Ðồng Bào Thượng Nổi Dậy:

Vấn Ðề Lương Tâm Của Mỹ

 

Phong trào đòi tự do tôn giáo về qui mô thời gian, không gian, và quần chúng lớn hơn cuộc đấu tranh của Ðồng bào Thượng ở Cao nguyên nhiều, nhưng ảnh hưởng lớn đối với Mỹ không bằng cuộc nổi dậy của Ðồng bào Thượng. Ðại sứ Mỹ nói thẳng ông cũng bị CS Hà nội không cho đến Cao nguyên quan sát tình hình khi nói chuyện tại Khách sạn Saint Regis. Bộ Ngoại giao Mỹ, chánh thức đòi hỏi phải cho Mỹ thăm Cao nguyên vì lý do an toàn của thân nhân người Mỹ gốc Thượng, bất chấp việc Hà nội tố giác Mỹ xen vào nội bộ VN. Hai lý do sau có thể một phần nào giải thích tại sao: Ðạo Tin Lành là một tôn giáo căn bản của dân Mỹ và người Mỹ còn mang nặng mặc cảm tội lỗi,ø lòng hối hận về những điều đã làm đối với Người Da Ðỏ trong lịch sử.

 

Thực vậy,Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Dư luận Mỹ (National Opinion Research Center, NORC), năm 1999, 55,7% dân số Mỹ theo Ðạo Tin Lành. Và những Người Tin lành Da trắng Gốc Anglo Saxon (White Anglo-Saxon Protestants, WASPs) là lớp người chi phối mạnh nhứt đất nước này từ khi lập quốc. Tài sản và thế lực ngầm của một trăm đại gia WASP trong kinh tế chánh trị gần như vô địch.

 

Tại Việt Nam, Ðạo Tin Lành phát triển mạnh trong Chiến tranh VN. Hội Thánh Tin Lành, Hoàn Cầu Khải Tượng, tọa lạc cùng mợt đường và gần sát Tòa Ðại sứ Mỹ. Ðịa bàn truyền giáo thành công nhứt của Hội là vùng Cao Nguyên với cách truyền đạo tôn giáo đến tận nhà người Thượng.  Tin Lành Tại Gia, là một hình thái Giáo Hội vì dân, do dân, và của dân, rất Mỹ nhưng rất thích hợp với lối sống du canh du cư của Ðồng bào Thượng. Nhờ vậy người Thượng đi với VNCH và Mỹ, tay trong tay, suốt cả bề dài cuộc chiến.  Lực  lượng Fulro còn chiến đấu khắp rừng núi Cao Nguyên nhiều năm sau khi CS Hà nội làm chủ miền Nam.

 

CSVN đụng người Thượng là đụng Tin Lành. Ðụng Tin Lành là đụng đồng đạo của Mỹ. Ðụng Fulro là đụng đồng đội của Mỹ. Ðồng bào Thượng  được Lực lượng Ðặc biệt, Lực lượng Biên phòng của Mỹ, trực tiếp tuyển mộ, huấn luyện, trả lương và chỉ huy, khác với quân nhân VNCH chỉ là đồng minh Mỹ. Tình đồng đội Thượng Mỹ gắn bó chặt hơn.

 

Tiếp đến việc CSVN cướp đất đai, dồn người Thương vào vùng sâu và xa khơi lại mặc cảm tội lỗi và lòng hối hận không nguôi mà người Mỹ đã làm đối với người Da Ðỏ trong lịch sử. Những vết hằn ấy, mỗi lần học sinh, sinh viên Mỹ học, nhớ lại là thẹn thùng đỏ mặt, huống hồ chi những người Mỹ chân chính trong công quyền hay ngoài xã hội Mỹ.

 

Chính sách của Mỹ đối với người Da Ðỏ là một chánh sách xâm thực đất đai, tạo mặc cảm tội lỗi và hối hận trong lòng người Mỹ chánh trực. Nổi bật nhứt là Sắc luật của TT Andreww Jackson, năm 1830, đôn dân  Cherokees, Choctaws, Chicksaws, Cricks, và Siminoles thuộc các tiểu bang Georgia, Missouri, Alabama, bên đông của Sông Mississipi về Vùng dành cho người Da đỏ ở Oaklahoma, chỉ có đồi cát và bụi mù. Một phần tư dân số của sắc tộc Cherokees đã chết trên đường; từ đó tên CON ÐƯỜNG ÐẪM LỆ (Trial of Tears) được ghi vào lịch sử Hoa kỳ. Còn nữa, Ðạo luật Phân Lô, Cắt Ðất , năm 1886, làm tan rã các bộ tộc Da Ðỏ. Hậu quả cụ thể là năm 1887, người Da đỏ sở hữu 138 ngàn mẩu đất, đến năm 1934, chỉ còn 48 ngàn mẩu.  Tưởng cũng nên nhắc người Da đỏ mới chỉ được vào quốc tịch Mỹ từ năm 1924. Nhưng quyền bầu cử có một số tiểu bang như Arizona, New Mexico mới cho người Da đỏ từ năm 1948.(tài liệu thượng dẫn rút ra từ giảng luận của Gs Espinosa, Santa Ana College).

 

Vì vậy có gì nhức nhối, cắn rứt và gợi lại vết thương lòng lịch sự hơn cho người Mỹ khi nghe người Mỹ gốc Thượng đồng đội, đồng đạo, biểu tình trước Quốc Hội Mỹ nói.  Thế giới sợ một số thú vật hiếm tuyệt chủng nên ghi vào các sách đỏ và cấm săn bắt. Ngày CS Hà nội đến Cao nguyên, người  Thượng có hơn hai triệu rưởi người. Sau 25 năm CS Hà nội dồn dân, cướp đất, dân số chỉ còn 2 triệu!

 

Phải làm một cái gì cho Tôn giáo Tin Lành, cho Ðồng đội Người Thượng, cho Sắc tộc Thiểu số ở Cao nguyên bị cướp đất sống để nhẹ đi mặc cảm tội lỗi tổ tiên đã bất công, tệ bạc với người Da đỏ. Chính cái tình tự phức tạp, sâu kín, nhưng vô cùng bức xúc đó của người Mỹ biến cuộc nổi dậy của các bộ tộc ít người trở thành thế lâm nguy cho VNCS.

 

Việc phê chuẩn Thương ước sẽ không dễ dàng. Bang giao Việt Mỹ sẽ không bình thường. Người như Ðại sứ Peterson cũng xốn xang. Bộ Ngoại giao Mỹ chánh thức can thiệp, đòi hỏi đi thăm Cao nguyên nhân danh an ninh của thân nhân những người Mỹ gốc Thượng. Vấn đề Cao nguyên trở nên trầm trọng đối với CSVN.

Vi Anh