Những lời phản kháng mới

NGÔ NHÂN DỤNG

Có biến chuyển trong khuynh hướng của những nhà trí thức ở trong nước khi họ lên tiếng phản đối chế độ cộng sản. Trước đây, những cựu đảng viên cộng sản như các ông Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự thường phê bình giai cấp lãnh đạo trong đảng về các vấn đề chủ nghĩa, lý thuyết. Những người ngoài đảng như Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế cung nhắm vào giới lãnh đạo đảng khi phê phán các chính sách, đuờng lối của đảng Cộng Sản. Ngày nay, với kỹ thuật thông tin mới, các mạng lưới internet đang tràn ngập những tin tức và phê phán của những nhà trí thức mới cất lên tiếng nói. Và những lời phê phán của họ không có ý chỉ nói cho những người cầm đầu đảng Cộng Sản nghe. Đọc các tài liệu tán phát qua các mạng lưới thông tin thì thấy họ mượn cớ viết cho các lãnh tụ đảng để cất lên tiếng nói của người dân Việt Nam, cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt cho chính các đảng viên cộng sản và giới thanh niên trong nước nghe. Có thể nói có một "thế hệ" trí thức phản kháng mới đang xuất hiện, và đang lớn mạnh.

So sánh những lời lẽ của Tướng Trần Độ và của những tác giả viết trên mạng lưới "Đối Thoại" thì chúng ta đã thấy rõ điều này. Những người như ông Vũ Cao Quận, ông Ngô Yên cung như ông Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân đang phổ biến các bài viết cho đồng bào chung quanh đọc, chứ không phải chỉ nói những câu chuyện "nội bộ của đảng Cộng Sản". Và muốn khích động đồng bào, nhất là giới trẻ Việt Nam, thì một yếu tố quan trọng nhất là cho họ thấy rõ mối nhục nhã của toàn dân mà vì đảng Cộng Sản nên dân ta phải gánh chịu.

Tướng Trần Độ, qua cuộc phỏng vấn đăng trong số báo ngày hôm nay, tỏ ý không tin rằng Tổng Bí thư mới Nông Đức Mạnh sẽ mang lại điều gì mới mẻ. Vì cả guồng máy đảng toàn bọn thủ cựu chỉ biết hành động theo các quy tắc cu kỹ, khô cứng. Họ chỉ lo làm sao bảo vệ quyền lợi của họ. Nếu ông nắm quyền thì ông sẽ làm gì? Tướng Trần Độ thành thật trả lời chính ông không biết chắc chắn sẽ làm gì, ngoại trừ việc phải có tự do báo chí.

Trong những bài phổ biến qua mạng lưới Nối Kết mang tên "Đối Thoại, tiếng nói của chủ nhân dất nước - Đối thoại để có dân chủ," các ông Vu Cao Quận, Ngô Yên đã trực tiếp khích động tâm tình giới trẻ Việt Nam, vạch ra mối nhục nhã của người dân Việt Nam hiện nay. Ông Vu Cao Quận đã phê bình "Sáu đặc trưng của Chủ nghia Xã hội" mà đảng Cộng Sản nêu lên. Nhưng các đoạn văn phê bình lý thuyết đó chứa đựng những lời tố giác về tình trạng đất nước: "Nông dân bị bọn cường hào ác bá đày đọa, sưu cao thuế nặng, như cái gương Đồng Nai, Thọ Xuân Thanh hóa, Uy Nỗ Đông Anh, Quỳnh Phụ Thái Bình.. rồi Đầm Dơi Cà Mau, và gần đây là Đắc Lắc. Hàng vạn nông dân nổi dậy ..."

Và ở thành phố, ông Vu Cao Quận viết, "Công nhân thì bị chủ xí nghiệp liên doanh bắt làm lao động thêm giờ đến kiệt sức, rút đế giày đập vào mặt, bắt quỳ, bắt phơi nắng, thậm chí bắt chui qua háng, mắng chửi, sỉ nhục." Ông dẫn lời một thành viên Hội đồng Nghiên cứu Lý luận, "Tôi xin báo cáo các anh, 'quốc doanh' bóc lột lao động ghê gớm! Trả lương thấp như thế, các giám đốc tham nhung như thế, có bóc lột không?"

Trong mạng lưới Đối Thoại, Ngô Yên trực tiếp viết cho giới trẻ đọc. Với tựa đề "Con em ta đang bị nhồi sọ," ông tố cáo đảng Cộng Sản làm phí thời giờ và năng lực của học sinh, sinh viên Việt Nam với những giờ học lý thuyết Mác xít bắt buộc. "Chủ nghia Mác Lenin là học thuyết của một đảng, đảng Cộng Sản. Nó là việc nội bộ của đảng... Sao lại bắt những nhà trí thức tương lai của đất nước (phải học) trong khi tính khoa học của nó đã bị thực tiễn phủ nhận một cách toàn diện, triệt để, nhanh chóng...? Và trong một bài mang tựa đề "Sinh viên, tuổi trẻ Việt Nam nên biết", ông Ngô Yên đã trình bày tình trạng tụt hậu kinh tế của Việt Nam so với các nước láng giềng, đặc biệt từ năm 1975 đến nay, để giới trẻ có học ở nước ta cảm thấy thấm thía nỗi nhục nghèo khó, thua kém cả thế giới chung quanh.

Đọc những bài trên, cung như lá thư gửi Nông Đức Mạnh của ông Trần Khuê và bà Nguyễn Thị Thanh Xuân mà nhật báo Người Việt đã đăng, chúng ta có thể nói phong trào chống Cộng ở trong nước đang lớn mạnh hơn. Hoạt động đòi tự do của các tôn giáo, cho đến các nông dân và đồng bào thiểu số, tuy bị báo chí của Đảng bưng bít, nhưng giới trí thức phản đối đang tận dụng khả năng của mạng lưới thông tin tân tiến để phổ biến các tin tức, vận dụng tình tự giới thanh niên thành thị ngày một rộng rãi hơn. Và chiều hướng của phong trào phản đối chế độ cộng sản đang thay đổi. Không còn những nhân vật nổi danh như Hoàng Minh Chính, Trần Độ bàn những vấn đề chủ nghia, lý thuyết, các bản văn phản kháng ngày nay gồm những lời bộc trực, những sự việc cụ thể, các con số hiển nhiên, vạch rõ bản chất thối nát và bất lực của chế độ đang tự phong độc quyền cai trị. Và một điểm nổi bật trong các tài liệu đang phân tán là nhấn mạnh đến nỗi nhục của một dân tộc nghèo khó, bị áp bức, trong khi vẫn tự nhận mình là một dân tộc thông minh, hiếu học, cần cù. Những tiếng nói mới này đi sát với đời sống, dễ thấm nhập vào lòng người, đây chính là tín hiệu mới báo trước sự sụp đổ của Cộng Sản ở nước ta.

NGÔ NHÂN DỤNG