Gật và Nói

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Người Việt Nam mình coi trọng hai thứ: ăn nói, ăn và nói thường đi đôi với nhau. Theo ông Mai Thúc Lân trả lời phỏng vấn báo Nông Thôn Ngày nay, thì từ nay trở đi các đại biểu Quốc hội ở Hà Nội có cả quyền nói nữa. Ông phó chủ tịch cho biết nếu các đại biểu không bằng lòng về vị bộ trưởng nào trong chính phủ, họ sẽ nói ý kiến của họ cho mọi người nghe. Quan trọng thật. Lâu nay dân chúng Việt Nam vẫn gọi họ là Quốc Hội Gật. Từ nay dân sẽ phải đổi tên gọi là Quốc hội Nói và Gật cho nó chính danh. Chính danh hơn nữa, phải gọi là Quốc hội Gật và Nói. Bởi vì họ vẫn phải lắng nghe chỉ thị ở trên trước, gật đầu xong rồi mới nói.

Như khi ông Hà Quang Dự bị Trung ương Đảng kết tội hồi tháng Ba, Quốc hội nghe, gật; rồi quả nhiên một tháng sau đã mạnh dạn tuyên bố cách chức ông Hà Quang Dự. Khi Trung ương Đảng phê bình các tướng Phạm Văn Trà, Lê Văn Dung phạm các lỗi lầm nặng nề về quản trị, nhưng sau đó lại phục hồi địa vị cho các ông này, họ vẫn ngồi chễm trệ trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thì Quốc hội gật đầu xong rồi cung không hó hé nói câu nào cả. Cuối cùng cung chẳng ai đuợc biết hai ông tướng phạm những lỗi gì, mặc dù ông Hữu Thọ, đại diện cho Trung ương Đảng, đã họp báo nói rõ ràng họ bị khiển trách vì lầm lỗi nặng. Trong khóa họp này thế nào Quốc hội cung gật đầu cho các ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng cu về vườn, phong nhậm các ông mới, nhưng tựu chung các đại biểu nhân dân cung chỉ gật đầu sau khi ở trên đã quyết định. 

Tuy nhiên, phải công nhận rằng khí thế của các đại biểu Quốc hội ở Hà Nội có lên cao khi họ nhìn thấy ông chủ tịch của họ bây giờ lên chức, trở thành Tổng Bí thư Đảng. Làm đại biểu Quốc hội mười năm rồi cung có lúc lên chức Tổng Bí thư, tức là có quyền lắc đầu chứ không suốt đời cứ phải gật, chuyện hiếm khi xảy ra. Tất cả các đại biểu tự nhiên cảm thấy cái giá của họ tăng lên trên thị trường. Biết đâu có ngày mình cung thành Tổng Bí thư? Vì cứ theo lời ông tân Tổng Bí thư nói thì họ đều là con Bác như nhau cả. 

Cho nên tốt nhất là các ông bà đại biểu ở Hà Nội nên giữ ông Nông Đức Mạnh lại ngồi chức chủ tịch. Có điều nào trong Hiến Pháp cấm Tổng Bí thư làm chủ tịch Quốc hội đâu? Mà nếu có thì Quốc hội trên nguyên tắc vẫn có quyền sửa mà? Một ông Tổng Bí thư làm chủ tịch, cả quốc hội sẽ lên giá. Trông thấy là ông Mai Thúc Lân đã tự nhận ra mình lên giá cho nên nói năng mạnh bạo lắm. Mà các đại biểu Quốc hội thì nên nói năng mạnh bạo. Đó là điều rất quan trọng. 

Cộng Sản Việt Nam lâu nay vẫn nhìn coi bên Trung Quốc làm gì thì noi theo. Trừ có một lần ông Lê Khả Phiêu đua sáng kiến lập lại Quốc tế Cộng Sản mới, xin Trung Quốc đứng đầu, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam theo, để tiếp tục làm cách mạng xã hội chủ nghia toàn thế giới. Lần đó rõ ràng là dại, trứng khôn hơn vịt. 

Nếu như đảng Cộng Sản Việt Nam theo đuợc Bắc Kinh trong việc thay đổi vai trò của Quốc hội, thì cung là một tiến bộ rồi. Khi Đặng Tiểu Bình đặt Kiều Thạch vào địa vị chủ tịch Quốc hội Trung Hoa thì ông biết Kiều Thạch là một người có ý kiến riêng chứ không phải bảo sao nghe vậy. Cha nào, con ấy, người con của Kiều Thạch lúc đi học bên Mỹ cung có can đảm phê bình chính sách của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bố biết dạy con như vậy chứng tỏ người bố biết giá trị của tinh thần độc lập. Và Đặng Tiểu Bình đã trao cho Kiều Thạch trách nhiệm "pháp trị hóa" nước Trung Hoa. 

Trong những năm chỉ huy Quốc hội, Kiều Thạch đã để lại một sự nghiệp là phát triển hệ thống luật pháp, huấn luyện các thẩm phán, huấn luyện cả các luật sư, những định chế cần thiết, nếu không thành hình thì không có một xã hội pháp trị. Và có chứng cớ cho thấy người Trung Hoa, cả các đảng viên cộng sản, bắt đầu tập sử dụng luật pháp.

Xin nêu một thí dụ. Tuần trước, một văn phòng luật sư tư nhân ở Bắc Kinh đã bắt đầu nộp đon kiện các hãng sản xuất thuốc lá. Trên thế giới cứ ba điếu thuốc đốt lên thì có một điếu đốt ở Trung Quốc. Số người chết mỗi năm vì thuốc lá ở Trung Quốc có thể đông hon dân số nhiều nước trên thế giới. Và các hãng thuốc lá ở Trung Quốc cung đang đặc biệt nhắm vào thị trường giới trẻ, giống như các hãng thuốc ở Mỹ. Không lẽ một nước 1.2 tỷ dân mà chịu để cho thanh niên của mình bị đầu độc như vậy, không làm gì cả?

Bình thường, ở một nước cộng sản, nếu người ta lo lắng về mối họa thuốc lá như vậy, chắc họ sẽ "kiến nghị" lên xã ủy, thành ủy, thị ủy, v.v. rồi chờ mươi năm may ra lên sẽ đến lúc Trung ương Đảng bàn chuyện cấm chúng đầu độc trẻ em bằng thuốc lá. Nhưng đợi thế thì lâu quá. Văn phòng pháp luật Zhicheng ở Bắc Kinh đã làm khác. Họ làm như Mỹ, vì họ đuợc khích lệ bởi những vụ kiện các hãng thuốc lá ở Mỹ đã thành công. Luật sư Tong Lihua đã mời 10 luật sư khác trên toàn quốc tham dự. Công việc của họ bây giờ là thu thập bằng cớ, tài liệu, để khi ra tòa thì thắng kiện. Họ đi phỏng vấn các phụ huynh để lấy bằng cớ con em bị thuốc lá hại ra sao. Họ nói trước sẽ dùng các đạo luật sẵn có về bảo vệ người tiêu thụ, về quyền của người thiểu số để biện hộ trước tòa. Không ai bàn đến chuyện kiến nghị xin Trung ương Đảng giúp đỡ cả. 

Luật sư Tong nói với một nhà báo ngoại quốc rằng "Ở bên Mỹ, các chính quyền tiểu bang đứng ra kiện các hãng thuốc lá. Ở Trung Hoa chúng tôi không làm đuợc như vậy. Nhưng chắc chắn trong nước phải có bao nhiêu người lo lắng về vấn đề này, và họ phải đứng lên để giúp chúng tôi!"

Đó chính là một thái độ cơ bản trên đó nguời ta xây dựng chế độ Dân Chủ. Khi nào người dân thấy có một vấn đề cần giải quyết, họ không chờ Trung ương Đảng nào ngọ nguậy, mà chính họ khuấy động lên, tìm những người cùng chia sẻ mối lo với mình, bảo nhau cùng đứng dậy đòi giải quyết. Không dùng vu lực để giải quyết, không chạy chọt hậu trường, không tìm cách hối lộ. Nhưng dùng luật pháp. Đó là cách sống dân chủ.

Từ khi ông Kiều Thạch làm chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, nhiều đạo luật ra đời dần dần xác định các quyền dân sự của người Trung Hoa. Họ còn in những cẩm nang về quyền lợi và nghia vụ công dân phát cho mọi người muốn đọc. Họ chưa thi hành được hết, nhưng có luật vẫn hơn không có gì. Một hậu quả là người dân Trung Hoa bây giờ hay thưa kiện hơn trước. Tuy còn những đạo luật bất công và phi dân chủ, như đạo luật về tôn giáo cốt ý để cấm phong trào Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng có luật vẫn hơn là không có.

Chúng ta có thể hiểu sự can đảm của những luật sư đứng ra kiện các hãng thuốc lá, khi biết rằng ở các xứ cộng sản công ty thuốc lá tức là nhà nước! Đó là một thứ độc quyền để các đảng viên hưởng lợi và nhà nước thu thuế. Thuế thuốc lá đóng góp 70% vào ngân sách nhiều chính quyền địa phương. 

Nêu thí dụ trên không phải để ca tụng chế độ cộng sản ở Trung Quốc là dân chủ, tự do. Nhưng để chứng tỏ ngay trong một chế độ cộng sản, người ta vẫn tiến lên, từng bước một, nhưng là những bước đầu cần thiết để xây dựng một xã hội pháp trị. Nếu như ông Nông Đức Mạnh nghi mình làm đuợc như ông Kiều Thạch thì ông cứ nên tiếp tục làm chủ tịch để cho cái Quốc hội của ông từ nay không những biết gật mà còn biết nói nữa!

NGÔ NHÂN DỤNG