Việt nam trước ngày đại hội đảng:

 

Hà Nội trước ngã ba đường

McDonald 

Văn phòng Mercury News tại Việt Nam

 

HÀ NỘI - Tại Việt Nam này không có cà phê Starbucks. Không có  quán Burger King, cũng không có McDonald’s. Chỉ voœn vẹn một tiệm  kem Baskin-Robbins hoang vắng, gần như phá sản

 

Thế Giới Thứ Nhất và toàn cầu hóa chẳng có bao nhiêu aœnh hươœng.  Nhưng nếu bạn muốn một chuœ nghĩa cộng sản cổ lỗ của thời Chiến  Tranh Lạnh, bạn đã đến đúng chỗ.

 

Vào một đêm trước ngày họp hội nghị trù bị của Ðại Hội Chín, Hà  Nội đã trở thành già nua đúng lúc. Hàng ngàn biểu ngữ, cờ đoœ phấp  phới bay khắp thủ đô, tất cả đều mang dấu hiệu búa liềm, những dấu  hiệu từng một thời được ưa chuộng tại Liên Bang Sô Viết đã quá cố.  Và nếu bạn muốn có những di sản của cộng sản, thì Hà Nội chính là  một trong vài thành phố ít ỏi trên quả đất ngày nay vẫn còn Công  Viên Lê Nin và Cung Hữu Nghị Sô Viết.

 

Vài tuần nay với nhiệt tình yêu nước đang diễn ra chung quanh đại  hội đảng, theo ông Dương Hùng, nhà điêu khắc chuyên về hình tượng  Hồ Chí Minh nổi tiếng tại Hà Nội, thì số bán những bức tượng bán  thân của “Bác” bằng thạch cao đã tăng lên gấp bốn. Nhà điêu khắc  mà tác phẩm lớn nhất là pho tượng cựu chuœ tịch, cân nặng 850 cân  Anh, bán với giá 420 mỹ kim, nói rằng “Tôi chưa bao giờ bận rộn đến  thế này.”

 

Ngôn từ chính trị tiền đại hội cũng đã trở thành lạc hậu một cách thú  vị, trong đó có cả giọng điệu như kiểu Xít Ta Lin.

 

Lo ngại những vụ biểu tình công khai xẩy ra trong kỳ đại hội biểu  diễn của họ, qua truyền thông chính thức, các lãnh đạo đã hô hào  công dân phải đề cao cảnh giác trước những “âm mưu phản cách  mạng” của các “lực lượng địch và kẻ thù đế quốc” có ý định “phá  hoại cách mạng và tổ quốc.”

 

Trong lúc đó, qua bộ Văn Hóa Thông Tin, các nhân viên kiểm duyệt  của nhà nước đã dùng bút mực đen bôi xóa đi những đoạn văn xúc  phạm trong các ấn phẩm nước ngoài. Các nhân viên kiểm duyệt khác  thì bận rộn tra xét tỉ mỉ liên mạng Internet để tăng cường bức tường  lưœa, chống những mạng lưới không đếm xuể mà họ nghĩ là bất kính  và nguy hiểm.

 

Tất caœ các biểu ngữ mầu đỏ, các ngôn từ nóng hực, nỗi sợ hãi hoang  tưởng chính thức, chẳng khác gì những món đồ chính trị từ căn gác  xép của lịch sử được khiêng xuống, những món đồ cổ được phủi đi lớp  bụi đóng suốt một thế hệ, từ lúc chủ nghĩa cộng sản hãy còn là cao  trào, các khẩu hiệu nhà nước hãy còn có đôi chút nhiệt tình cách  mạng.

 

Chưa bao giờ đến như thế - kể từ thời cộng sản chiến thắng trong năm  1975 đến nay - Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu và những nhân vật cộng  sản cứng rắn tiền nhiệm, những nhà cựu cách mạng già nua vẫn còn  tiếp tục điều khiển đất nước này, đã cố giữ cho thế giới đứng ngoài.

 

(Một nguồn tin từ trong nước - trước khi báo lên khuôn vào chiều thứ  Tư 18 tháng Tư, 2001 - cho biết ông Lê Khả Phiêu đã mất chiếc ghế  quyền lực nhất nước và người lên thay là ông Nông Ðức Mạnh, 60  tuổi, một người gốc Tày sắc tộc thiểu số miền Bắc.)

 

Và về nhiều mặt trong những năm vừa qua, nhóm của ông Lê Khả  Phiêu đã thành công.

 

Việt Nam vẫn nghèo, vẫn cô lập. Hầu hết tính chất hiện đại vẫn thiếu  vắng. Xe đạp vượt trội xe hơi với tỉ số 90-1. Vẫn cắt tóc ráy tai bên lề  đường với giá 35 xu Mỹ. Trong 1,000 người, chỉ một người có trương  mục ngân hàng. Quản lý các hiệu tiệm vẫn sử dụng những mảnh giấy  than nát bươm khi viết hóa đơn.

 

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn có một thứ lòng hoài cổ dân  giã đối với một số tính chất bản xứ và thần tượng hóa cảa cộng sản  còn sót lại.

 

Ðồng chí!

 

Tuần này vào ngày tứ Năm, 19 tháng Tư, tại đây hơn 1,000 đảng viên  cộng sản sẽ tham dự kỳ đại hội mỗi thập niên hai lần, nhiều người sẽ  gọi nhau là đồng chí - hệt như thời họ còn súng trên tay, cách mạng  trong tim.

 

Theo nghĩa từng chữ, thì đồng có nghĩa là “cùng nhau, giống nhau,”  và chí có nghĩa là “một đường lối, một phương pháp, ý tưởng hoặc  tinh thần.”

 

Một trong những sử gia và chuyên viên nghiên cứu văn hóa dân gian  của xứ này, ông Hữu Ngọc nói rằng “Giữa những người trọng tuổi,  chữ đồng chí gợi lên một cảm giác hy sinh và hiến dâng cho đất  nước.”

 

Trong thời thập niên 1940, Việt Minh đã bắt đầu sử dụng chữ đồng  chí, chỉ với những người trong đảng, mặc dù cuối cùng từ ngữ này đã  mở rộng ra cho cả những người ngoài đảng. Sau này đảng Cộng Sản  đã làm cho chữ đồng chí trở thành một hình thức bắt buộc để gọi nhau  trong quân đội, chính phủ, các trụ sở đảng và trong tất cả các buổi hội  họp chính thức.

 

Nhưng đã qua rồi những ngày mà các công dân, bè bạn, hàng xóm  láng giềng, ngay caœ các ông chồng, bà vợ cũng gọi nhau là đồng chí.

 

“Chắc chắn là chữ này đã được sử dụng ít đi rất nhiều trong ngôn ngữ  nói chung,” ông Hữu Ngọc cho biết. “Trong xã hội nói chung, chữ này  gần như đã quá hạn, đã cổ xưa. Ngay ở trong đảng, nó cũng mất đi  một số dấu tích sùng kính, càng ngày càng ít sử dụng. Ðời là thế, ông  cũng biết đấy. Ông phải đi theo dòng đời.”

 

Ðồng bào chú ý

 

Những chiếc loa phóng thanh công cộng mắc trên các trụ điện -  những chiếc loa từng có thời dùng để báo động cho dân Hà Nội mỗi  lần B-52 bay đến tấn công - giờ đây lanh lảnh phát ra những bản  phúc trình chính thức, các thống kê kinh tế, tin tức cộng đồng, mà  phần lớn các đồng chí đi trên hè phố chẳng ai đoái hoài.

 

Nhưng mỗi sớm mai từ lúc trời tờ mờ, những chiếc loa mở lớn đến độ  điếc tai đã lôi cổ người ta ra khoœi giường với thứ nhạc ghi âm tồi tệ,  thường là loại ái quốc thời chinh chiến, hoặc những bản diễn hành  một-hai-một-hai được chọn ra từ những siêu phẩm âm nhạc cuœa Quân  Ðội Nhân Dân.

 

Rồi đến lúc nghe thông cáo.

 

Mỗi phường trong thành phố đều có một chiếc loa riêng, mỗi chiếc  vang ra khắp vài khu đường, và đều đặn là những bản thông cáo báo  động dân chúng cảnh giác trước những âm mưu mới của kẻ thù nước  ngoài. Họ cũng công bố những thành công của các kế hoạch kinh tế  mới nhất của chính quyền, họ khuyến cáo dân chúng về những tiến  triển mỗi ngày một nhàm chán hơn (mà họ có thể biện luận rằng quan  trọng hơn) - chẳng hạn như tháng Tư là Tháng Diệt Chuột, hoặc loan  báo là các kiểm tra viên thành phố đã đóng cửa tất cả những xưởng  làm bánh phở nào có dùng chất phoọc-môn để giữ cho bánh phở tươi.

 

Ðảng viên không bóc lột

 

Chương 1 của cương lĩnh đảng Cộng Sản quy định rằng các đảng viên  phải trên 18 tuổi, trung thành, thân thiện với nhân dân. Và, không bóc  lột.

 

Chữ này gợi nhớ lại một thời ở Việt Nam, cho tận cuối thập niên  1980, không có tư sản, cái ý niệm kiếm lời trong thương nghiệp là một  chuyện phản động, không ai dám nghĩ tới, một chuyện đáng ghê tởm.

 

“Tất cả mọi người nghĩ rằng không bóc lột có nghĩa là đảng viên  không nên tham dự vào tư doanh,” một cán bộ tư tưởng đảng phát  biểu. “Người ta không được phép lập công ty và sử dụng nhiều công  nhân hoặc lao động. Người ta chỉ có thể thiết lập hợp tác xã hoặc  buôn bán kiểu gia đình lặt vặt.”

 

Cũng như tại Trung Quốc, đặc biệt tại Việt Nam, nơi kinh tế không  ngừng di chuyển đến tư bản chủ nghĩa, đã có nhiều cuộc tranh luận  nghiêm trọng trong ý thức hệ của đảng là liệu có nên xoá bỏ việc cấm  bóc lột. Một số lý thuyết gia của đảng tin rằng việc cho phép các đảng  viên được công khai tham dự kinh doanh sẽ là đường lối duy nhất để  cắt giảm được tham nhũng trong lúc vẫn hấp dẫn được những tài năng  giỏi giang nhất và sáng láng nhất gia nhập đảng.

 

“Chữ bóc lột này, càng ngày càng ít người nói đến, nhưng tôi nghĩ  rằng đảng sẽ tiếp tục sử dụng nó,” một cán bộ tư tưởng phát biểu.  “Ðảng sẽ tiếp tục hành động chống bóc lột. Nếu người ta mà không  chống bóc lột, thì người ta không phải là cộng sản.”

 

Thông tin bế tắc

 

Chính quyền vẫn không ngớt cập nhật hóa và mở rộng bức tường lửa  Internet, một cấu trúc kỹ thuật điều khiển tự động, ngăn không cho  những người sử dụng liên mạng quốc tế được vào xem hơn 1,000 địa  chỉ trên các mạng lưới toàn cầu.

 

Cán bộ Internet của nhà nước nói rằng một nửa số những mạng có tên  trong sổ đen là những mạng có nhiều chất chính trị quá, còn nửa kia  là khiêu dâm quá.

 

Hiện nay, tất cả các ấn phẩm nước ngoài nhập vào, đầu tiên là phải  thông qua những cặp mắt và những cái bút đen của cán bộ quan thuế,  cán bộ văn hóa, cùng các nhân viên kiểm duyệt khác cuœa chính  quyền. Với nỗi lo sợ không tưởng và khổng lồ của nhà nước, các thư  ký chính quyền bỏ ra số thì giờ không đếm xuể để xem xét và “nhuận  sắc” các tờ báo Wall Street Journal, tạp chí Far Eastern Economic  Review, cùng những ấn phẩm khác. Thỉnh thoaœng họ “nhuận sắc”  bằng những cái bút mầu đen, thỉnh thoảng họ “nhuận sắc” bằng  những cái kéo.

 

Cán bộ quan thuế tại Hà Nội cũng thường xuyên mở xem, và tịch thu  những gói hàng mà báo Mercury News gửi sang Việt Nam qua hãng  Federal Express bởi vì họ không ưa tờ Việt Mercury, ấn bản chị em  của tờ Mercury News bằng Việt ngữ. Cả Mercury News lẫn Việt  Mercury đều không lưu hành tại Việt Nam.

 

Trong một bài đăng tải trên tờ International Herald Tribune, một đoạn  trích thuật lời phát biểu của một chủ nhân thương nghiệp Sài Gòn nói  về công an tham nhũng bị bôi đen. Bài viết này có thể đễ dàng tìm  thấy trên Internet, trong đó có ghi câu trích thuật lời than phiền của  người nạn nhân nạn tham nhũng, nói rằng “Họ theo dõi bạn từng bước  một, họ kéo đến đặt câu hỏi với bạn lúc nủa đêm, hoặc lôi cổ bạn đi.”

 

Một đoạn khác bị bôi đen, nói rằng “Nếu bạn làm việc với người Mỹ  hoặc với chính quyền cũ, bạn rất khó tìm được việc làm, con cái bạn  cũng không kiếm ra được việc tốt. Người cộng sản không tin cậy bất  cứ ai xuất thân từ quân đội cũ.”

 

Và khi cựu Bộ Trươœng Quốc Phòng William Cohen đến viếng Việt  Nam, ông đã sửng sốt khi hay biết là các nhân viên kiểm duyệt đã  dùng cái bút ảo thuật để bôi đen bài lập trường đăng tải trên tờ Wall  Street Journal nói về chuyến đi của ông.

 

Người viết bài lập trường của tờ báo này đã sủ dụng một tĩnh từ để  mô tả việc Hà Nội thẳng tay đàn áp tình trạng tham nhũng trong  đảng, mà chữ này cũng có cả nguồn gốc từ ngữ trong chữ nghĩa cộng  sản cứng rắn, nhưng cán bộ kiểm duyệt vẫn nặng tay ra đòn. Tĩnh từ  xúc phạm ấy là chữ gì?

 

Nó là chữ Stalinesque, có nghĩa là “nhái theo đường lối Xít Ta Lin.”

 

 Trac Nguyen dịch.