Giết Đời Nghệ Sĩ

Vi Anh

 

Tin AFP đánh đi cho biết CS vào giờ chót ra lịnh hủy bỏ giấy phép và cấm 2 buổi trình diễn nhạc tại Sàigon của Tuấn Vu với lời tuyên bố giết đời nghệ si. Rằng "Tuấn Vu là một tay nghiện ma túy đuợc nhiều người biết, kể cả các ái mộ viên, không thuận tiện xuất hiện trước công chúng". Người Việt trong cũng như ngoài nước không lạ với tin này. Đó là việc làm bình thường đối với CS, những người làm chánh trị bá đaọ, lấy ám sát chánh trị, " thịt" đối thủ, khuynh loát hàng ngu địch làm phương châm. Nên, giết đời một nghệ si chỉ là chuyện nhỏ.

Chơi dao có ngày đứt tay, nhưng chơi với CS có ngày bỏ mạng. Thực vậy một Trotsky, công thần hạn mã của CS Nga, chỉ có cái tội Đệ tứ Quốc tế, bị thanh trừng trốn đi Nam Mỹ, Đệ tam CS vẫn cho người theo tới cùng để giết cho bằng đuợc. Một Nguyễn Bình, tư lịnh chiến trường Miền Nam thời "Nam kỳ khởi nghĩa", chỉ mới tỏ ra tinh thân hơi độc lập chiến trường một chút; Ô. Hồ mời về họp và xì tin cho Pháp phục kích giết. Một Lê Hồng Phong, chỉ có cái tội là có người hôn thê trẻ đẹp Nguyễn thị Minh Khai lọt mắt đàn anh mà bỏ mạng. Ô. Hồ nhân danh Đảng phân công Phong về nước với chức Tổng bí thư, coi như tuyên án tử hình đối với Phong và thay chỗ Phong trên giường ngủ với người đẹp tại ngoại quốc. Những thâm cung bí sử đó, đài BBC đều có công bố, sau khi Bộ Thuộc địa Pháp công khai hoá tài liệu lúc quá hạn định và sau khi Liên xô sụp đổ, Anh mua đuợc một số tài liệu của kho KGB. Sừng sỏ, quyền thế như vậy mà còn bị thịt gọn, sá gì một Tuấn Vu, một ca sĩ Việt kiều chỉ có làn hơi. 

Trước chiến dịch CS Hà nội khua chiêng, đánh trống chiêu dụ Việt kiều về nước làm ăn, lấy kính chiếu yêu soi rọi cách CS giết Tuấn Vũ nghĩ cũng cần để xe trước đổ, xe sau tránh.

Điểm sáng tỏ thứ nhứt là không có chuyện giao lưu văn hoá với CS Hà nội. Chỉ có việc CS xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngoại làm công tác tuyên truyền văn hoá - lợi dụng văn hoá để chuyên chở tuyên truyền hay lồng tuyên truyền vào văn hoá để tác động. CS Hà nội cấm không cho ai vào nước để làm văn hoá, văn nghệ nếu nghĩ là bất lợi cho CS. Người Việt ở nước ngoài chống các đoàn văn công, phản đối các nghệ sĩ do CS đưa đi, cùng lắm là biểu tình phản đối. CS thì khác hẵn, giết nghệ sĩ không bằng gươm đao mà bằng triệt hạ sự ái mộ của quần chúng, thà giết lầm hơn để lọt. 

Thứ hai, giả sử Tuấn Vũ có ghiền xì ke, ma túy, chuyện đó cũng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nếu không "bắt nóng đang mua bán, tàng trữ ma túy." Huống hồ theo phát ngôn viên của Sở Thông tin Văn hoá của CS ở Sàigòn cũ tuyên bố thì chỉ "biết" thôi. Biết không thôi chưa đủ, phải có bằng cớ phạm pháp mới có thể buộc tôi và xét xử. Dù sao cũng phải giữ kín vì liên quan đến danh dự con người. Tuyên bố công nhiên như CS làm là mạ lỵ, xúc phạm danh dự, chà đạp quyền làm người, nhứt là đối với một nghệ sĩ, lòng ái mộ của khán thính giả là sự sống còn.

Nói cho cùng, ngay khi Tuấn Vu bị bắt quả tang chơi xì ke, ma túy đi nữa, sự trừng phạt cũng chỉ đến mức đua đi cai nghiện ở Trung Tâm Phục hồi Nhân phẩm Bình Triệu mà thôi. Nhưng điều tiên quyết là phải giữ kín hồ sơ người bịnh theo nguyên tắc bảo mật hồ sơ sức khỏe của bịnh nhân. Chủ trương giết lầm hơn để lọt, CS xử Tuấn Vũ như thế rõ rệt là tuyên án tử hình dân sự và xã hội đối với người nghệ sĩ. 

Thư ba là dù trái khoáy CS vẫn làm. Tại Hà nội CS cho phép Tuấn Vũ trình diễn dù hạn chế trong Nhà Hát Tuổi Trẻ. Tại Sài gòn CS cấm ngặt. Lý do tranh ăn thúc đẩy chánh trị. Tuấn Vu là một người Việt tỵ nạn CS di tản trước khi CS cưỡng chiếm Miền Nam. Sự nghiệp xướng ca của người nghệ sĩ 42 tuổi này xây dựng trên những bản nhạc sáng tác thời VNCH. Nội dung hợp với quần chúng. Nhu cầu tiêu thụ đòi hỏi, nên việc sao chép và phổ biến tràn lan, khiến quần chúng trong nước rất hâm mộ Tuấn Vũ. Nhạc hội của Tuấn Vũ giá vé 8 đô la - bằng một tuần lương của một công nhân - vẫn bán sạch trước. Kiểm soát sinh hoạt văn nghệ, hệ thống Nhà Nước CS có 2 cơ quan, Sở và Công ty. Tranh chấp quyền lợi giữa cơ quan này là chuyện cơm bữa. Trên lý thuyết Sở "quản lý chính sách và Công ty quản lý sinh hoạt". Nhưng thực tế bên trong và bên trên Đảng ủy nắm tất cả. Cho phép Tuấn Vũ là công ty. Đảng quyền nắm Sở, chắc không được chia chác đủ, ra lịnh cấm, lấy lý do chánh trị. Chánh trị là chủ đạo; đó là nguyên tắc, không biệt lệ.

Không phải trường hơp Tuấn Vũ là trường hợp đầu hay trường hơp chót. Khi mới Đổi Mới, một Việt kiều ở Úc, một Việt Kiều Úc, lúc nhỏ được VNCH cấp học bổng cho đi học, nghe lời đuờng mật của CS về Sàigòn làm ăn, bị truy tố về tội trốn thuế, vào tù. Ra tù, giấy thông hành bị giữ, Anh còn kẹt ở VNCS để bạc tóc suy nghĩ về quyết định sai lầm của mình. Mới đây, một người từ Cali về làm ăn, cũng bị truy tố về kinh doanh điện thoại trái phép. Anh bị 13 năm, còn cán bộ Bưu điện đồng phạm được tách ra khỏi vụ án. Hình sự hoá để đánh tư sản và phản động là nghề của CS khi có hánh quyền trong tay.Không phải không có lý khi các ký giả Tây phương thường trú ở VN nói, "Các nhà đầu tư ngoại quốc chào VNCS bằng chân", bỏ của chạy lấy người.

Có người nói kinh tế không có Tổ quốc. Nhưng cũng có người nói chữ economie-politique là chữ kép; kinh tế chánh trị là môi với răng. CS khẳng định chánh trị là chủ đạo. Nghe CS hô hào đổi mới kinh tế, chiêu dụ Việt kiều về làm ăn. Thấy lợi tiền bạc mà ham, không chú ý đến khiá cạnh an nguy và chánh trị là phải trả giá bằng tự do và sản ngiệp của một đời người. Đúng nhu Ông Bà ta xưa hay nói, "Nhơn tham tài tăc tử, điểu tham thực tắc vong" là vậy.