Làn Sóng Mới

Vi Anh

 

Cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền của Người Việt Hải ngoại sẽ thành triều dâng, thác đổ khi làn sóng mới bắt đầu dậy lên. Làn sóng mới đó là Tuổi Trẻ VN ở Hải Ngoại. Đó là thế hệ thứ hai của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn CS. Điều đó trên ba ngàn đồng bào đã mắt thấy tai, nghe đuợc trong suốt mấy tiếng đồng hồ trong cuộc tập họp cầu nguyện cho chuyến đi của Hoà Thượng Thích Quảng Độ ra Quảng Ngãi rước HT Huyền Quang về Sàigòn tịnh dưỡng, tại Khu Chợ Vanco, đêm Thứ Bảy 2/6/01.

Từ đầu đến cuối cuộc lễ, lớp trẻ làm tất cả những gì có thể làm đuợc và không từ bỏ một cơ hội nào, như hình với bóng bên cạnh những người lớn tuổi vì sự thành công của cuộc vận động chánh trị của tôn giáo và cộng đồng người Việt tại Little Sàigòn, thủ đô tinh thần của Người việt Hải ngoại . Trên diễn đàn hai thanh niên Phật tử, một giọng nam, một giọng nữ, luân phiên và nhịp nhàng giới thiệu quan khách. Tất cả những diễn từ, phát biểu của những nhân vật đuợc chuyển ngữ Anh văn gọn nhẹ, bằng giọng Mỹ chánh hiệu, không accents. Nếu không nhìn chiếc áo dài màu lam, cái nón nỉ và áo sơ mi có cầu vai, hai túi có nắp cung màu lam, đồng phục của Gia đình Phật tử VN, màu da vàng và nét mặt Á đông của những thanh niên và thanh nữ ấy, chắc chắn người ta tưởng đây là tiếng nói của những sinh viên Mỹ Trắng Anglo Saxon chánh gốc. Những có điều đặc biệt, những người trẻ này nói tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, cung lưu loát, không trại giọng như một số ít SVHS khác vì gia đình quá bận bịu không tập tành tiếng Việt cho con em hay vì gia đình thường nói tiếng Anh với nhau.

Bên cạnh đó, trong hậu trường tiếng nói của Cụ Lê quang Liêm, LM Phan văn Lợi, và một Hoà Thượng lãnh đạo Tăng Đoàn Huế cung đuợc một số thanh niên cặm cụi nối đuờng dây. CS nhiễu và phá đuờng dây 4 lần. Thanh niên lúi húi điều chỉnh, thay máy, đổi tầng số, làm việc căng thẳng nhưng nhịp nhàng như hai bàn tay của cùng một cơ thể. Tinh thần đồng đội và hợp tác (teamwork) của Mỹ thấy rõ trong ánh mắt, cử động của bàn tay và làn môi thì thầm thảo luận.

Truyền thống trọng thọ của dân tộc cung bộc lộ rõ. Các thanh niên trong Ban Tổ chức luôn đi đứng, nhường bước, sau những lãnh đạo tinh thần, dịch gọn mà đủ ý nghia chánh, hành động theo phân công một cách tự chủ và dứt khoát, không một chút quỵ lụy, tùy thuộc.

Nhân vật của chánh quyền, viên chức dân cử Mỹ duy nhứt đêm ấy cung trẻ, là Nghị viện Luật sư Trần thái Văn. Nhung Ông cung là người phát biểu sau, ký kiến nghị sau nhiều chức sắc tôn giáo và nhân si khác. Sự khiêm tốn này còn đuợc thấy rõ qua việc Ông chọn hàng ghế sau để ngồi, không khoa trương, không giành chiếu trên, chiếu theo tinh thần hương hào ký mục lỗi thời. Một hủ tục tàn dư còn trong một số không ít người khiến cho nhiều tổ chức bị chia hai chia ba. Lòng khiêm tốn của Ls Văn khiến suýt chút nữa xuớng ngôn viên quên mời Ông lên phát biểu, phải cáo lỗi vì sơ xuất này.

Nhưng khi lên nói chuyện, dù nói sau, Nghị viên Ls Trần thái Văn là làn sóng trẻ làm tinh thần đấu tranh của 3000 người đồng hương đêm ấy thành triều dâng sóng dậy. Liên kết việc CS bốn lần phá và cắt cuộc điện đàm của các vị lãnh đạo trong nước với bang giao Mỹ và CS Hà nội, Ô. hỏi một chế độ độc tài, bịt miệng nhân dân, thiếu văn minh nhu vậy có đáng cho Mỹ, một nước mà tự do dân chủ là lẽ sống, đặt quan hệ ngoại giao và thương mãi hay không. Từ đó Ông dẫn đến cuộc tiếp xúc của Ông với TT Bush để giao tận tay kiến nghị của các các tôn giáo yêu cầu phải đặt vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền lên trên giao thương. Quan trọng nhứt là Ông thông báo đại diện giới trẻ thuộc thế hệ thứ hai khắp nước Mỹ, họp ở Texas, đã quyết nghị dấn thân mạnh dạn vào công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở nước nhà.

Hàng ngàn cánh tay giơ lên, hàng ngàn tiếng hô vang lên chào mừng làn sóng mới tiếp sức để biến cuộc đấu tranh thành triều dâng sóng dậy Một nhà sư trong Ban tổ chức nở nụ cười Di lạc, tỏ cảm tưởng vui mừng tre tàn măng mọc, con hơn cha nhà có phước. Mọi người đều biết bao lâu mà giới trẻ người Mỹ gốc Việt trực tiếp tham gia vào cuộc tranh đấu thì sẽ gây ảnh hưởng lớn trong chính trường và dòng chánh lưu của xã hội Mỹ. Bao lâu mà giới trẻ Mỹ trực tiếp đấu tranh thì thanh niên VN hiện chiếm trên 50% dân số trong nước sẽ không còn là khối quần chúng thầm lặng nữa. Bên tai người viết bài này văng vẳng lời của HT Thích Quảng Độ uỷ thác cho Gia đình Phật tử và kêu gọi Thanh niên VN lên đuờng tranh đấu cho Tự do và Nhân quyền Dân tộc.

Đã hơn chín giờ đêm, ngoài trời sẽ lạnh, nhưng bao nhiêu tấm lòng chắc cảm thấy ấm lên với sự nhập cuộc, dấn thân một cách tổng lực của giới trẻ. Ấm như ngọn nến lung linh đang cầm tay, trên đuờng hành thiền suy niệm. Ấm như vòng tay già suốt đời gian khổ ôm choàng những người hậu duệ trẻ trung biết rõ từ đâu mình đến, tại sao mình đuợc ở Mỹ, đuợc hưởng không biết bao nhiêu phúc lợi và cơ hội vươn lên, so với những người đồng trang lứa bất hạnh đang bế tắc và lao khổ ở nước nhà. Ấm như sự chăm sóc của đàn hậu tấn của gia đình đi bên cạnh người trưởng thượng. Và ấm như câu tục ngữ dân tộc "Trẻ cậy cha, già cậy con" biến thành sự thật trên con đuờng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền của nước nhà ngay trên đất Mỹ.

Làn sóng trẻ đấu tranh đã dậy. Cuộc đấu tranh sắp tới sẽ mạnh như triều dâng thác đổ. Đó là luật của sự sống, xu thế của thời đại. CS Hà nội không là cái gì trước một thế lực trẻ già kết hợp, trong ngoài cùng đấu tranh như vậy.