Một Nét Bi Quan

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay có một chuyện hơi khác thường. Đó là mấy ông kinh tế gia đổi mới của chế độ bỗng tỏ vẻ bi quan về tương lai kinh tế Việt Nam. Trong một cuộc họp báo tuần trước, ông Andrew Steer, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã phải cảnh giác mấy ông đó là không nên tỏ vẻ bi quan "lộ liễu" quá như vậy. 

Trong công tác tuyên truyền vận động dư luận, chế độ Cộng sản đã có nề nếp rất thành thuộc luôn luôn phải lạc quan để tô hồng mọi hình ảnh, từ sức mạnh của chính quyền độc đảng cho đến viễn ảnh đổi mới kinh tế. nhiều khi "cương" đến độ phi lý để rồi phải tụt lại trước thực tế. Thông thường mỗi năm vào dịp quốc tế đánh giá tiến bộ đổi mới kinh tế để bơm thêm tiền viện trợ, các ông hoạch định kinh tế nhà nước có thói quen "lạc quan" rất mạnh để câu thêm viện trợ. Nhưng năm nay các ông lại tỏ ra bi quan. Các ông đã bi quan về chuyện gì và tại sao lại có màn bi quan như vậy? 

Ngân hàng Thế giới cho biết chính quyền CSVN đã tỏ vẻ bi quan về tiềm năng cạnh tranh của kinh tế Việt Nam và lo ngại trước tình hình kinh tế thế giới đã chậm lại sẽ gây ra những "thử thách" cho Việt Nam vào lúc sắp thi hành những cải tổ cấu trúc. Té ra là vậy. Cái bi quan của mấy ông Hà Nội có một dụng ý quá rõ. Đó là muốn chống lại những thôi thúc của quốc tế đòi chế độ phải đổi mới mau lẹ. Đại để mấy ông kế hoạch gia Hà Nội muốn nói như thế này: Chúng tôi còn yếu lắm, tình hình kinh tế thế giới còn trì trệ, chúng tôi không thể đi nhanh đuợc. Ngân hàng Thế giới đã nhìn thấy ý đồ lần khân này, nên đã có sự phản bác ngay tức khắc.

Steer nói Ngân hàng thế giới nhận thấy Việt Nam có nhiều khả năng cạnh tranh hơn các nhà hoạch định Hà Nội nói. Thí dụ thi hành thương ước với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất cảng. Với những kế hoạch có sẵn để mở cửa ra thế giới bên ngoài, Việt Nam sẽ có thể làm tốt hơn các nước khác đang phát triển hiện cung phải đi theo con đuờng đó. Nền kinh tế thế giới có trì trệ chẳng qua cung chỉ tạm thời, vào năm tới sẽ đi lên như thường. Như vậy các cơ qaun quốc tế đã hiểu Hà Nội muốn nói cái gì. Không phải là "trì trệ", mà là "trì hoãn". Bởi thế sau khi khuyến khích lấy lệ không nên quá bi quan, họ đua ra lời cảnh cáo. Nếu đã nói đổi mới từng giai đoạn, điều thiết yếu là phải tiến hành những giai đoạn đó chớ không thể kiếm cớ trì hoãn để không thi hành giai đoạn nào cả. Nếu nói mà không làm Việt Nam sẽ mất tín nhiệm với quốc tế, hậu quả là viện trợ không có mà đầu tư cũng không. Lúc đó khỏi cần giả bộ, nên bi quan thật mà chờ xuống vực thẳm.

Ông Dennis de Tray, đại diện Quỹ Tiền tế Quốc tế, còn nói một câu chắc nịch để ghim chặt ban lãnh đạo mới duới quyền Nông Đức Mạnh. Ông nói chính phủ Việt Nam phải chứng tỏ "quyết tâm và lãnh đạo mạnh" thực thi cải cách để hưởng lợi một khi kinh tế thế giới phục hồi. Ông nhấn mạnh thế giới hy vọng Việt Nam sẽ có tiến bộ có ý nghia và đặc biệt chính quyền Việt Nam cần phải giải quyết nạn tham nhung "cấp bách và có hiệu quả".

Khỏi cần đặt câu hỏi tại sao các ông lãnh đạo Cộng sản luôn luôn có ý đồ lần khân, trì hoãn. Điều quá rõ là các ông đó sợ "tiến mau tiến mạnh" trên con đuờng đổi mới kinh tế", chế độ độc quyền cai trị của đảng Cộng sản sẽ không cánh mà bay đi mất. Xúc tiến đổi mới có ưu tiên hàng đầu là giải trừ nạn tham nhung đang lan tràn. Chính những người của chế độ đã nhìn nhận tham nhung là một hiểm họa vô cùng tệ hại, nhưng họ nói đã nhiều mà làm chẳng đuợc bao nhiêu, rút cuộc tham nhung vẫn còn đó. Tại sao chống tham nhung khó khăn nhu vậy? Lý do rất dễ hiểu, căn nhà đã dột từ trên nóc dột xuống từ lâu. Nay chữa từ trên ngọn là có cơ nguy làm bể đảng. Dột mà không chữa từ nóc là không xong.

Một lãnh vực tương tự cung nằm sát cạnh tham nhung là nạn quốc doanh. Chẳng cần quốc tế phải thúc giục, chỉ cần thi hành thương ước Việt-Mỹ, việc giải trừ nạn quốc doanh cung nhẩy lên ưu tiên hàng đầu. Nói về tham nhung, Hà Nội nhìn nhận có tham nhung trong các cấp đảng, nhưng vẫn có thể bưng bít như một hình ảnh mờ ảo vì không nói rõ những kẻ tham nhung là ai. Nói đến quốc doanh lại khác, vì có những con số cụ thể và những công ty tiêu biểu cỡ lớn. Quốc doanh có bảng hiệu chính thức là những con bạch tuộc hiện nguyên hình có nhiều chân, mồm lớn và bụng như cái thùng không đáy. Nó không có hiệu năng kinh doanh, chỉ có tài thua lỗ để ăn bám vào tài sản quốc gia do nhà nước quản lý, từ đó nó đi đến con đuờng ăn chặn, ăn xén, ăn của đút. Nói cách khác, quốc doanh là hình thức tham nhung "đổi mới". Từ 5 năm qua, chế độ đã hứa sẽ giải quyết trên 6,000 con bạch tuộc lớn nhỏ hút máu tài sản nhân dân, nhưng cho đến tháng 5 năm nay, thống kê cho biết chỉ mới có 507 đã hay đang "giải tư", nên vẫn còn 5,571 com bạch tuộc lớn nhỏ trong nước.

Giải trừ tham nhung và cải tạo quốc doanh tự nhiên phải đua chế độ độc đảng toàn trị vào một con đuờng nguy hiểm. Đó là con đuờng tự do báo chí, tự do ngôn luận. Bởi vì nếu không có sự phê phán ngay thẳng và trung thực, mọi biện pháp bài trừ nạn tham nhung và quốc doanh ăn bám sẽ chỉ là trò hề như quá khứ đã cho thấy. Báo chí là báo chí của nhà nước, vậy mà đảng vẫn kìm kẹp báo chí trong lãnh vực tố cáo tham nhung, đủ hiểu chế độ sợ tự do báo chí đến độ nào. Mọi chiến dịch, phong trào bài trừ tham nhung trước đây thất bại chỉ vì lý do đó. Nguời ta chờ xem ban lãnh đạo mới dưới quyền Nông Đức Mạnh có đủ can dảm làm chuyện gì mới không, ngoài thủ đoạn câu giờ để ngồi lỳ một chỗ.