NHỮNG KHÓ KHĂN TRƯỚC MẮT

 

Hà Nhân

 

Cuộc tranh đấu chống chế độ CSVN để cứu vớt đất nước và nhân dân ta khỏi một chế độ áp bức, mị dân và gây tai hại cho sự trường tồn, thịnh vượng của Tổ Quốc đang đi gần tới chỗ gay cấn. Có thể có những biến cố có tính cách quyết định đến vận mệnh đất nước và dân tộc sẽ diễn ra trong tương lai gần đây. Vì thế vấn đề được đặt ra lúc này là những người Việt Nam lưu vong đã sẵn sàng đối phó cũng như khai thác được các lợi điểm của những biến cố này cho cuộc tranh đấu chung hay chưa.

 

Câu trả lời chưa thể đưa ra trong tình hình hiện tại.

 

Ai cũng thấy tình hình trong nước mấy năm nay biến chuyển rất mạnh. Cái xã hội mà CSVN cố tạo dựng để làm nền tảng vững chắc cho đảng và cho lợi ích cùng là an toàn bản thân các lãnh tụ theo kiểu mẫu ở Miền Bắc trước năm 1975 đã thay đổi trái với ý muốn của họ. Ngay cả nhiều người là cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản cũng phải công nhận là chủ nghĩa Cộng Sản đã hết thời.

 

Trên thực tế, chế độ của Ðảng CSVN đang ở vào lúc "bên trong mâu thuẫn bên ngoài lửa đốt." Các cuộc hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương kéo dài chưa ngã ngũ về những vấn đề sẽ được đưa ra trong Ðại Hội Ðại Biểu Toàn Quốc đảng CSVN lần thứ 9. Những sự kiện này cùng với những tin tức riêng do các viên chức cao cấp trong đảng kết hợp lại cho thấy quả thật nội bộ đảng CSVN càng ngày càng thiếu "nhất trí" trong các vấn đề khó khăn và đang có tranh chấp nội bộ.

 

Về mặt đối ngoại, chế độ của Ðảng CSVN đang phải đối phó với nhiều áp lực từ các phía. Hoa Kỳ thì đòi hỏi Hà Nội phải cải cách kinh tế tích cực hơn, nhưng đảng CSVN không thể nào chiều ý Mỹ và Tây Phương tư nhân hóa toàn thể khu vực quốc doanh. Khu vực này là nơi nuôi dưỡng, ưu đãi những phần tử có công trạng, tích cực hi sinh cho đảng. Bãi bỏ nó đi thì ai thay thế làm chân ghế cho các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị?

 

Khu vực quốc doanh cũng là công cụ duy nhất để chứng minh rằng họ vẫn trung thành với lý tưởng Cộng Sản và chủ nghĩa Xã Hội. Nó cái phao duy nhất để các lãnh tụ CSVN bấu víu vào mà sống trong cơn lũ lụt kinh tế toàn cầu, để biện minh cho độc quyền thống trị của họ. Chủ nghĩa xã hội kiểu Cộng Sản mà không có "kinh tế nhà nước làm chủ đạo" thì đâu còn là chủ nghĩa xã hội.

 

Về bên trong, đảng CSVN áp dụng chiến lược kinh tế xã hội không theo học thuyết nào hay một chính sách trường kỳ nào, mà chỉ giải quyết nhu cầu tình hình hiện tại. Với số thu nhập quốc gia khá súc tích, CSVN ưu tiên xây dựng hạ tầng cơ sở (năng lượng, xây cầu đường, phương tiện giao thông) cho vùng thành thị.

 

Trong khi thành thị được ưu đãi, nông thôn chỉ được chăm sóc qua loa với những cải tiến đời sống phiến diện và tạm bợ cho nông dân vốn chiếm trên 80% dân số. CSVN dư biết những cuộc phản kháng dữ dội đưa đến sự sụp đổ của những chế độ áp bức xưa nay đều phát xuất từ giới trung lưu trẻ tuổi ở thành thị nên họ không sợ nông dân cho đến khi có vụ Thái Bình - Xuân Lộc và vụ biểu tình ở cao nguyên vừa qua. Cùng lúc những vụ đòi tự do tôn giáo vang động cũng làm cho CSVN bối rối không ít.

 

Hiện khó có thể tiên đoán thái độ thực sự và sâu kín của Mỹ và Tây Phương, nhưng áp lực về những điều kiện liên quan đến thành tích tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo gần đây lên cao hơn mọi khi. Các hành động hiếm có như các nghị quyết số 295 ngày 29/3/2000 và nghị quyết số 322 ngày 11/7/2000 của Quốc Hội Mỹ chứng tỏ Hoa Kỳ đang theo đuổi chính sách đặc biệt đối với CSVN không giống như thông thường đối với các nước khác. Nghị Quyết 295 đòi hỏi Hà Nội hủy bỏ điều 4 hiến pháp của CSVN, Nghị Quyết 322 vinh danh quân lực VNCH. Cộng chung với các hành động khác trong đó có lời phát biểu của Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội Douglas Peterson về chế độ CSVN hôm 9/3/2001 tại Hoa Thịnh Ðốn cho ta thấy toàn cảnh một bức hình dự kiến về nước Việt Nam không tốt đẹp mấy trong tương lai gần đây.

 

Ông Peterson tỏ ra trái ngược với những phát biểu tung hô chế độ CSVN của ông xưa nay, đã nhìn nhận tình hình ở Việt Nam rất tồi tệ như về nhân quyền, bắt bớ tùy tiện, vu cáo, quấy nhiễu và bỏ tù tín đồ các tôn giáo.

 

Những biến cố này chắc chắn sẽ được Ðại Hội 9 của Ðảng CSVN thảo luận cùng với tình hình liên hệ với Nga, khả năng đi dây giữa Mỹ và Trung Cộng. Và vấn đề trước mắt của họ là cải tổ chính trị cùng với kinh tế. Nếu áp lực quốc tế nhất là của Mỹ, Âu Châu, Nga và Trung Cộng đủ mạnh, Ðại Hội 9 sẽ có thể có những quyết định quan trọng. Chiều hướng chính sách của Hà Nội có thể được uốn nắn nhiều hay ít, phần nào tùy thuộc sự tương nhượng giữa hai phe cực đoan và phe cải cách.

 

Giả thử trong trường hợp tốt nhất theo ý muốn của phe quốc gia, CSVN xóa bỏ điều 4 hiến pháp của họ, chịu tổng tuyển cử theo những điều kiện do phe quốc gia đòi hỏi như bầu cử công bằng và tự do hoàn toàn. Giả thử CSVN chịu chấp nhận những điều kiện như có quốc tế giám sát, tự do vận động, bỏ phiếu không bị theo dõi hay đe dọa, đếm phiếu công bằng và tất cả ở dưới quyền điều hành và kiểm soát của ủy ban bầu cử có phe ta tham dự với đa số, thì chuyện gì sẽ xẩy ra phía bên này?

 

Nếu điều giả tưởng này xẩy ra, phe quốc gia sẽ ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Với những điều kiện như vậy, phe quốc gia không thể khước từ tham dự trước áp lực dư luận quốc tế. Nhất là khi dư luận quốc tế không đủ khả năng thông cảm nổi những tình tiết riêng về thực tế xã hội và chính trị khiến CSVN có thừa khả năng áp đảo.

 

Không tham dự thì không thể nói năng gì sau khi các cơ quan lập pháp được bầu ra trước mắt các quan sát viên quốc tế mà họ cho là công bằng, tự do. Mà tham dự thì khó đắc cử, không phải vì đa số cử tri ưa thích Cộng Sản mà vì phe ta làm cử tri mất tín nhiệm, nhất là dân chúng còn sống dưới chế độ hiện đang kiểm soát và trấn áp rất tinh vi và không nương tay.

 

Chắc hẳn ai cũng có thể dự đoán là cộng đồng người Việt tị nạn sẽ bị chia rẽ trầm trọng nếu CSVN chịu nhượng bộ như vậy. Lúc ấy sẽ có nhiều người tranh nhau, đạp lên nhau mà mua vé về nước ứng cử. Những người quốc gia chân chính sẽ  không mấy ai tham dự. Ngoại trừ những người thực sự yêu nước và tích cực đấu tranh liều mình ăn thua đủ với CSVN bất chấp hậu quả mới chịu trở về.

 

Nhưng một số đông đảo những nhà chính trị bất xứng, chỉ có nghề chôm chĩa, tư cách và tài năng tồi tệ sẽ ùa nhau về nước. Mỗi đảng, mỗi mặt trận, đoàn thể hay phong trào sẽ có năm mười tổng bí thư, chủ tịch xuất hiện, vị nào cũng cho chỉ có mình là chính thống. Những thành phần này sẽ cãi cọ, vu cáo, bôi đen các đối thủ và dùng những kế nhỏ nhen kể cả hợp tác với VC để thủ thắng. Cử tri trong nước sẽ từ đó nhìn thấy những xấu xa mà không thấy những tốt đẹp của phe chống Cộng. Rốt cuộc phe quốc gia có thể thua một ván cờ vĩnh viễn mà không thể hồi phục được.

 

Rốt cuộc chính những người quốc gia sẽ giúp cho CSVN tồn tại. Một cuộc tổng tuyển cử như vậy chỉ có thể thuận lợi cho người Việt chống Cộng nếu biết đoàn kết dù là tạm thời trong thời gian tranh cử để cùng thực hiện một mục tiêu duy nhất: Chống CSVN để xây dựng tự do dân chủ.

 

Cho đến nay đa số những người có tâm huyết đều thất vọng khi thấy trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ ngày càng sinh ra những phân hóa, chia rẽ nhiều hơn và tồi tệ hơn so với các sắc tộc thiểu số khác ở xứ này. Cường độ những lời công kích, chửi bới lẫn nhau ngày càng tinh vi lên đến mức nghệ thuật mà các thầy cô dậy tiếng Việt cao cấp muốn bỏ lớp về đi tu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn có hy vọng vào vận mệnh dân tộc. Biết đâu tổ tiên sẽ phù hộ cho những tâm hồn mê muội, tham danh tham lợi, mang khẩu nghiệp hàng tôm hàng cá tự giác ngộ đường ngay lối thẳng nhân một biến cố trọng đại nào đó, hồi tâm hối lỗi và dứt bỏ ác tâm, cùng đoàn kết với nhau tạo sức mạnh tuyệt vời để thực hiện hoài bão về một nước Việt Nam tươi đẹp hơn.

 

Những điều nói trên đây được đặt ra trong trường hợp một giả thuyết khó hiện hữu trên thực tế. Còn có những việc khác đang xảy ra gây hậu quả tai hại lâu dài cho phe quốc gia chống Cộng. Một trong những mũi tấn kích của CSVN nhắm vào người Việt hải ngoại là tuyên truyền bằng văn hóa.

 

Phe người Việt tị nạn đã đối phó tích cực nhưng mới chỉ là cục bộ, lâm thời. Chúng ta cần có một sách lược chung, mạnh, bền, đánh đúng chỗ, đúng lúc, đúng mục tiêu, đúng cường độ, có tiến thoái đúng cách. Mục Vấn Ðề Thời Sự sẽ xin trở lại đề tài này trong một dịp khác.

 

Hà NhânCuộc tranh đấu chống chế độ CSVN để cứu vớt đất nước và nhân dân ta khỏi một chế độ áp bức, mị dân và gây tai hại cho sự trường tồn, thịnh vượng của Tổ Quốc đang đi gần tới chỗ gay cấn. Có thể có những biến cố có tính cách quyết định đến vận mệnh đất nước và dân tộc sẽ diễn ra trong tương lai gần đây. Vì thế vấn đề được đặt ra lúc này là những người Việt Nam lưu vong đã sẵn sàng đối phó cũng như khai thác được các lợi điểm của những biến cố này cho cuộc tranh đấu chung hay chưa.

 

Câu trả lời chưa thể đưa ra trong tình hình hiện tại.

 

Ai cũng thấy tình hình trong nước mấy năm nay biến chuyển rất mạnh. Cái xã hội mà CSVN cố tạo dựng để làm nền tảng vững chắc cho đảng và cho lợi ích cùng là an toàn bản thân các lãnh tụ theo kiểu mẫu ở Miền Bắc trước năm 1975 đã thay đổi trái với ý muốn của họ. Ngay cả nhiều người là cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản cũng phải công nhận là chủ nghĩa Cộng Sản đã hết thời.

 

Trên thực tế, chế độ của Ðảng CSVN đang ở vào lúc "bên trong mâu thuẫn bên ngoài lửa đốt." Các cuộc hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương kéo dài chưa ngã ngũ về những vấn đề sẽ được đưa ra trong Ðại Hội Ðại Biểu Toàn Quốc đảng CSVN lần thứ 9. Những sự kiện này cùng với những tin tức riêng do các viên chức cao cấp trong đảng kết hợp lại cho thấy quả thật nội bộ đảng CSVN càng ngày càng thiếu "nhất trí" trong các vấn đề khó khăn và đang có tranh chấp nội bộ.

 

Về mặt đối ngoại, chế độ của Ðảng CSVN đang phải đối phó với nhiều áp lực từ các phía. Hoa Kỳ thì đòi hỏi Hà Nội phải cải cách kinh tế tích cực hơn, nhưng đảng CSVN không thể nào chiều ý Mỹ và Tây Phương tư nhân hóa toàn thể khu vực quốc doanh. Khu vực này là nơi nuôi dưỡng, ưu đãi những phần tử có công trạng, tích cực hi sinh cho đảng. Bãi bỏ nó đi thì ai thay thế làm chân ghế cho các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị?

 

Khu vực quốc doanh cũng là công cụ duy nhất để chứng minh rằng họ vẫn trung thành với lý tưởng Cộng Sản và chủ nghĩa Xã Hội. Nó cái phao duy nhất để các lãnh tụ CSVN bấu víu vào mà sống trong cơn lũ lụt kinh tế toàn cầu, để biện minh cho độc quyền thống trị của họ. Chủ nghĩa xã hội kiểu Cộng Sản mà không có "kinh tế nhà nước làm chủ đạo" thì đâu còn là chủ nghĩa xã hội.

 

Về bên trong, đảng CSVN áp dụng chiến lược kinh tế xã hội không theo học thuyết nào hay một chính sách trường kỳ nào, mà chỉ giải quyết nhu cầu tình hình hiện tại. Với số thu nhập quốc gia khá súc tích, CSVN ưu tiên xây dựng hạ tầng cơ sở (năng lượng, xây cầu đường, phương tiện giao thông) cho vùng thành thị.

 

Trong khi thành thị được ưu đãi, nông thôn chỉ được chăm sóc qua loa với những cải tiến đời sống phiến diện và tạm bợ cho nông dân vốn chiếm trên 80% dân số. CSVN dư biết những cuộc phản kháng dữ dội đưa đến sự sụp đổ của những chế độ áp bức xưa nay đều phát xuất từ giới trung lưu trẻ tuổi ở thành thị nên họ không sợ nông dân cho đến khi có vụ Thái Bình - Xuân Lộc và vụ biểu tình ở cao nguyên vừa qua. Cùng lúc những vụ đòi tự do tôn giáo vang động cũng làm cho CSVN bối rối không ít.

 

Hiện khó có thể tiên đoán thái độ thực sự và sâu kín của Mỹ và Tây Phương, nhưng áp lực về những điều kiện liên quan đến thành tích tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo gần đây lên cao hơn mọi khi. Các hành động hiếm có như các nghị quyết số 295 ngày 29/3/2000 và nghị quyết số 322 ngày 11/7/2000 của Quốc Hội Mỹ chứng tỏ Hoa Kỳ đang theo đuổi chính sách đặc biệt đối với CSVN không giống như thông thường đối với các nước khác. Nghị Quyết 295 đòi hỏi Hà Nội hủy bỏ điều 4 hiến pháp của CSVN, Nghị Quyết 322 vinh danh quân lực VNCH. Cộng chung với các hành động khác trong đó có lời phát biểu của Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội Douglas Peterson về chế độ CSVN hôm 9/3/2001 tại Hoa Thịnh Ðốn cho ta thấy toàn cảnh một bức hình dự kiến về nước Việt Nam không tốt đẹp mấy trong tương lai gần đây.

 

Ông Peterson tỏ ra trái ngược với những phát biểu tung hô chế độ CSVN của ông xưa nay, đã nhìn nhận tình hình ở Việt Nam rất tồi tệ như về nhân quyền, bắt bớ tùy tiện, vu cáo, quấy nhiễu và bỏ tù tín đồ các tôn giáo.

 

Những biến cố này chắc chắn sẽ được Ðại Hội 9 của Ðảng CSVN thảo luận cùng với tình hình liên hệ với Nga, khả năng đi dây giữa Mỹ và Trung Cộng. Và vấn đề trước mắt của họ là cải tổ chính trị cùng với kinh tế. Nếu áp lực quốc tế nhất là của Mỹ, Âu Châu, Nga và Trung Cộng đủ mạnh, Ðại Hội 9 sẽ có thể có những quyết định quan trọng. Chiều hướng chính sách của Hà Nội có thể được uốn nắn nhiều hay ít, phần nào tùy thuộc sự tương nhượng giữa hai phe cực đoan và phe cải cách.

 

Giả thử trong trường hợp tốt nhất theo ý muốn của phe quốc gia, CSVN xóa bỏ điều 4 hiến pháp của họ, chịu tổng tuyển cử theo những điều kiện do phe quốc gia đòi hỏi như bầu cử công bằng và tự do hoàn toàn. Giả thử CSVN chịu chấp nhận những điều kiện như có quốc tế giám sát, tự do vận động, bỏ phiếu không bị theo dõi hay đe dọa, đếm phiếu công bằng và tất cả ở dưới quyền điều hành và kiểm soát của ủy ban bầu cử có phe ta tham dự với đa số, thì chuyện gì sẽ xẩy ra phía bên này?

 

Nếu điều giả tưởng này xẩy ra, phe quốc gia sẽ ở vào thế tiến thoái lưỡng nan. Với những điều kiện như vậy, phe quốc gia không thể khước từ tham dự trước áp lực dư luận quốc tế. Nhất là khi dư luận quốc tế không đủ khả năng thông cảm nổi những tình tiết riêng về thực tế xã hội và chính trị khiến CSVN có thừa khả năng áp đảo.

 

Không tham dự thì không thể nói năng gì sau khi các cơ quan lập pháp được bầu ra trước mắt các quan sát viên quốc tế mà họ cho là công bằng, tự do. Mà tham dự thì khó đắc cử, không phải vì đa số cử tri ưa thích Cộng Sản mà vì phe ta làm cử tri mất tín nhiệm, nhất là dân chúng còn sống dưới chế độ hiện đang kiểm soát và trấn áp rất tinh vi và không nương tay.

 

Chắc hẳn ai cũng có thể dự đoán là cộng đồng người Việt tị nạn sẽ bị chia rẽ trầm trọng nếu CSVN chịu nhượng bộ như vậy. Lúc ấy sẽ có nhiều người tranh nhau, đạp lên nhau mà mua vé về nước ứng cử. Những người quốc gia chân chính sẽ không mấy ai tham dự. Ngoại trừ những người thực sự yêu nước và tích cực đấu tranh liều mình ăn thua đủ với CSVN bất chấp hậu quả mới chịu trở về.

 

Nhưng một số đông đảo những nhà chính trị bất xứng, chỉ có nghề chôm chĩa, tư cách và tài năng tồi tệ sẽ ùa nhau về nước. Mỗi đảng, mỗi mặt trận, đoàn thể hay phong trào sẽ có năm mười tổng bí thư, chủ tịch xuất hiện, vị nào cũng cho chỉ có mình là chính thống. Những thành phần này sẽ cãi cọ, vu cáo, bôi đen các đối thủ và dùng những kế nhỏ nhen kể cả hợp tác với VC để thủ thắng. Cử tri trong nước sẽ từ đó nhìn thấy những xấu xa mà không thấy những tốt đẹp của phe chống Cộng. Rốt cuộc phe quốc gia có thể thua một ván cờ vĩnh viễn mà không thể hồi phục được.

 

Rốt cuộc chính những người quốc gia sẽ giúp cho CSVN tồn tại. Một cuộc tổng tuyển cử như vậy chỉ có thể thuận lợi cho người Việt chống Cộng nếu biết đoàn kết dù là tạm thời trong thời gian tranh cử để cùng thực hiện một mục tiêu duy nhất: Chống CSVN để xây dựng tự do dân chủ.

 

Cho đến nay đa số những người có tâm huyết đều thất vọng khi thấy trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ ngày càng sinh ra những phân hóa, chia rẽ nhiều hơn và tồi tệ hơn so với các sắc tộc thiểu số khác ở xứ này. Cường độ những lời công kích, chửi bới lẫn nhau ngày càng tinh vi lên đến mức nghệ thuật mà các thầy cô dậy tiếng Việt cao cấp muốn bỏ lớp về đi tu.

 

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn có hy vọng vào vận mệnh dân tộc. Biết đâu tổ tiên sẽ phù hộ cho những tâm hồn mê muội, tham danh tham lợi, mang khẩu nghiệp hàng tôm hàng cá tự giác ngộ đường ngay lối thẳng nhân một biến cố trọng đại nào đó, hồi tâm hối lỗi và dứt bỏ ác tâm, cùng đoàn kết với nhau tạo sức mạnh tuyệt vời để thực hiện hoài bão về một nước Việt Nam tươi đẹp hơn.

 

Những điều nói trên đây được đặt ra trong trường hợp một giả thuyết khó hiện hữu trên thực tế. Còn có những việc khác đang xảy ra gây hậu quả tai hại lâu dài cho phe quốc gia chống Cộng. Một trong những mũi tấn kích của CSVN nhắm vào người Việt hải ngoại là tuyên truyền bằng văn hóa.

 

Phe người Việt tị nạn đã đối phó tích cực nhưng mới chỉ là cục bộ, lâm thời. Chúng ta cần có một sách lược chung, mạnh, bền, đánh đúng chỗ, đúng lúc, đúng mục tiêu, đúng cường độ, có tiến thoái đúng cách. Mục Vấn Ðề Thời Sự sẽ xin trở lại đề tài này trong một dịp khác.

 

  Hà Nhân