Học Giả Mỹ Chỉ Trích CSVN 

Dở Trò Ác Độc Ngày Xưa

 

LOS ANGELES (KL) - Lược theo bài bình luận của Tom Plate, một giáo sư tại trường đại học UCLA và là một nhà lập ra Mạng lưới Truyền thông Á châu Thái Bình Dương.

Việc này dễ hiểu. Hiện nay ông Robert McNamara đã 85 tuổi, trong cuốn sách mới ra "Wilson's Ghost" của ông, ông đang thúc đẩy Hoa kỳ chỉ nên nhúng tay vào các cuộc khủng hoảng trên thế giới theo sự che chở của nỗ lực đa quốc. Các độc giả sẽ nhìn ra cái quan niệm đó, nếu các độc giả là ông xếp của Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ dưới thời John Kennedy và Lyndon Johnson từng dẫn Hoa kỳ như con bò tót chỉ biết húc những gì có mầu đỏ để đi vào ác mộng chiến tranh tại Việt Nam.

Cái luận thuyết kết hợp chính sách của Trung quốc hứa không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác với cái tính tham lam dễ đoán biết của Âu Tây để vun cấy cái thị trường Việt Nam có 79 triệu dân, có nghĩa là sẽ làm cho các sắc dân Thượng, những bộ lạc đáng gìn giữ tại Việt Nam bị tuyệt diệt hẳn không còn mống nào sống trên mặt quả địa cầu này nữa.

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghia Việt Nam đang cho làm trở lại những trò ác độc ngày xưa. Trong khi cố cho đánh bóng cái bộ mặt của mình để chào mời mậu dịch và đầu tư của nước ngoài, Việt Nam đang săn lùng và triệt hạ cái sắc dân nhỏ bé chỉ biết có trồng tỉa, nhưng sắc dân này cung từng là các dũng si đứng về phía Hoa kỳ trong chiến tranh tại Việt Nam. Theo lời của Lionel Rosenblatt, chuyên gia quốc tế về người tỵ nạn, vừa mới trở về sau khi làm chuyến đi gặp những người tỵ nạn chạy trốn sang Cao Miên, ông cho biết: "Thực tình người Việt Nam cho rằng cái tốt nhất là dân Thượng phải chết đi."

Hanoi đang bị hãi hùng về những truyền thuyết của dân tộc vùng núi. Phần đông nguời Thượng theo đạo Tin Lành trong cái vùng đất có đa số người theo đạo Phật, Việt Nam mất an ninh luôn luôn phải đối chọi với các thành phần chống đối.

Ngày xưa Hồ Chí Minh đã dùng từ "đồng bào" để nhận dạng riêng cho người Việt Nam (Vietnamese Identity) để đem lòng yêu nước chống lại những gì ngoại lai hay không phải của mình. Sau đó Hồ Chí Minh đã nhân danh là người cộng sản để vận dụng toàn khối để ghét bỏ những gì họ không có đuợc. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt, cộng sản Bắc Việt đã nhân danh kẻ chiến thắng (Identity of Winners) đoạt của cải của người dân miền Nam Việt Nam. Người dân miền Nam phần lớn bị bắt bỏ tù và cho đi học cải tạo, số này đã nhân danh Việt Nam Cộng Hoà (Identity of Republic of Việt Nam) và những gì họ đã bị mất (từ của cải, tài sản cho đến cái quyền tự do cơ bản của con người) để chống lại người cộng sản cầm quyền, những nguời đã không nhân danh là người có bản tính hay văn hóa chính của người Việt Nam.

Khi những người Thượng tìm cách trốn thoát ra khỏi sự bao vây bắt của công an cộng sản, bộ đội Việt Nam đã băng ngang ranh giới và lùng bắt để hạ sát những người Thượng, đôi khi nguời Việt Nam đã muợn tay người Cao Miên đễ giết họ hay bắt mang về để trừng phạt nặng nề.

Người ta không lấy làm ngạc nhiên cho lắm, khi một số người ngoài đã bị nhà cầm quyền cấm không cho phép đuợc bén mảng tới vùng cao nguyên Trung phần vào những ngày này. Lời cựu viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết: "Ngay cả khi các ngài tưởng là những ngượi cộng sản Việt Nam đang chín chắn, nơi đây các bạn đã thấy ngay cái trò bẩn thỉu của người Việt Nam."

Việc khủng bố và hãm hại người dân Thượng là một vi phạm lộ liễu theo như thỏa uớc quốc tế chưa đặt ra đối với Hanoi cung như Nam Vang, nơi mà các cơ quan quốc tế, hay Hoa kỳ đang thúc đẩy Thủ tướng thân Hanoi của Cao Miên để nhìn theo những chiều hướng khác.

Theo về quan điểm xung đột giữa các nền văn hóa dựa trên "Identity", Thái Lan chắc chắn sẽ phải thả ông Lý Tống và ông Phan Nguyễn Thanh Hiền Si về hành động nhân danh cho người Việt Nam chính thống mà trước đây chính quyền Thái Lan đã công nhận.

Bộ ngoại giao nằm trong hành pháp của ông Bush đã phản kháng việc khủng bố và hãm hại guời dân Thượng, cũng như văn phòng của Thượng nghị si Jesse Helms, đại diện Cộng hoà của N.C., người đã từng lớn tiếng chống cộng sản. Các phe nhân quyền không thuộc đảng phái, đáng chú ý là tổ chức bênh vực người dân tỵ nạn có cơ sở tại Washington đã có hoạt động trong nỗ lực dựng lại gốc rễ và văn hóa của sắc dân thiểu số trước nạn diệt chủng.

Chính quyền Hanoi đuong thời là một bộ mặt khó coi nhất so với toàn vùng Á châu, kể cả một số chính quyền cộng sản còn lại như Bắc Hàn, số còn lại hầu hết đã dễ chịu : Chính quyền Bình Nhưỡng và nền kinh tế của chính quyền này hiện nay hoàn toàn thất bại và đang cho chấm dứt đuờng lối theo cộng sản. Chính quyền Bắc Kinh không còn khó coi nữa, mặc dầu có một mớ bòng bong của 1, 3 tỷ người dân phải nuôi, phải xoa dịu hay bị dân số khổng lồ đang đe dọa, trong khi đó hệ thống hiện đại hóa của Trung quốc lặng lẽ cho nâng cấp để phù hợp với tư bản và tư doanh.

Còn Việt Nam bây giờ đang có một sự mâu thuẫn khổng lồ trong giới người cộng sản. Đang buớc lên bậc đổi làn gió mới như thấy giới trẻ Việt Nam tay phất hai lá cờ, một lá cờ Hoa kỳ và một lá cờ Việt Nam, hoan nghênh nhà cựu tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton đã tới Việt Nam. Hai lá cờ tượng trưng cho hai nền văn hóa hay hai 'Identity' mà giới trẻ tôn kính.

Doanh nghiệp hay buôn bán mở mang, tư bản của người dân đang gia tăng, đầu tư nước ngoài đang quay trở lại đi cùng với những người Việt Nam lưu vong tại Hoa kỳ, những người chịu ảnh hưởng nặng văn hóa và thương nhớ quê hương, nhớ lại những cảnh đẹp, thèm những món ăn ngon trong thời buổi không có cộng sản. Nhưng khốn thay những người Việt lưu vong này gặp một chính quyền khủng khiếp : những tay sai của Sô Viết chuyên chính theo kiểu cộng sản Stalinist, những trí thức dởm bám lấy di vãng cách mạng để cai trị theo tính cách ngu dân. Năm ngoái , Hanoi đã có mức độ khá lớn nhiều người lên tiếng chống lại chính quyền ngay tại Hanoi.

Hoa kỳ chắc chắn không còn biết giải quyết những mâu thuẫn của Việt Nam như thế nào, ngoài những người Việt Nam thể hiện đuợc cái "Identity of Viêt Nam". Trong thời Tổng thống Clinton, Hoa kỳ đã tìm cách giấu đi chiếc rìu của cuộc chiến tranh ngày xưa trong một phần tư thế kỷ bằng cách mở rộng mậu dịch và nới lỏng các hình phạt kinh tế đối với người dân của nước Việt Nam, một quốc gia có dân số đông hon cả Pháp hay Anh quốc.

Có lẽ việc tránh xa sự tham dự vào kinh tế để trả lời cho cái thảm cảnh vi phạm nhân quyền, các nuớc Âu châu, đồng minh của Hoa kỳ, không thèm chú ý đến khi đã bước vào quan niệm của những nhà chuyên làm giầu. Nhưng nếu lời McNamara là đúng theo nhu hành động đơn phương của Hoa kỳ là sai, thế lấy ai hay cái gì để cứu những người dân Thượng tại Việt Nam đây? Trừ phi Hoa kỳ cho xiết chặt lại các trừng phạt, phản đối mạnh lời hơn nữa, khẩn cầu các đồng minh Âu châu và Á châu, kể cả Trung quốc cùng làm một lúc, còn không dân Thượng sẽ chết dần, chết mòn từng người một, cho tới lúc không còn một mống nào nữa. Hiện nay chúng ta đang sống trong thế kỷ nào đây ?

Chú Thích: Tom Plate is a giáo su UCLA và là sáng lập viên Asia Pacific Media Network (http://www.asiamedia.ucla.edu )