Hãy gọi đúng tên Sài Gòn

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Dân Sài Gòn vẫn nhớ chuyện thời ông Đỗ Mười mới làm Phó Thủ tướng, đuợc Hà Nội đua vào lo đánh tu sản miền Nam, có lần ông đi xe qua một bến phà, còn gọi là "bắc", ở miền đồng bằng sông Cửu Long. Phà kẹt vì đông xe, xe của Đỗ Mười phải chờ lâu quá, trong khi những người lính lo trật tự bến phà phải chạy đôn đáo, thổi còi, quát tháo ra lệnh cho các tài xế. Lính bảo vệ của Đỗ Mười thét lên ra lệnh cho những người gác phà: "Làm trật tự nhanh lên chứ các đồng chí, có xe của đồng chí Đỗ Mười đây." Mấy người gác cầu không biết tên ông phó thủ tướng, hét lại: "Đỗ Mười hay Đỗ Mười Một cung vậy thôi!"

Điều tra câu chuyện đó, công an văn hóa tu tuởng khám phá ra: Cán bộ canh gác bến phà không hề đọc báo Nhân Dân. Họ cung không nghe tin tức trên đài. Nếu có đọc hay nghe thì họ đã biết Đỗ Mười là ông nào rồi, đâu dám giỡn mặt. Nhưng tại sao ở miền Nam các cán bộ cộng sản cung không chịu học tập và nghiên cứu báo Nhân Dân mỗi ngày như các cán bộ Thanh Nghệ hoặc Hà Nam Ninh? Thì bởi người miền Nam khác, họ chỉ biết trả lời vậy thôi. Từ đó, đảng Cộng Sản đã mở các chiến dịch phê bình và tự phê bình, rồi sửa sai. Đảng quyết định: các chức vụ trọng yếu ở miền Nam, như đứng gác đầu cầu, canh bến phà, phải đuợc trao cho các cán bộ ưu tú ba đời vô sản đem từ miền Bắc vào. Đặc biệt là cán bộ hải quan, từ kho Tân cảng đến phi trường Tân Sơn Nhứt đều phải có lý lịch tốt nhất mới đuợc trao trách nhiệm lớn lao đối vối tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam đổi mới, lại công nhận thành phố Sài Gòn có giá trị đặc biệt về mặt kinh tế. Điều này cung phản ảnh thành phần Bộ Chính trị sau Đại hội Chín vừa qua trong đó có 5 nguời đã từng làm lớn ở Sài Gòn, đã hiểu dân Sài Gòn và đuợc đồng hóa thành người Sài Gòn. Họ biết dân này đã quen kinh doanh thật chứ không phải chỉ làm "quan lớn kinh tế". Đây cung là lần đầu tiên mà trong bảng xếp hạng của Câu lạc bộ Ba Đình, ông Bí thư Sài Gòn có địa vị cao hơn Bí thư Hà Nội. Trong Bộ Chính trị đó cung vắng mặt những nhà đại giáo điều chỉ biết hô khẩu hiệu trống rỗng. Đảng Cộng Sản đã mở mắt ra thấy rằng kinh doanh, đầu tư quan trọng hơn là hô khẩu hiệu bảo vệ ý thức hệ viển vông.

Đảng dự trù trao cho các cán bộ cai quản thành phố Sài Gòn thêm nhiều quyền quyết định về mặt kinh tế. Nhưng đây không phải chỉ để chia bớt quyền lợi cho một nhóm đang lên, trong phe vẫn thống lãnh quyền hành ở thành phố từ năm 1975 đến nay. Đảng còn muốn khai thác một thứ tài nguyên, thổ sản địa phương, là khả năng kinh doanh, tháo vát của dân Sài Gòn. Khi cho phép chính quyền thành phố quyết định và theo dõi các dự án đầu tư, thay đổi quy chế nhà đất, Đảng đã chấp nhận rằng cán bộ địa phương thì biết các điều kiện kinh tế, xã hội tại chỗ rõ hơn các nhà cạo giấy ở trung ương. Không những thế, họ mặc nhiên công nhận một điều nữa, là Sài Gòn rất đặc biệt, với những người dân đặc biệt. Những Bộ Chính trị trước đây không hiểu nổi điều đó. Cho nên trước tám năm trên tờ báo Pháp Luật có người đã viết bài ca ngợi các Hội đồng hương đang phát triển ở Sài Gòn; nhân đó đặt câu hỏi tại sao không lập ngay một Hội đồng hương Người Sài Gòn luôn cho đẹp? Câu hỏi đó chỉ cốt nói bóng gió đến một điều: Dân Sài Gòn bị đối đãi như người ngoài ở ngay trên mảnh đất của họ! Nói như thi sĩ Nguyễn Đình Toàn: Sài Gòn là niềm nhớ không tên!

Nhưng người dân Sài Gòn không phải chỉ có truyền thống kinh doanh năng động. Một nửa dân số thành phố đã từng sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đủ lớn khôn để hiểu giá trị của tự do. Hăm sáu năm truớc, chế độ Cộng Hòa không phải là khuôn mẫu lý tưởng của thể chế tự do. Nhưng thành phố lúc nào cung nuôi sẵn mầm mống những phong trào đòi hỏi tự do cho cả nước. Và dân Sài Gòn vẫn dẫn đầu toàn quốc trong các đợt sóng chống độc tài, chống tham nhung. Báo chí Sài Gòn trước 1975 sẵn sàng chờ bất cứ cơ hội nào có chút tự do hé mở là tận dụng hết khả năng để đòi thêm tự do nữa. Trong những ngày chót của chế độ, là những cuộc xuống đuờng chống tham nhung do một vị linh mục khởi xướng. 

Chịu thua trước sức mạnh kinh tế của thủ đô Việt Nam Cộng Hòa cu, đảng Cộng Sản đã sống gần thực tế hơn một chút. Thực tế hơn nữa, họ phải công nhận thêm một điều, là trong thế kỷ này các chính quyền dù độc tài đến mấy cung phải lắng nghe tiếng nói của người dân, không phải chỉ là 4, 5 triệu dân Sài Gòn mà nhân dân cả nước Việt Nam. Và muốn dân Sài Gòn lấy lại địa vị đặc biệt của họ thì trước hết hãy trả lại cho thành phố cái tên truyền thống. Họ muốn đuợc gọi là "Người Sài Gòn" chứ không phải là "Người thành Hồ!" Thiền Sư Nhất Hạnh có một bài thơ thấm nhuần đạo vị, đã đuợc nhiều người phổ nhạc và dịch sang nhiều thứ tiếng, tựa là "Hãy gọi đúng tên tôi!" Có lẽ dân Sài Gòn nên bắt đầu hát bài này, bằng tiếng Anh, Pháp hay tiếng Đức cung đuợc. Để biểu lộ ý nguyện. Và khi công an đến vây hãm các chùa trong mấy ngày sắp tới, đồng bào Phật tử cung nên hát bài Hãy gọi đúng tên tôi! Chúng tôi muốn đi thăm chùa, thăm thầy chứ không tính lật đổ chính quyền xã hội chủ nghia!

NGÔ NHÂN DỤNG