơi Thầy Huyền Quang đang bị quản thúc. Không chừng sẽ có một vụ Thiên An Môn ở một tầm cỡ nào đó sẽ xẩy ra.

 

Tình thế ấy nếu diễn ra, sẽ có tác động rộng lớn. Ở trong nước, giáo dân Cao Ðài, Hòa Hảo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành nhất là giáo hội Tin Lành tại gia, sẽ có thể phản ứng. Riêng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo mà cụ Lê Quang Liêm là tiêu biểu, đang bị trù dập, bao vây. Một ngọn lửa do các tôn giáo khác khơi lên có thể khích động các tín đồ trung thành của Ðức Huỳnh Giáo Chủ đứng lên tranh đấu mạnh hơn.

 

Tôn giáo, dù bị CSVN quyết tâm tiêu diệt, sẽ vẫn phát triển khi mà loài người không thể thiếu tôn giáo làm khuôn mẫu cho cuộc sống phần hồn. Bản chất tôn giáo là càng bị đàn áp càng mạnh hơn.

 

CSVN theo đuổi chiến thuật trấn áp tôn giáo khi chủ trương rằng nhân dân được tự do tín ngưỡng, nghĩa là được tin thần thánh, giáo lý, nhưng phải bị kiểm soát trong sinh hoạt tôn giáo để chính quyền bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Theo chủ trương này, việc truyền đạo cũng là không hợp pháp. Ðó là điều thậm vô lý, giống như cho nghe cho nhìn nhưng không cho nói.

 

Một chiến thuật khác là trong khi cấm đoán, hạn chế hoạt động của các tôn giáo thì những sinh hoạt tín ngưỡng tạp thần hoặc do tập quán như tục đốt vàng mã, phụ đồng, cầu hồn, cúng kiếng, cháo thí, được tự do. Sở dĩ Hà Nội dễ dãi đối với nhóm tín ngưỡng này vốn chiếm đa số quần chúng nông thôn là vì tín đồ không có tổ chức như một tôn giáo khả dĩ có thể hành động tập thể, không nguy hại cho địa vị chuyên chính của đảng.

 

Sức mạnh của tôn giáo từng được chứng minh trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Không thế lực nào có thể tiêu diệt được một tôn giáo. Mọi cố gắng tiêu diệt tôn giáo chỉ rước lấy những hậu quả ghê gớm nhất cho những thế lực chủ mưu. Những thế lực gian ác ấy sẽ bị tuyệt diệt, dù cho các tôn giáo ở nước ta vốn không chủ trương trả thù và chỉ tranh đấu bất bạo động.

 

Hà NhânNhững tuần lễ vừa qua đã gây nhiều lo lắng cho nhóm lãnh tụ Ðảng CSVN. Người ta phỏng đoán như thế vì Hà Nội có những hành động vô tình biểu lộ sự quan ngại trước tình hình mà họ phải đối phó như quản thúc cụ Lê Quang Liêm, bắt giam Linh Mục Nguyễn Văn Lý và hù dọa Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.

 

Nặng nề nhất là vụ Hội Ân Xá Quốc Tế thẳng thừng lên án chế độ CSVN về những vi phạm nhân quyền như giam giữ tù chính trị, tù nhân lương tâm, đàn áp tôn giáo... Cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng Viện Mỹ về tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng là cái gai đâm vào mắt các lãnh tụ CSVN ở Hà Nội.

 

Nhưng điều mà các lãnh tụ ở Hà Nội lo ngại hơn cả là việc Hiệp Ðịnh Thương Mại Song Phương đang chờ Quốc Hội Mỹ phê chuẩn. Thái độ của chính phủ Bush có vẻ lừng khừng, muốn đòi thêm những nhượng bộ đáng kể hơn so với những gì mà chính quyền Clinton chấp nhận khi ký kết hiệp định này. Những lời tuyên bố về thành tích nhân quyền ở Việt Nam của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ và của viên đại sứ Mỹ vốn hết lòng ủng hộ Hà Nội cho thấy HÐTMSP có thể gặp trở ngại trước Quốc Hội Mỹ.

 

Nhiều biến cố ở Việt Nam xẩy ra trong mấy tháng gần đây khiến các lãnh tụ CSVN lo ngại là phải. Ðiềm gở trong vụ in lầm chú thích lăng ông Hồ là sở thú gây xôn xao trong giới già cũng như trẻ ở Việt Nam. Các lãnh tụ trung ương hẳn không yên tâm trước điềm gở này vì ai cũng biết lãnh tụ CSVN rất mê tín trong khi bề ngoài họ luôn tỏ ra không hề tin nhảm.

 

Nhiều lãnh tụ trung ương mời thầy điạ lý từ Miền Nam ra Bắc tìm đất tốt cải táng di hài cha mẹ để mong con cháu phát đế vương. Các pháp sư (như ở Long Thành) nổi tiếng chữa lành bệnh bằng tín niệm tôn giáo cho nhiều người bị mời ra Hà Nội chữa bệnh cho các vị đại thần "đỏ." Còn như các đại thần phu nhân, nhiều bà mải mê hầu bóng, lên đồng.

 

Mới tuần rồi cây đa cổ thụ 500 năm ở Ðền Quan Thánh, Hà Nội bỗng dưng đổ bật gốc rễ trong lúc trời không có mưa hay nắng. Tuy việc lạ này có thể giải thích bằng lý luận nào đó của khoa học nhưng người bình dân thường coi những việc lạ này là điềm xấu.

 

Trong những tháng năm tới có thể còn nhiều chuyện lạ kỳ khác xảy ra, vì trong lịch sử mỗi khi một nền chuyên chế sắp sụp đổ, những điềm gở như vậy thường xuất hiện liên tiếp trước đó. Nhưng trước mắt nỗi lo ngại thực tế và cụ thể là phong trào chống đối của các tôn giáo lớn.

 

Có những vấn đề nan giải như vụ Cha Nguyễn Văn Lý và vụ Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ.

 

Xử trí vụ Cha Lý đòi tự do tôn giáo là một việc không đơn giản. Sau mấy tháng trời bao vây, gây áp lực bằng cách quấy phá, CSVN đã áp dụng biện pháp hành chánh quản thúc cha Lý. Cuối cùng họ phải bắt giam cha.

 

Có nhiều giả thuyết về động cơ khiến CSVN bắt giam vị linh mục kiên cường này. Một là cứ bắt để trấn an dư luận trong số đảng viên bảo thủ, nòng cốt và giữ thể diện cho đảng và chế độ. Khi áp lực quốc tế gia tăng mạnh mẽ và phong trào phản kháng lên cao, Hà Nội sẽ cho phóng thích cha Lý để ra điều phục thiện. Lúc ấy họ còn có thể nhân đó mà đẩy cha Lý ra ngoại quốc sinh sống.

 

Hai là Hà Nội áp dụng chiến thuật ngoan cố lì lợm cố hữu của họ, luôn luôn đặt ích lợi và an ninh chính trị của Ðảng CSVN lên trên mọi lẽ phải và quyền lợi của nhân dân. Có thể Hà Nội tiên liệu rằng Cha Lý sẽ là phần tử nguy hiểm cho chế độ trong lâu dài, cần phải bỏ tù. Trong trường hợp này, họ phải đối phó với nguy cơ Quốc Hội Mỹ gây khó khăn trong việc phê chuẩn HÐTMSP.

 

Vả lại, tuy đến nay Tòa Thánh giữ im lặng về vụ phản kháng đòi tự do tôn giáo của Cha Lý. Nhưng dù cho chủ ý của Vatican là gì đi nữa, nếu Hà Nội truy tố hay tuyên án nặng đối với Cha Lý tất Ðức Thánh Cha phải có thái độ thích đáng. Trong trường hợp này, CSVN hẳn đã dự liệu hậu quả to lớn do hành động của họ gây ra.

 

Thời điểm HÐTMSP ra trước Quốc Hội Mỹ giữa lúc Hà Nội chơi mạnh tay đối với cha Lý hẳn không thể là ngẫu nhiên. Dầu sao, Tổng Thống Bush cũng cần có thái độ khác với người tiền nhiệm Bill Clinton. Có thể chung cuộc ông Bush sẽ hiền lành với Hà Nội, nhưng chỉ sau khi có một vài hành động cứng rắn trước bộ mặt lì lợm của Hà Nội.

 

Cùng lúc, Hòa Thượng Quảng Ðộ đang công khai thách thức CSVN khi ngài tuyên bố sẽ ra Quảng Ngãi đón Thầy Thích Huyền Quang trở về Sài Gòn vào ngày 7/6/2001. Lý luận của Thầy Quảng Ðộ khá vững, căn cứ vào luật lệ của Hà Nội. Theo các văn bản chính thức của chính quyền CSVN, Thầy Huyền Quang đã mãn hạn quản chế từ 1997, nghĩa là ngày nay thầy có quyền cư trú nơi mình muốn.

 

CSVN có thể phản ứng bằng nhiều cách. Họ có thể đưa Thầy về Sài Gòn trước khi Thầy Quảng Ðộ ra đón. Làm như vậy tuy hơi mất mặt nhưng dễ nhất. Duy có điều đáng ngại cho họ là khi cả hai vị cao tăng này cùng ở Sài Gòn thì tiếng nói của hai vị có sức mạnh gấp bội.

 

Nếu họ xuống tay đàn áp, hậu quả sẽ có thể vô cùng nghiêm trọng. Có thể có đông đảo tăng ni, Phật tử tập trung tiễn đưa và hỗ trợ cho phái đoàn của Thầy Quảng Ðộ. Lại thêm tăng đoàn Thừa Thiên dự tính cùng vào Quảng Ngãi góp mặt với phái đoàn từ Sài Gòn.

 

Nếu lực lượng công an không ngăn chận được cuộc tập họp khởi hành, sẽ có thể xảy ra xô xát mà mức độ trầm trọng khó có thể đoán trước tại Sài Gòn và trên đường đi cũng như tại nơi Thầy Huyền Quang đang bị quản thúc. Không chừng sẽ có một vụ Thiên An Môn ở một tầm cỡ nào đó sẽ xẩy ra.

 

Tình thế ấy nếu diễn ra, sẽ có tác động rộng lớn. Ở trong nước, giáo dân Cao Ðài, Hòa Hảo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành nhất là giáo hội Tin Lành tại gia, sẽ có thể phản ứng. Riêng Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo mà cụ Lê Quang Liêm là tiêu biểu, đang bị trù dập, bao vây. Một ngọn lửa do các tôn giáo khác khơi lên có thể khích động các tín đồ trung thành của Ðức Huỳnh Giáo Chủ đứng lên tranh đấu mạnh hơn.

 

Tôn giáo, dù bị CSVN quyết tâm tiêu diệt, sẽ vẫn phát triển khi mà loài người không thể thiếu tôn giáo làm khuôn mẫu cho cuộc sống phần hồn. Bản chất tôn giáo là càng bị đàn áp càng mạnh hơn.

 

CSVN theo đuổi chiến thuật trấn áp tôn giáo khi chủ trương rằng nhân dân được tự do tín ngưỡng, nghĩa là được tin thần thánh, giáo lý, nhưng phải bị kiểm soát trong sinh hoạt tôn giáo để chính quyền bảo đảm an ninh trật tự xã hội. Theo chủ trương này, việc truyền đạo cũng là không hợp pháp. Ðó là điều thậm vô lý, giống như cho nghe cho nhìn nhưng không cho nói.

 

Một chiến thuật khác là trong khi cấm đoán, hạn chế hoạt động của các tôn giáo thì những sinh hoạt tín ngưỡng tạp thần hoặc do tập quán như tục đốt vàng mã, phụ đồng, cầu hồn, cúng kiếng, cháo thí, được tự do. Sở dĩ Hà Nội dễ dãi đối với nhóm tín ngưỡng này vốn chiếm đa số quần chúng nông thôn là vì tín đồ không có tổ chức như một tôn giáo khả dĩ có thể hành động tập thể, không nguy hại cho địa vị chuyên chính của đảng.

 

Sức mạnh của tôn giáo từng được chứng minh trong lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Không thế lực nào có thể tiêu  diệt được một tôn giáo. Mọi cố gắng tiêu diệt tôn giáo chỉ rước lấy những hậu quả ghê gớm nhất cho những thế lực chủ mưu. Những thế lực gian ác ấy sẽ bị tuyệt diệt, dù cho các tôn giáo ở nước ta vốn không chủ trương trả thù và chỉ tranh đấu bất bạo động.

 

Hà Nhân