Kế Hoạch Cộng Sản Hóa 

Nguời Việt Tị Nạn Của Hà Nội

Phạm Trần

LTS: Ðảng CSVN thò tay ra hải ngoại nhuộm dỏ Việt Kiều ra sao? Vào ngày 10-11 vừa qua, Tuần báo Chính Luận xuất bản tại Seattle, tiểu bang Washington đã tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập tờ báo. Nhân dịp này, Ban Biên tập Chính Luận do anh Lê Ðiền làm Chủ nhiệm dã tổ chức cuộc Hội luận "Văn hóa và Truyền thống Việt tộc ở hải ngoại". Cuộc thảo luận dã quy tụ một số Nhà hoạt dộng chính trị, Nhà văn, Nhà báo trong Cộng dồng nguời Việt ở Hoa Kỳ.

Nhà báo Phạm Trần không thể tham dự nhưng dã gửi bài tham luận của ông dến Ban Tổ chức dể nói về dề tài "Nguời Việt và Báo chí, Truyền thông tị nạn truớc kế hoạch xâm nhập van hóa của Cộng sản Việt Nam."

Sau dây là nguyên van bài nói chuyện của ông :



Kính thưa Quý vị,


Nếu tuyên truyền được coi là một bộ phận quan trọng ngang hàng với vu khí trong chủ truong dánh chiếm Nam Việt Nam của Hồ Chí Minh và dảng Cộng sản Việt Nam thì ngày nay nó dang duợc Hà Nội sử dụng để chinh phục lòng nguời trong thời bình.

Ở trong nuớc, guồng máy tuyên truyền bề mặt duợc giao cho Ban Tu tuởng - Văn hóa Trung ương hiện nay do Nguyễn Khoa Ðiềm làm Truởng ban. Trực tiếp duới quyền là Bộ Van hóa - Thông tin.

Các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh,truyền hình và sinh hoạt văn hóa - văn nghệ cũng trực thuộc Ban Tư tuởng - Văn hóa Trung ương.

Song song với Ban này và tạp chí Tư tuởng - Van hóa của họ còn có những tạp chí chuyên về lý luận, tu tuởng ở cấp cao như : Tạp chí Cộng sản (cơ quan lý luận chính trị Trung ương dảng CSVN), Tạp chí Xây dựng Ðảng, Tạp chí Dân vận, Tạp chí Công tác Giáo khoa, Tạp chí Lý luận Chính trị.

Ngoài ra còn một bộ phận của Hội dồng lý luận Trung ương do Nguyễn Ðức Bình điều hành chuyên viết các vấn dề " Nghiên cứu - Lý luận -Thực tiễn" của Ðảng.

Tổng số báo chí xuất bản ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 600 tờ lớn nhỏ, không kể số ra phụ bản cuối tuần hay mỗi tháng của các cơ quan này.

Hà Nội cũng đã cho lên mạng luới thông tin toàn cầu khoảng 30 Websites để đưa thông tin đến cho mọi nguời : nguời Việt ở trong nuớc, nguời Việt ở ngoài nuớc và nguời nước ngoài bằng các tiếng Anh, Pháp và Tân ba Nha.

Có lẽ sẽ có Quý vị thắc mắc tại sao cho đến bây giờ sau 47 năm làm chủ miền Bắc và sau 26 năm chiếm được miền Nam thống nhất đất nước, không còn chiến tranh nữa mà đảng CSVN vẫn còn cần dến một guồng máy tuyên truyền khổng lồ và tốn kém như thế?

Tôi xin thưa một cách gọn nhẹ: Vì dảng CSVN không được "nhân dân đồng tình ủng hộ" như họ thuờng nói. Vì nếu đã "đồng tình, đồng ý" thì không có thắt mắc, không có nghi ngờ, không có lơ là, không có tình trạng Ðảng nói Ðảng nghe như đã và đang diễn ra trong cùng khắp mọi linh vực và từ Trung uong xuống địa phương.

Nhiều kế hoạch xây dựng - phát triển của Nhà nuớc, nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương ban hành đã không được cấp duới không những không thi hành đúng mà còn tự biên tự chế ra những diều có lợi và phù hợp với nhu cầu tình thế của từng cơ quan, từng ngành và mỗi địa phương.

Ðó là tình trạng "phép Vua thua lệ Làng" của Việt Nam ngày nay.

Về mặt con nguời, nhất là hàng ngũ Lãnh đạo, thì Ðảng dã không ngớt cảnh giác tình trạng sống xuống cấp, sa sút dạo dức, chệch huớng tư tưởng, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí của công của "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên".

Những tệ nạn này dang làm cho Ðảng nhức nhối vì từ dó, nẩy sinh ra tình trạng vây bè kết cánh, chia rẽ, kèn cựa và tranh quyền, tranh lợi trong Ðảng. Cuộc Xây dựng, chỉnh đốn Ðảng thi hành từ gần 4 năm qua nhằm làm cho Ðảng trong sạch hơn để giữ vững niềm tin được gọi là "liên hệ máu thịt" với nhân dân vẫn chưa đi đến đâu.

Chỉ có một chuyện kê khai tài sản của cấp lãnh dạo để làm gương chống quan liêu - tham nhũng mà hai năm rồi không ai muốn làm và không ai bảo được ai phải làm.

Nhưng không phải vì những khó khan tồn tại và những bức xúc chưa vượt qua mà các chương trình xây dựng và phát triển kinh tế bị ngưng lại. Các kế hoạch sản xuất, xuất khẩu và hợp tác kinh tế dể tồn tại vẫn phải duợc tiến hành, tuy nhiều khi thiếu đồng bộ, sai hỏng.

Mục tiêu của Việt Nam là phải làm sao đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp tiên tiến ngang hàng với các nước trong khu vực. Nhưng cũng đến thời gian này thì dân số Việt Nam sẽ tang từ 78 triệu hiện nay lên 103 triệu nguời, theo ông Trần Ngọc Chính, Viện truởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn, Bộ Xây Dựng.

Muốn có cơm nuôi dủ số miệng an nhân dân phải tham gia vào các kế hoạch kinh tế của Nhà nuớc. Ngoài việc tạo công ăn việc làm, Nhà nuớc cũng đang khuyến khích có thêm nhiều "Doanh nghiệp nhà nuớc" "Doanh nghiệp tư nhân" để giảm thiểu số nguời thất nghiệp hiện nay vào khoảng ngót 8 triệu nguời.

Có diều tai ách là cùng làm an giống nhau nhưng các "Doanh nghiệp tư nhân" lại không được hưởng những quyền lợi về thuê dất và giảm thuế hay bao cấp (đền bù thua lỗ) như các "Doanh nghiệp nhà nuớc". Tình trạng này hiện dang gây ra nhiều mối bất hòa ở trong nước.

Ngoài ra mỗi nam dự trù sẽ có thêm ngót 2 triệu nguời đến tuổi lao dộng là mối quan tâm hàng dầu hiện nay của Việt Nam.

Vì vậy, dảng CSVN vẫn cần có một guồng máy tuyên truyền hữu hiệu để vận dộng nhân dân thi hành các chương trình phát triển kinh tế của Nhà nước. Bộ máy tuyên truyền này, ngoài việc cổ võ cho mục tiêu kinh tế còn nhằm duy trì định hướng chính trị Xã hội chủ nghia dể làm sao cho chủ trương "đổi mới" theo kinh tế thị truờng không chệch huớng hay di quá đà cho phép.

Lối làm kinh tế hiện nay của Việt Nam, trong thực chất là Tư Bản, nhưng nguời Cộng sản lại có dị ứng với danh từ này nên họ phải tạo ra cụm từ " Kinh tế Xã hội chủ nghĩa". Họ coi thời kỳ bây giờ là giai doạn "quá độ lên Xã hội chủ nghĩa" có nghĩa không qua kinh tế Tư bản để tiến tới một xã hội có bảo dảm cho "dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Xã hội này là "Xã hội Chủ nghĩa" trong quan niệm của nguời Cộng sản Việt Nam.

Thêm một sai lầm tai hại khác cho dất nước bây giờ là có một số nguời lèo lái ngành tuyên truyền, tiêu biểu nhu Nguyễn Ðức Bình -Chủ nhiệm Hội dồng lý luận Trung ương - vẫn khẳng định và cố gắng bằng mọi cách để tuyên truyền trong nhân dân niềm tin tuởng rằng chủ nghĩa Cộng sản, dù bây giờ đang có những thoái trào, sẽ chiến thắng chủ nghĩa Tư Bản dể trở thành chủ nghĩa lý tuởng của cả nhân loại!

Quan diểm viển vông, ảo tuởng và sai trái này của nguời Cộng sản Việt Nam đang kéo đất nuớc và dân tộc đi nguợc lại trào luu tiến bộ của nhân dân Thế giới trong thời đại hội nhập kinh tế đa dạng và điện tử toàn cầu. Bởi vì, ngay cả nhân dân Nga, để có thể tồn tại, cũng đã phải sa thải tất cả cặn bã của của chế độ Cộng sản để lột xác, hội nhập vào kinh tế tu bản.

Vậy mà, đáng tiếc thay cho đồng bào ta ở trong nuớc, họ vẫn ngày dêm phải đọc, phải nghe và phải nhìn những hình ảnh, những trang báo và những khẩu hiệu của chủ nghĩa Cộng sản, nay được gọi tránh đi là Xã hội Chủ nghĩa mà không biết sẽ đi về dâu.

TẠI NUỚC NGOÀI

Từ bối cảnh tuyên truyền ở trong nuớc như thế, đảng CSVN -từ sau Ðại hội Ðảng kỳ IX tháng Tu vừa qua-đã chia mũi dùi tấn công vào nguời Việt Nam ở nuớc ngoài, chủ yếu là nguời Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới, để nắm lấy khối luợng tài chính và trí tuệ mà trong nuớc rất cần có.

Kế hoạch này, lần dầu tiên được phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam do Phạm Thế Duyệt đứng đầu và Ủy ban nguời Việt Nam ở nước ngoài, điều khiển bởi Nguyễn Ðình Bin, Thứ truởng Thuờng trực Bộ Ngoại giao.

Một Quy chế hợp tác giữa hai bên ký ngày 23-4-2001 ấn dịnh 6 công tác nhằm chiếm lấy khối nguời Việt ở nuớc ngoài.

Trong 6 điểm, có 4 diểm theo chốt như sau :

1) "Phát triển da dạng các hình thức tổ chức, các phong trào đoàn kết dể tập hợp mọi người Việt Nam ở nước ngoài và thân nhân ở cả trong và ngoài nuớc theo tinh thần hòa hợp dân tộc xóa bỏ định kiến, mặc cảm, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ, chính kiến và hoàn cảnh kinh tế cùng nhau phấn dấu vì mục tiêu giữ vững dộc lập dân tộc thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2) "Tuyên tuyền vận dộng nguời Việt Nam ở nuớc ngoài và thân nhân đoàn kết cộng đồng, tuong thân tương ái giúp ơỡ nhau trong cuộc sống, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tốt dẹp của dân tộc, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước."

3) "Vận động nguời Việt Nam ở nước ngoài làm cầu nối giữa các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nuớc."

4) "Ðộng viên mọi nguồn lực của cộng dồng nguời Việt Nam ở nước ngoài nhất là về kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa và tham gia vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nuớc, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện dại hóa dất nuớc.

Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây để lưu ý Quý vị về cụm từ "hòa hợp dân tộc" ở điểm 1 vì nó phản ảnh trung thực chủ trương "hòa hợp mà không hòa tan" của Hà Nội. Có nhiều nguời sai lầm coi "hòa hợp" cũng như "hòa giải" mà tuởng rằng ngày nay đảng CSVN đã thay dổi chính sách, coi thù quá khứ là bạn ngày nay, giữa Quốc gia và Cộng sản không còn ngăn cách, nghi ngờ gì nữa, hãy cùng nhau chung sức xây dựng và phát triển đất nước.

Từ xưa đến nay, chưa bao giờ Hà Nội dùng cụm từ "hòa giải" để nói chuyện đoàn kết trong ngoài. Họ chỉ muốn, những ai ở nước ngoài muốn về hợp tác với họ thì phải "hợp" vào với họ, tuân thủ đường lối, chính sách của họ và làm theo họ chứ không làm gì có chuyện đem ý kiến về "hòa" với ý kiến ở trong nước để làm thành "cái chung" của chúng ta.

Vì vậy mà dảng CSVN đã cương quyết bác bỏ mọi ý kiến về một chế độ đa đảng. Họ chủ trương chỉ có một dảng cầm quyền và dảng ấy phải là đảng Cộng sản.

CÔNG TÁC

Ðể công tác kiều vận có kết quả thực tiễn, Hà Nội thành lập vào ngày 23-4-2001 "Ủy ban vận dộng thành lập Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài" do ông Tiến sĩ khoa học Nguyễn Van Ðạo,Giám đốc Ðại học Quốc gia Hà Nội làm Truởng ban. Ngoài ông Ðạo còn 11 thành viên trong dó có Dương Trung Quốc , sử học; Nguyễn Lân Dung, giáo sư ; Ðặng Nhật Minh, dạo diễn và nghệ sĩ Chu Thúy Quỳnh.

Việc thành lập Ủy ban này, theo lời Nguyễn Ðình Bin nhằm phản ảnh "chính sách quan trọng trong công tác vận động nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài, thể hiện tinh thần nhất quán từ truớc tới nay của Nhà nước ta coi cộng dồng nguời Việt Nam cư ngụ ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam." (Tạp chí Quê Huong, 4-5-2001)

Nhận định của Bin tiềm ẩn chủ quan tiếm nhận làm "chủ quyền" đối với cả những người Việt Nam không chấp nhận chế dộ CSVN. Nhưng thực tâm của Hà Nội là làm sao chiếm duợc khối lượng tài chính khổng lồ của ngót 3 triệu nguời Việt và thu hút được sự tiếp tay xây dựng và phát triển đất nước của trên 300 ngàn trí thức, chuyên viên văn hóa, kinh tế, khoa học - kỹ thuật đang sống ở nước ngoài.

Mỗi năm, theo uớc tính của Hà Nội, người Việt ở nước ngoài đã gửi theo đường chính thức về cho thân nhân từ 1 tỷ 5 đến 1 tỷ 8 Mỹ kim. Nếu cộng với số tiền gửi về qua cách gửi gắm hay cầm tay thì tổng số lên dến 3 tỷ Mỷ kim mỗi năm.

Nếu đem số tiền này nhân với 12 năm từ 1987 đến 1999 thì sẽ là 36 tỷ mỷ kim, vượt cao hơn mức ngân khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Development Invesment, FDI), trong cùng thời gian là 15 tỷ Mỷ kim. Trong khi cũng trong 12 năm, Hà Nội chỉ tháo vốn duợc 6 tỷ Mỹ kim của quỹ viện trợ và phát triển chính thức (Official Development Assistant, ODA), sau 7 Hội nghị tài trợ của Thế giới. (Tài liệu báo Lao Ðộng, 12-6-2001)

Như vậy có phải nguồn tài chính khổng lồ của người Việt ở nước ngoài đã giúp cho chế độ này tồn tại ?

Nguồn lực thứ hai, có tác dụng bền bỉ và lâu dài vào các kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam là thành phần trí thức hải ngoại, hay thường gọi là "chất xám", theo ngôn ngữ của Hà Nội.

Tổ chức Mặt trận Tổ quốc ước tính con số này lên đến 400 ngàn nguời, đa số là thành phần trẻ, sống thực tế, không vuớng mắc với quá khứ của cha anh và không quan tâm nhiều đến chính trị. Họ coi đây là "nội lực thứ hai của đất nuớc", nhưng chưa thu hút được vì những chính sách thiếu sót, không dáp ứng được nhu cầu thực dụng của thanh niên.

Theo tài liệu đăng trong báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 3-8-2001, tới nay mới chỉ có "200 lượt nhà khoa học VN ở nước ngoài về nước hợp tác, nghiên cứu giảng dậy. Nguời VN ở nước ngoài cũng mới chỉ có 50 dự án dầu tu trị giá 200 triệu USD. Tại TPHCM (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng mới có gần 10,000 Việt kiều về làm ăn."

Bài báo than :"Ðó thực sự là những con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của cộng dồng nguời Việt ở nuớc ngoài."

Tác giả Công Dân của tờ SGGP yêu cầu Nhà nước phải thực hiện nhanh chóng hơn "các chính sách ưu đãi dối với Việt kiều", và rằng "đã dến lúc phải chấn chỉnh công tác vận dộng Việt kiều, tạo mọi sự dễ dàng cho bà con đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ dất nước."

Công Dân còn yêu cầu Nhà nước tăng cuờng công tác thông tin đến Kiều bào về tình hình đất nước và lập thêm các website dành cho Việt kiều. Song song cần có hợp tác giữa các co quan liên hệ trong nước với sứ quán VN và các hội nguời VN ở nuớc ngoài dể "có được danh sách các kiều bào trí thức, các nhà khoa học công nghệ, các nhà quản lý kinh doanh có tài dể có kế hoạch hợp tác lâu dài,nhất là khi Hiệp dịnh Thuong mại Việt - Mỹ được thông qua." (Chú thích : Quốc hội Hà Nội họp ngày 20-11 dể thông qua Hiệp định này. Phía Mỹ đã phê chuẩn)

Bài báo thúc hối :" Tình hình mới đang tạo ra thời cơ mới để tạo bước đột phá trong công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Xin đừng để mất thới cơ !"

Kính thua Quý vị,


Lời thúc hối này của báo SGGP có ý nghĩa gì với người Việt tị nạn ? Theo tôi, nó chứa đựng một kế hoạch nắm bắt nhanh chóng nguồn tài nguyên phong phú nhân tài - vật lực của khối nguời Việt tị nạn. Nhưng chúng ta đã sẵn sàng đối phó để bảo vệ nguồn tài nguyên phong phú này chưa ?

Tôi nghĩ chúng ta không nên chủ quan nghĩ rằng làm sao mà Hà Nội có thể ảnh huởng được, chưa nói đến kiểm soát các cộng đồng người Việt.

Nhưng thưa Quý vị,


- Có ai trong chúng ta nghĩ rằng nước Mỹ, với guồng máy an ninh và tình báo hữu hiệu nhất thế giới, sẽ chẳng bao giờ bị khủng bố tấn công như đã xẩy ra vào ngày 11-9 vừa qua tại Nữu Uớc và Hoa Thịnh Ðốn ?

- Có ai trong chúng ta có thể ngờ được rằng, cách nay 33 năm, quân Cộng sản đã có thể mở cuộc tổng tấn công vào các dô thị miền Nam và cả thủ dô Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân nam 1968 ?

Nhung chuyện đó đã xẩy ra.

-Và làm sao mà chúng ta có thể quên được thảm họa ngày 30-4 nam 1975. Nếu đồng minh Hoa Kỳ thi hành lời cam kết của Tổng Thống Riachard Nixon phản công quân Cộng sản miền Bắc khi Hà Nội vi phạm Hiệp định Ba Lê thì có lẽ Quý vị và chúng tôi dã không phải chạy ra nuớc ngoài.

Nhưng chuyện đó dã xẩy ra.

Tất cả những chuyện "không ngờ tới" vẫn còn hiển hiện truớc mắt tất cả mọi nguời như mới xẩy ra hôm qua. Như vậy, liệu chúng ta có sai lầm bi quan về sức mạnh kháng cự của Cộng đồng nguời Việt ở nước ngoài truớc kế hoạch "đỏ hóa hải ngoại" của Hà Nội ?

Tôi không bi quan, nhưng chuyện gì cũng có thể xẩy ra, nếu chúng ta không biết chuẩn bị đối phó. Vậy thì chúng ta, nhất là những nhà lãnh đạo các tôn giáo, đoàn thể, cộng đồng, các nhà làm văn hóa, văn nghệ và báo chí đã chuẩn bị ra sao để đưong đầu với mặt trận thông tin - tuyên truyền vào cộng đồng người Việt của Hà Nội ?

Truớc mắt chúng ta, theo quyết định của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đảng CSVN thì Hà Nội sẽ phụ cấp tài chính cho các báo xuất bản ở trong nước xuất khẩu đến với nguời Việt ở nước ngoài. Họ sung sẽ tài trợ đến 50% phí tổn cho các đoàn văn nghệ - văn hóa ra nước ngoài trình diễn và hoạt động trung bày tác phẩm tại các cộng đồng người Việt.

Hà Nội cũng ãã nói rõ báo ra nước ngoài phải có nội dung tuyên truyền cho đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước. Bởi vì, nói như Nguyễn Khoa Ðiềm (Truởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương) thì "hệ thống báo chí, xuất bản Việt Nam là công cụ sắc bén của Ðảng, Nhà nước..." (trích diễn van bế mạc Hội nghị Báo chí, xuất bản toàn quốc, 31-10-2001)

Ngoài ra, kế hoạch tăng cuờng các làn sóng phát thanh và truyền hình của Hà Nội tới các cộng đồng đông dân cư của nguời Việt tị nạn ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc Châu cũng sẽ được tuần tự thi hành.

Thêm vào đó là công tác đem sách, tài liệu tuyên truyền cho chế độ cũng sẽ được các tổ chức ngoại vi của Hà Nội thực hiện , qua tổ chức "Hội liên lạc nguời Việt Nam ở nước ngoài."

Song song với kế hoạch ở nước ngoài, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận để kết hợp liên lạc, hoạt động giữa nguời Việt ở trong nước với thân nhân của họ ở nước ngoài.

Các tổ chức như thế đang được tập trung vào các Tỉnh và Thành phố ở Việt Nam có đông người Việt ở nước ngoài. Công tác của các tổ chức địa phương, theo lời Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN là nhằm :"Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương giúp đỡ gia đình, đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả vào sự nghiệp CNH, HÐH (công nghiệp hóa - hiện dại hóa) đất nước, thông qua việc hợp tác phối hợp các ngành, các địa phương trên mọi linh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ."

Nhưng tại sao lại phải phối hợp giữa nguời Việt ở nước ngoài với thân nhân trong nước thì Duyệt không ngần ngại nói thẳng :" Việc tập hợp đoàn kết kiều bào ở ngoài nước và thân nhân ở trong nước thông qua nhiều hình thức và nội dung hoạt động thích hợp từng loại đối tuợng khác nhau, trên cơ sở tự nguyện và phù hợp pháp luật, phong tục tập quán nuớc sở tại. MTTQ Việt Nam chủ trương ngày càng mở rộng diện tập hợp đoàn kết nguời Việt Nam ở nước ngoài đi dđi ngăn ngừa và đấu tranh với những hoạt dộng của một số ít phần tử phản động cực đoan." ( trích báo Nhân Dân, 16-7-2001)

CÔNG TÁC THỰC TẾ

Như vậy là mục đích của Hà Nội nhằm vào người Việt ở nước ngoài đã rõ ràng. Chúng ta chẳng cần phải tìm hiểu gì thêm về đường đi nước bước của họ. Ðường lối tuyên truyền qua các tổ chức Kiều vận, Trí thức vận và Kinh tế vận đã rõ trắng đen.

Hà Nội còn cho ta thấy lá bài của họ xuyên qua hai quyết định vừa được ban hành ở Việt Nam về việc bình giá di chuyển như nguời ở trong nuớc cho Kiều bào về tham nhà và chế dộ được quyền mua nhà, quyền sử dụng đất từ ngày 20-11-2001.

Ngoài ra họ cũng đang nghiên cứu giản dị hóa nhiều thủ tục đầu tư, đối xử công bằng giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp của Việt kiều đầu tư làm ăn trong đó có chính sách mua nhà, thuê muớn, sử dụng đất và thuế vụ.

Hà Nội cũng cho phép nguời Việt ở nước ngoài về mở trường học, mở bệnh xá, phòng mạch bác sỹ v.v... nếu tuân theo luật lệ và tiêu chuẩn kinh doanh, hợp tác ở trong nuớc.

Thua Quý vị,

Với tất cả những gì tôi biết và đọc được qua báo chí và tài liệu của Hà Nội thì đã được trình bày ở đây. Tôi không có khả năng đưa ra ý kiến hay kế hoạch bảo vệ cộng đồng vì tôi không được huấn luyện làm công việc này. Tôi chỉ biết bày ra trước Quý vị thế cờ của Hà Nội để Quý vị xem và góp ý với nhau, may ra chúng ta sẽ tìm được một giải pháp bảo vệ cộng đồng tốt dẹp.

Trước khi dứt lời, tôi chỉ có một ước nguyện : Xin mọi người Việt ở nước ngoài, dù ra di với hoàn cảnh nào hay nguyên do nào cũng xin cố giữ lấy phẩm cách của một người Việt Nam. Hãy cùng nhau bảo vệ lấy phong tục, tập quán và văn hóa của một dân tộc hào hùng. Xin cố tránh những hành động sai trái để khỏi phụ lòng Tổ tiên và lãng phí những hy sinh cao quý của các bậc Anh hùng - Liệt sỹ dã có công dựng nước và giữ nước.

Chúng ta bỏ Quê hương, mồ mả Tổ tiên và chòm xóm ra đi để được sống Tự Do, để cho con cháu chúng ta không bị áp bức và cai trị độc tài. Vì vậy mọi mưu toan làm bang hoại nếp sống dân chủ - tự do và hủy hoại văn minh - văn hóa của bất kỳ thế lực nào và bất cứ từ đâu đến cũng cần đuợc loại bỏ.

Phạm Trần (11-2001)