Luật Nhân Quyền Việt Nam

 

Vi Anh

 

Nhớ ơn Thầy cũ, GS Nguyễn văn Canh

Một dự luật tên "Luật Nhân Quyền VN" do hàng chục dân biểu đồng tác giả đệ nạp cho Hạ viện Mỹ, ngày 28/6/2001, số HR 2368. Tiểu ban Quan hệ Quốc tế vừa thông qua. Khoáng đại Hạ viện sẽ thảo luận, biểu quyết. Còn khá sớm để nói liệu dự luật đem lại kết quả ra sao trong tương lai. Nhưng hiện tại có một điều chắc và rõ.Máu, nước mắt, mồi hôi, mạng sống của người đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền trong nước; thì giờ, tiền bạc và công sức yễm trợ không ngừng của người Việt tỵ nạn CS tại Mỹ tất cả đã vô phân tưới nước cho nhân quyền VN đâm chồi, nẩy lộc và nở hoa. Thành quả ấy thấy rõ khi phân tích dư luật nói trên ba phương diện hình thức, nội dung và hiệu năng. Về hình thức và kỹ thuật pháp lý, dự luật này là một đạo luật khung. Xưa Trường Luật Sàigòn gọi là luật khung bộ vì nó làm khung, làm sườn, làm nguyên tắc cho nhiều luật khác. Vì vậy, ảnh hưởng và hiệu lực của nó rất lớn. Chi phối tổng quát, từ trên xuống dưới và toàn bộ chánh quyền, Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Có hiệu lực phản hồi quá khứ và điều hướng tương lai. Luật đã ban hành rồi phải san định lại cho hợp với khuông khổ của nó. Làm luật mới không thể ghi điều gì trái với nó theo thủ tục thông thường. Về kỹ thuật nghị trường , luật này là một chiến thuật.Tên đề là " Luật Nhân Quyền VN", nhưng nội dung là "phát triễn tự do dân chủ cho VN."Luật qui định những điều chánh quyền phải làm và không đuợc làm, và đặt ra cơ quan giám sát, chỉ đạo trực thuộc Quốc hội.

Nội dung có tính nguyên tắc là cấm viện trợ không nhân đạo cho CS Hà nội. Biệt lệ phải dẫn chứng hình thức long trọng, văn kiện của Tổng thống, xác nhân Việt Cộng : thả hết tù nhân chánh trị tôn trọng tự do tôn giáo; không vi phạm nhân quyền người thiểu số không đồng loã buôn bán người. Cụ thể và chánh yếu cấm hai loại viện trợ sau. Một, cấm chương trình OPIC (Overseas Private Investment Corporation), Chánh phủ Mỹ bảo hiểm rủi ro và cho vay vốn nhẹ lời cho công dân Mỹ đầu tư ở VN. Thiếu ân huệ này, bảo phí và lãi suất sẽ rất cao, ít người Mỹ vô VN làm ăn. Hai, cấm Mỹ viện trợ đa phương (cho vay nhẹ lời hay sử dụng quỉ cho VN) trong các cơ chế tài chánh thế giới có Mỹ đóng góp như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triễn Á châu, Quỷ Tiền tệ Quốc tế. Chánh quyền Mỹ đuợc tài trợ cho các hiệp hội tư, phi chánh phủ của người Việt để trao đổi văn hóa và hoạt động dân chủ và nhân quyền. Đài Á châu Tự do công khai chống độc tài CS đuợc đích danh trợ cấp. Để tăng cuờng giá trị cưỡng hành của Luật này, một cơ quan mang tên Ủy hội Lập- Hành về VN được thiết lập trực thuộc Quốc hội(Hạ viện đề cử 5 ủy viên, Thượng viện,5 và Tổng thống,7). Nhiệm vụ chánh là theo dõi, điều tra, giám sát việc tuân thủ, thực thi, tiến bộ về nhân quyền VN của CS Hà nội . Một đạo luật có giá trị vượt trội và bao quát như vậy muốn được Quốc hội thông qua thường phải mất một thời gian khá lâu mới có kết quả. Nhưng hiện tình khác và lạc quan. Chỉ trong một tháng dự luật đã được thông qua ở cấp Ủy ban. Giới theo sát tình hình tiên đoán dự luật sẽ đuợc quyết định trước, sau không bao lâu việc phê chuẩn Thương Ước. Sự tính toán tinh vị của hàng chục ngoài dân biểu tác giả nằm ở đó. Dự luật không đụng đến Thương Ước, có thể gây sự chống đối của những nhà kinh doanh Mỹ. Chưa có kết quả, nhưng thành quả đấu tranh cho tôn giáo và nhân quyền của người VN, trong cũng như ngoài nước, đã thấy rõ. Phong trào đấu tranh đã hội nhập vào dòng chánh chánh tri của Mỹ. Từ trước tới giờ chưa có một dự luật tương tự đuợc đệ trình Quốc hội . Dư luật còn là câu trả lời mạnh dạn cho mặc cảm yếm thế, buông xuôi cho rằng người Mỹ muốn làm gì thì làm, vì quyền lợi của Mỹ. Người Việt thiểu số, chân ướt chân ráo, chẳng ăn thua gì. Thử hỏi không có cuộc vận động của người Việt tỵ nạn CS liệu có một dư luật như thế không. Còn nói quyền lợi của Mỹ, thì chính tự do tôn giáo, tự do dân chủ mới là quyền lợi bất khả tương nhượng, truyền thống của tuyệt đại đa số của nhân dân và chánh quyền Mỹ. Quyền lợi cao cả ấy hoàn toàn khác với quyền lợi buôn bán của một số ít mê đắm đồng đô la đẩm máu lương dân bị CS bóc lột và đẩm mồi hôi của trẻ em bị cưỡng bức lao động. Cho đến bây giờ Phong trào Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo và Nhân quyền đã phát triễn sâu rộng trong cung như ngoài VN. Tại cộng đồng người Việt tai Mỹ, một cộng đòông lớn hàng thứ hai sau cộng đồng trong nước, cuộc đấu tranh đã đi vào dòng chánh chánh trị Mỹ. Dự Luật Nhân quyền VN tại Quốc hội Mỹ là bằng cớ. Ta đã đi đúng đuờng, cứ thế mà tiến tới chiến thắng. Cứ tiếp tục bấm điện thoại, chuyển điện thư, gởi thư viết ( long trọng hơn) và nếu có điều kiện thì tiếp xúc với cá nhân hay người đại diện địa phương của các cấp dân cử, nghị sĩ, dân biểu, Liên bang, Tiểu bang, và nghị viên thành phố. Tất cả đều có dây mơ rễ má với nhau. Phong trào Nhân quyền VN sẽ bùng cao lên. Lương tâm Mỹ sẽ đánh động mạnh. Chúng ta cùng nhau: mỗi người một tiếng, mỗi người một tay. Tất cả cộng hưởng thành sức mạnh vận động biểu quyết. 435 cánh tay Dân biểu giơ lên. 100 cánh tay Nghị si giơ lên. Hàng trăm tiếng hô vang lên, rền Điện Capitol, " Đồng ý, Luật Nhân quyềnVN."