Giết VNCH, Ai Hối Tiếc?

Sau cùng, Hà nội bán tống bán tháo gạo Việt nam vì quá cần Mỹ kim, nên đã bán với giá rất... hời. Lúc bắt đầu chào hàng năm 1989, gạo Việt nam bán ra với giá 240 Mỹ kim một tấn, tức 24 xu một ký. Ðến năm 1998, nhờ quen hơi thị trường hơn xưa, giá gạo Việt nam được tăng lên 260 Mỹ kim một tấn. Vẫn chỉ 26 xu một ký. Khi chân ướt chân ráo vào chợ gạo quốc tế, Việt nam đã phải ngậm bồ hòn mà bán gạo với giá thấp hơn gạo Thái lan đến 50 đô la Mỹ một tấn. Hiện tại gạo Thái vẫn cao giá hơn gạo Việt nam.ện tại, nông dân Việt nam đang trúng mùa lúa, nhưng lại khóc ròng trên những bồ lúa. Nông dân miền Tây phải bán luá cho các công ty lương thực với giá 1,250 đồng Việt nam một ký. Nghĩa là chưa tới 10 xu Mỹ! Trong khi nông dân Việt nam khóc rống lên vì công khó cày bừa của mình được trả bằng giấy lộn, thì cộng sản gộc ở Ba đình tiếp tục mơ “phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân tăng 1,5 đến 1,7 lần so với hiện nay”.

Ðừng khóc rống lên nữa, nông dân cần cù Việt nam ơi!, đến năm 2005 sẽ thu về nhiều hơn một lần rưỡi...ô-gích của cánh cửa: đóng sập, hé mở và mở toang những thành tựu trên - nếu vẫn được coi là thành tựu dù lẽ ra phải khấm khá hơn nữa - quả là lời “chửi cha” cho cái lối kinh tế tập trung, kinh tế hợp tác xã, kinh tế quốc doanh của những năm dài u ám “miền Bắc tiến lên chủ nghĩa Xã hội” và mấy năm đầy nước mắt “cải tạo công thương nghiệp miền Nam”.tế tập trung bây giờ đã thành lối thị trường hoá với cái đuôi “theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Hợp tác xã nay chỉ còn trong sách giáo khoa và lịch sử đảng mà thôi. Còn các công ty quốc doanh thì vội vàng cổ phần hoá, trước khi sụp đổ tan tành. Trong năm 1999, lần đầu tiên Hà nội phải chịu công bố con số tăng trưởng công nghiệp “ngoài quốc doanh” nhiều hơn các nhà máy “cuốc doanh”. (Quốc doanh tăng 4.5%; tư nhân tăng 8.8%, riêng tại Sài gòn các nhà máy tư nhân tăng đến 21%).ững người đang mơ ở Ba đình đã nhìn nhận: chỉ một cái hé mở cửa cách đây 15 năm mà làm cho kinh tế Việt nam khá lên chút đỉnh. Lẽ ra họ phải đi tới rốt ráo “lô-gích” mà hỏi nhau câu này: “Nếu cửa đó không bị đảng Cộng sản Việt nam đóng chặt từ khi cầm quyền, thì Việt nam đã khá tới đâu?”. Thảng hoặc, họ không dám nguyền rủa quá khứ, thì xin mơ tới tương lai: một tương lai có cửa mở toang đón gió lộng từ biển Ðông vào chứ không phải he hé như hiện nay.ấc mơ công nghiệp hoáột giấc mơ khác trong đại hội này là công nghiệp hoá nền kinh tế Việt nam. Mơ là thế, nhưng không thể chối cãi sản phẩm nông nghiệp vẫn còn chiếm đến 47% tổng giá trị xuất khẩu của Việt nam. Lý do không phải vì nông nghiệp phát triển mà vì công nghiệp ì ạch.

Ðây là lời thú nhận của đầu óc biết suy nghĩ nhất trong đảng Cộng sản Việt nam - (không biết suy nghĩ sao làm đến chức viện trưởng viện Triết học?) - về nền công nghiệp Việt nam. Ông viện trưởng viết: “mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng chất lượng, tăng sức cạnh tranh và trình độ thiết bị máy móc, kỹ thuật lạc hậu, trên thực tế đã xuất hiện và làm giảm nhịp độ tăng trưởng của công nghiệp bốn năm qua” (Nguyễn sinh Cúc, “Sản xuất công nghiệp ở nước ta: Thực trạng 4 năm 1996-1999 và triển vọng năm 2000”, trong Tạp chí Cộng sản, số 5, 2000). Ông “triết học” nói chữ thật khó hiểu, nhưng cái ý là thế này: nhà máy Việt nam thiếu máy móc, thiếu đầu óc nên sản xuất đồ dỏm, không ai mua hết, nên mỗi lúc một làm ăn xuống. Ở một chỗ khác, Nguyễn sinh Cúc nói trắng ra: trong 4 năm qua, công nghiệp Việt nam không có tăng trưởng gì cả mà đúng ra - như chữ của Cúc dùng - “dẫm chân tại chỗ suốt bốn năm qua”.ào cuối năm 1999, tại Việt nam có 66 khu công nghiệp - chế xuất do tư bản ngoại quốc trực tiếp đầu tư. Với các nước đang phát triển, nền kinh tế có khá lên hay không là nhờ tư bản nước ngoài. Hà nội khoe trong 12 năm mở cửa đã có 17.7 tỷ Mỹ kim vốn bên ngoài đổ vào Việt nam (Tuổi trẻ, 29.3.2001). Nhưng tư bản đổ vốn vào Việt nam chỉ có lỗ tới lỗ. Thí dụ, ngành hoá chất do ngoại quốc bỏ vốn đã hoạt động từ 3, 4 năm qua đã lỗ 32 triệu Mỹ kim. 17 công ty liên doanh lắp ráp xe hơi tại Việt nam đang hoạt động rầm rộ, nhưng không bán được xe. Một số phải đi vào đường “giải thể”. Duy nhất, liên doanh khai thác dầu khí Bà rịa - Vũng tàu là làm ăn lên. Năm 1999, Việt nam khai thác được hơn 14 triệu tấn dầu thô.khi công nghiệp trong nước èo uột, hàng lậu từ hai ngả biên giới Trung quốc và Cambodia đã có một thời tưởng chừng giết sạch các nhà máy trong nước. Năm 1997, xe đạp Việt nam phải lùi bước trước xe đạp Trung quốc. Núi xi măng lậu từ Cambodia đè bẹp xi măng nội địa. Năm sau, hàng lậu Trung quốc đã làm cho các nhà máy sản xuất gạch bông, chén bát sành sứ và bình thủy ngất ngư.ới những cái “dẫm chân tại chỗ” đó, trong khi bạn đọc cầm báo VL thì những khuôn mặt đỏ của Cộng sản gộc trong nước về Ba đình mơ đến năm 2020 “nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp”.ày trước, cộng sản giáo điều đã mơ tiến lên xã hội chủ nghĩa mà không qua thời kỳ “quá độ” nên họ “quá cỡ” làm tan hoang nền kinh tế và đạo lý của người Việt nam. Ngày nay, trong đại hội Xìu này, vẫn những khuôn mặt đỏ ấy mơ “công nghiệp hoá, hiện đại hoá... với thời gian rút ngắn so với các nước đi trước”. Ðại hội này dùng lại chữ “nhảy vọt” từng do Mao tung ra và suýt nữa làm tiêu tan cả nước Trung hoa.

Ðại hội xìu nói tóm lại, giấc mơ của Cộng sản gộc trong những ngày tại Ba đình năm nay là “tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là dân cứ làm ăn theo kiểu dân, miễn là đừng đụng đến miếng đỉnh chung của các quan đỏ thì thôi. Về kinh tế đại hội “Xìu” sẽ rập theo lối mòn của đại hội “Tạm” (VIII) và đại hội “Bậy” (VII) mà không sáng tạo điều gì mới.ì muốn dân chúng nai lưng làm việc để tích góp tài sản vào đỉnh chung, nên những người cầm quyền chấp nhận “kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường”. Nhưng e ngại miếng đỉnh chung có ngày bị cướp mất, đảng Cộng sản trong đại hội IX tiếp tục giữ lập trường “kiên định chống đa nguyên, đa đảng”, chống “diễn tiến hoà bình”, chống luôn cả “tự diễn tiến”. Nghĩa là về mặt chính trị, đảng Cộng sản Việt nam chỉ muốn mình ên tự tung tự tác, không muốn ai khác có tiếng nói, và ngay cả chính mình cũng không tự nhếch chân “tự diễn biến” với hoàn cảnh đất nước và xu hướng phát triển của thế giới.

Cổ Nhuế