Ðồng Bào Phẫn Nộ Biểu Tình Chống CSVN Dâng Ðất

 Hơn hai ngàn người tự phát kéo nhau biểu tình trước khu Phước Lộc Thọ và chợ 99 trên đường Bolsa, thủ đô tị nạn Quận Cam

 Little Saigon (SaigonUSA) - Vào khoảng 1 giờ chiều hôm chủ nhật 20/1/02, hàng ngàn đồng bào đã lũ lượt kéo nhau ra biểu tình tại khu vực hai bên đại lộ Bolsa, trước chợ 99 và khu thưong mại Phưóc Lộc Thọ để phản đối việc Hà Nội đã lén lút cắt đất cho Trung Quốc. 

Tất cả chuyện ký kết dâng đất nầy, tuy đã xảy ra từ 2 năm nay, nhưng mãi cho tới gần đây mới lọt ra ngoài khi hai nước thi hành nghi thức “đặt cột mốc ranh giơí.” Tổng cộng, ngưòi ta được biết CSVN đã cắt khoảng 790 cây số vuông cho Trung Quốc, nhưng thực sự bao nhiêu đất bị mất, thì có thể nhiều hơn, khó ai biết được một cách chính xác. Bị mất theo phần đất nầy là những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan, Phố Ðồng Ðăng, núi Tô Thị, v.v.. 

Từ trước tới nay, mọi ngưòi Việt Nam đều thuộc lòng câu nói đất nưóc Việt Nam kéo dài “từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau.” Nay CSVN đã vội vàng sửa lại, “đất nước Việt Nam bắt đầu từ cột mốc cây số 0” để mong chạy tội bán nưóc của họ.

Theo sự thú nhận của CSVN sau khi bại lộ thì hai nước anh em XHCN nầy dã ký một hiệp ước về biên giới vào ngày 30-12-1999, và hiệp ưóc về lãnh hải vào ngày 25-15-2000. Hai hiệp ưóc nầy đã thực hiện chủ tâm thần phục và làm hài lòng sự đòi hỏi của đàn anh khổng lồ phưong Bắc, từng làm quan thầy cho CSVN trong thời gian chiến tranh xâm lăng miền Nam.

Mục đích và lý do của việc nhượng đất nầy không hề được giải thích vì bất cứ lý do gì, nhưng mọi ngưòi đều hiểu là CSVN triều cống để cầu mong được Trung Quốc bảo đảm cho CSVN được tồn tại trên ngai vàng cai trị đất nước.ừ xưa tới nay, ngưòi ta thưòng nói bọn “buôn dân bán nưóc” để chỉ trích những ai phản bội lại dân tộc, nhưng thưòng nói tới nghĩa bóng. Nay thực sự là nghiã đen để áp dụng cho hành động phản bội tổ quốc và tiền nhân của tập đoàn CSVN buôn dân bán nưóc.

Toàn thể ngưòi Viẹt khắp nơi, 3 triệu ngưòi trên thế giới tự do, cùng với 78 triệu ngưòi trong nưóc, đều một lòng phẫn nộ trưóc hành động tội lỗi nầy của CSVN. Ðồng bào khắp nơi đã đồng lọat lên tiếng, viết tuyên cáo, tổ chức biểu tình, hội thảo để ghi lại lịch sử hành động bạo ngườc nầy của CSVN.

Chưa bao giờ trong lịch sử 4000 dân tộc Việt Nam mà có một chính phủ, một chế độ mà đã bán dân ra biển, tổ chức cho dân ra biển để vơ vét vàng bạc, đã đưa dân đi làm lao nô bên đông âu để trả nợ quan thầy, và nay đã cắt đất hiến dâng cho đàn anh. Quả thật chưa có gì nhơ nhớp và ghê gớm cho bằng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Tuy vậy, cha ông chúng ta đã từng khẳng định rõ ràng:

 

Nam Quốc Sơn Hà Nam Ðế cư

Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.”

 Thế nào những ai xâm phạm tới đất nước tổ quốc, rồi sẽ chuốc lầy thất bại như lời sấm truyền của Lý Thường Kiệt vậy.

Tuần tới vào ngày chủ Nhật 27/1/02 tại Oakland đồng bào có tổ chức một buổi hội thảo gồm các diển giả GS Hà Mai Phương, GS Nguyễn Văn Canh,và LS Nguyễn Hữu Thống, tại hội Người Việt East Bay, số 1218 Miller Av (gần đường 23th Ave & 14th St), Tel: 510-797-6672, mời đồng hương tham dự đông đủ.

SaigonUSA News, San Jose

 

 THƯ KHÁNG NGHỊ 

VỀ HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT

 

Ngày 19 tháng 1 năm 2002 

Kính Gửi: Ngài Kofi Annan 

Tổng Thư Ký LHQ 

Kính thưa Ngài, 

   Nhân danh một thành viên trong cộng đonảg nhân loại và nhân danh  một người tù lương tâm Việt Nam, tôi gửi đến Ngài bức thư này để phản kháng hai hiệp ước biên giới trên bộ và trên biển Trung-Việt do nhà cầm quyền Trung Hoa và Việt Nam ký kết ngày 30/12/1999 và ngày 25/12/2000, và bắt đầu cắm mốc biên giới trên đất ngày 27/12/2001. Hai hiệp ước này đe dọa nghiêm trọng tới danh dự và quyền lợi của dân tộc Việt Nam và tới hòa bình ổn định trong khu vực Ðông Nam Á. 

Hai hiệp ước biên giới Việt-Trung vừa được ký kết hoàn tòan đi ngược lại quyền lợi của nhân dân Việt Nam vì lần đầu tiên trong lịch sử hai hiệp ước này đã ảnh hưởng tới đường biên giới truyền thống của hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều địa điểm mà hàng ngàn năm qua đã trở thành những phần lãnh thổ và lãnh hãi thân thương của nhân dân Viêt Nam nay đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc.  

Hai hiệp ước biên giới này được ký kết bởi ban lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản không được nhân dân bầu lên một cách dân chủ và tự dọ Vài người trong số họ không giữ ngay cả một chức trách gì trong chính quyền. Quốc Hội, cơ quan nghe nói đã thông qua hiệp ước thứ nhất (tháng 6 năm 200), cũng không được bầu lên qua những cuộc bầu cử dân chủ, tự do và công bằng, do đó không đại diện cho nhân dân Việt Nam. Ngay cả những thể thức được ấn định trong Hiến Pháp cũng không được thực thi, cụ thể, hai hiệp ước không hề được đem ra thảo luận trên báo chí hay trong các phiên họp của Quốc Hội, và cũng không hề được ấn hành.  

Ngay chính bản Hiến Pháp cũng không được soạn thảo và ban hành theo đúng các thủ tục và tiên trình dân chủ, bao gồm tất cả các bản Hiến Pháp đã có của các năm 1960, 1976, 1980, 1992 và hiện naỵ Người dân bị tước đoạt các quyền dân chủ căn bản, nhất là quyền tín nhiệm và bãi nhiệm những người lãnh đạo đất nước. Ngày nay họ lại bị tước đoạt ngay cả quyền có ý kiến về hai hiệp ước biên giới mà qua đó ban lãnh đạo cộng sản đã đem nhiều phần lãnh địa và lãnh hải quan trọng của tổ quốc ra đổi lấy độc quyền chính tri. 

Nhân dịp này, tôi xin phép được lưu ý Ngài về sự kiện là ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam, kể từ thập niên 1950 tới nay đã thường xuyên vi phạm và ngay cả xé bỏ các hiệp ước và công ước quốc tế mà họ đã ký kết: Hiệp Ðịnh Genève 1954, Hiệp Ðịnh Trung Lập Lào 1960, Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973 (đươc LHQ và 13 nước ký bảo đảm nhưng miền Bắc Việt Nam vẫn xé bỏ và dùng quân sự xâm chiếm miền Nam tháng 4 năm 1975), Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Văn Hóa, Xã Hội và Kinh tế, và Công Ước Quốc T.ế Về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết năm 1982.  

Những người cầm quyền không do dân bầu, bất hợp pháp, vi phạm luật pháp quốc tế như thế không có quyền đại diện nhân dân và quốc gia Việt Nam ký kết hiệp ước biên giới nhượng lãnh thổ cho bất cứ nước nàọ Ngay cả trong những nước dân chủ những hiệp ước quan trọng như thế nếu không được đưa ra thảo luận công khai và trưng cầu dân ý cũng không có giá trị pháp lỵ Do đó hai bản hiệp ước biên giới Việt-Trung vừa ký kết là hoàn toàn vô giá trị đối với nhân dân Việt Nam và bất hợp pháp đối với công pháp quốc tệ Nhân dân Viêt Nam không công nhận và không có trách nhiệm phải thi hành hai hiệp ước nàỵ. 

Kính thưa Ngài Tổng Thư Ký, 

Trong diễn văn nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 2001, Ngài đã tuyên bố nếu các chính phủ coi thường pháp trị và vi phạm dân quyền thì "họ trở thành mối đe dọa không phải chỉ cho nhân dân họ, mà cho cả những nước láng giềng và đúng ra, cho toàn thế giớịợ" Ngài cũng cho rằng hiện nay chúng ta cần có những chính quyền "hợp pháp, dân chủ". Ngài cũng ví việc "cứu một cô bé Afghanistan" là cứu chính con ngườị Tôi cảm phục và hoàn tòan chia xẻ quan điểm rộng lớn và nhân bản đó của Ngài và mong rằng quan điểm đó sẽ đem lại lợi ích cho mọi dân tộc. Quan điểm của Ngài, nếu được thực hiện, sẽ ảnh hưởng lớn lao tới 80 triệu nhân dân Việt Nam mà hơn một thế kỷ nay vẫn hằng trông đợi sớm thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ, không có tự do, mất nhân phẩm và thoát khỏi một chế độ không dân chủ, bất hợp pháp.  

Kể từ ngày thành lập, LHQ đã đạt được những thành quả đáng kể trong việc gìn giữ ổn định, hoà bình và công lý trên toàn thế giớị Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Ngài, LHQ đã đóng góp ngày càng có hiệu quả hơn vào việc xây dựng một đời sống tự do và nhân phẩm tại nhiều quốc gia trên thế giớị Tôi hiểu rằng thế giới còn nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nghiêm trọng chưa giải quyết được, và Ngài cùng các đồng sự của Ngài tại LHQ cần nhiều kiên nhẫn để tiếp cận các vấn đề thế giới một cách khéo léo và tế nhi Tuy nhiên nhân loại đã tiến bô đủ, thời gian đã bị lãng phí nhiều, tôi tin rằng đã đến lúc để cho mỗi con người đuợc quyền có cơ hội sống trong no ấm, hoà bình tự do và nhân phẩm. Tôi tin rằng nếu mọi người có lương tri trên thế giới quyết tâm ngăn chặn những hành động lạm dụng quyền lực vi phạm tự do nhân phẩm của người dân và vi phạm công pháp quốc tế thì chúng ta sẽ bảo vệ được con người và nhân loại sẽ được sống trong hòa bình và công lý. 

Chính trong tinh thần đó mà tôi, cùng với đồng bào của tôi, đã phản đối hai hiệp ước biên giới Trung-Việt do các chính quyền bất hợp pháp, không do dân cử ký kết, hoàn toàn không có sự chấp thuận của nhân dân và tác hại đến danh dự và quyền lợi của quốc gia chúng tôi. 

Tôi tin rằng cũng chính trong tinh thần đó mà Ngài đã khẳng định trong diễn văn nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình rằng một trong ba mục tiêu ưu tiên của LHQ trong thời gian tới là xúc tiến dân chủ trên toàn thế giớị Tôi hoan ngênh mục tiêu này và tin tưởng rằng Ngài sẽ hỗ trợ cho nhân dân chúng tôi sớm thiết lập được nền dân chủ tại Việt Nam vì tự do nhân phẩm của mỗi người dân Việt Nam hôm nay và ngày mai và vì hoà bình ổn định trong khu vực. 

Trân trọng cám ơn và kính chào Ngài. 

Ðoàn Viết Hoạt 

Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam 

Phụ bản gửi: Các Nhà Lãnh Ðạo các Chính Phủ 

Chủ Tịch Uỷ Ban Âu Châu 

Tổng Thư Ký ASEAN

 

VIỆC THI HÀNH HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI 1999

 

Nguyễn văn Canh

18 tháng 1 năm 2002 

Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt cộng Lê công Phụng, cùng với Ðại Sứ Trung Cộng tại Việt nam đến thị trấn Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh làm lễ xây MỐC đánh dấu biên giới mới dựa theo Hiệp Ước mà Việt Cộng và Trrung cộng ký kết tháng 12 năm 1999. Tại đây, Phụng tuyên bố rằng hai bên đã đồng ý hoàn tất công tác trắc địa, phân định biên giới, dựng các mốc đánh dấu biên giới giữa 2 quốc gia càng sớm càng tốt. Như thế, sẽ giúp thiết lập một biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn cố lâu dài[1]. Phiá Việt nam bắt đầu công tác phận định lãnh thổ này bằng cách dựng lên một cột trụ bằng đá granite cao 2.2m, rộng 50 cm ngay tại cổng biên giới Móng Cáị Ðây là cột MỐc đầu tiên trong số 1,500 mốc sẽ được đặt dọc biên giới trên một khoảng dài 1,350 cây số[1], trong tổng số 2363 cây số biên giới giữa 2 quốc giạ Cùng lúc đó, tại thị trấn Ðông Hưng thuộc Trung Hoa, bên kia Móng Cái, Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Cộng là Wang Yi đến dự một buổi lễ tượng tự. Wang ca tụng rằng mối quan hệ Việt-Hoa đã phát triển tốt đẹp mấy năm vừa qua, rằng công tác phân định lãnh thỗ sẽ hoàn tất trong vòng 3 năm. Wang nhấn mạnh rằng công tác này là nền tảng cho việc duy trì an ninh, phát triển phồn vinh và ổn cố vùng biên giới[1]. 

Tháng 12, 1999, Việt cộng và Trung cộng đã ký Hiệp Ước Biên Giớị Và Quốc Hội Việt nam đã phê chuẩn Hiệp ước ấy vào tháng 6-2000. 

Lấn chiếm đất Cho đến ngày hôm nay, Ðảng Cộng Sản Việt nam (VC) không tiết lộ một chi tiết nào liên quan đến Hiệp ước ấỵ Nội dung Hiệp ước được Lãnh đạo Ðảng CS coi là bí mật quốc giạ Công chúng chỉ biết một cách mơ hồ rằng chừng 70 địa điểm tranh chấp đã được giải quyết. Chắc rằng VC muốn ám chỉ tới những ngọn đồi và các địa điểm chiến lược của Việt nam mà quân đội Trung cộng chiếm đoạt vào thời gian có cuộc chiến tranh vào tháng 2-1979. Trong kỳ xâm lăng này, quân đội Trung cộng tiến sâu vào nội địa Việt nam tới 40 cây số trong phạm vi các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châụ Sau 17 ngày xâm lăng, Trung cộng tuyên bố đã dậy Việt nam một bài học rồi rút quân về. Tuy nhiên, Trung Cộng đã để lại quân đội ở Việtnam, chiếm đóng các cao địa ấy, dùng làm các căn cứ hành quân từ đó bắn pháo binh đe dọa Việt nam, với mục đích là cầm chân 600,000 quân Việt cộng tại chíến trường phía Bắc nàỵ Ðến năm 1987, cuộc đối đầu sát vùng biên giới hầu như ngưng lạị Vào thời gian này, VC kêu rằng quân TC đã di chuyển 100 Mốc biên giới vào sâu nội địa Việt nam.

Sau khi tái thiết lập bang giao vào năm 1991, quân trú phòng Trung cộng tại các địa điểm trên đuổi nông dân Việt ra khỏi đất đai của họ. Chúng đưa nông dân Tầu từ bên kia biên giới sang lập nghiệp. Có những báo cáo của truyền thông quốc tế đề cập tới việc lính Trung Cộng đốt nhà nông dân Việt trong vùng Lạng Sơn, cạnh quốc lộ 1, đuổi họ đi, và rằng khi có những biến cố đó, Việt nam không dám gửi phản kháng mạnh cho Trung cộng . Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao VC chỉ nói rằng từ nay trở đi phía bên kia (ám chỉ Trung Cộng) đừng phạm phải các hành vi đó nữạ

Không một ai biết chắc có bao nhiêu vùng tranh chấp; các vùng đó nằm ở đâu; mỗi vùng rộng hẹp ra saọ VC không nói gì đến vấn đề đó được giải quyết như thế nào: như TC tự nguyện trả lại đất cho Việt nam hay trả như thế nàỏ ai là người tiếp nhận; hoặc phần đất nào bị mất về tay Trung cộng? Mới đây, một vài thành viên bất mãn trong Ban Lãnh đạo tiết lộ ít chi tiết: 789 cây số vuông đã bị chuyển nhượng cho Trung cộng qua Hiệp ước 1999. Trong tháng 12 vưa qua, một quan sát viên báo cáo rằng khi ông ta đến thăm Ải Nam Quan- Cưả Aỉ giữa hai quốc gia, được xây bên bờ phía Nam sông Nam Quan, làm ranh giới chia đôi 2 nước, thì bị lính canh cấm đi vàọ Ông ta phải đi vòng sang Trung Hoa, rồi xuống. Báo cáo của ông ta nói rằng cái cổng cũ đã biến mất. Một cổng mới được xây về phiá Nam, cách cổng cũ 5 cây số. Trong thời gian có cuộc chiến, quân Trung cộng tàn phá hết các cơ sơ phiá nam bờ sông. Sau 1991, các cơ sở mới được xây lạị Một tòa nhà hành chánh được dựng lên dùng làm văn phòng lo các dịch vụ như di trú, quan thuế, cảnh sát, anh ninh, quân sự, bưu điện, viễn thông v.v. đã lọt vào tay Trung Cộng. Hơn nữa, các tài sản của tư nhân như khách sạn, nhà hàng, cơ sở buôn bán, nhà cửa nay thuộc quyền sở hữu của Trung Cộng. Nhiều di tích lịch sữ, thắng cảnh cũng chịu cùng chung một số phận[1].

Sự việc đó xẩy ra như thế nào? 

Vào tháng 9 -1989, Nguyễn văn Linh, là Tổng Bí Thư Ðảng CS lúc đó, Phạm văn Ðồng, Cố Vấn và Ðỗ Mười, Thủ tướng bí mật đi Trung cộng để xin tái lập bang giaọ Họ được Giang trạch Dân và Lý Bằng tiếp tại Thành Ðộ Trung cộng biết rằng Liên sô sắp sửa cắt hết viện trợ kinh tế, nên đưa ra rất nhiều điều kiện. Một trong các điều kiện đó là phải đuổi hết các phần tử chống Trung Cộng ra khỏi Ban Lãnh đạo Ðảng. Vào tháng 6 năm 1991, nhóm này thực hiện các cam kết với Trung cộng nhân dịp Ðại Hội Ðảng kỳ VIỊ Vài tuần lễ sau đó, Lê đức Anh bí mật đi Trung Hoa, và tháng 11 năm ấy, bang giao được thiết lập giữa hai đảng và hai quốc giạ Ðỗ Mười, tân Tổng bí thư, và Võ văn Kiệt, tân Thủ tướng đi Trung cộng đến làm lễ thiết lập bang giaọ Họ cam kết giải quyết vấn đề biên giớị Vào tháng 2 năm 1999, Lê khả Phiêu trong một cuộc viếng thăm vội vã tại Trung Hoa, xác nhận với Tổng bí thư Ðảng CS Trung Hoa các kế hoạch, đã được loan báo vào năm 1997 để hình thành Thỏa ước về biên giới vào năm 1999 và về Vịnh Bắc Việt vào cuối năm 2,000[1]. Rồi trong tháng 12 vưà qua, Tổng bí thư Nông đức Mạnh sang thăm Trung Hoạ Thông cáo chung ký ngày 2 tháng 12 nói rằng:” Hai bên cũng sẽ tích cực xúc tiến mau lẹ tiến trình ấn định biên giới, cắm các mốc đánh dấu, biến đổi biên giới Việt-Hoa thành biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn cố lâu bền,[1]” hay nếu dùng danh từ của hãng thông tấn Trung cộng Xin Hua: “xúc tiến mau lẹ phân định các vùng tranh chấp trên đất liền và trên biển”[1]. Các lãnh đạo VC thường luôn nhắc lại lời nói của Giang trạch Dân: Liên Bang Hữu Nghị, Hợp Tác Toàn Diện, Ổn Cố Lâu Bền và Hướng Về Tương laị Và Nông dức Mạnh tuyên bố đây là lời vàng ngọc phải theọ  Thật rõ là Trung cộng đã cấy được các tay sai vào Ban Lãnh Ðạo Ðảng CSVN để thực thi các âm mưu của chúng. Và việc chuyển nhượng đất đai này được thực hiện một cách êm thấm.

Không ai ngạc nhiên khi biết rằng trong cuộc viếng thăm chính thức vừa qua, Lý Bằng đã đến ôm hôn hai người “bạn thân” là Lê Khả Phiêu và Ðỗ Mười dù hai người này đã bị hạ bệ.

Ðể thi hành Hiệp ước, Ủy Ban Phân Ðịnh Biên Giới Việt-Hoa được thiết lập. Ủy Ban đã họp phiên họp kỳ II tại Hà nội từ ngày 14 tháng 2 đến 2 tháng 3, 01. Hai bên đã trao đổi quan điểm về 9 bản văn liên quan đến việc phân định biên giớị Họ đồng thuận về thời khoá biểu công tác cho các toán hỗn hợp pbụ trách công việc phân định biên giới, trao đổi bản đồ vị trí các mốc, so sánh các địa điểm nơi đặt mốc, và thảo luận các dấu hiệu mốc được sự dụng[1]. Với sự cam kết của Nông đưc Mạnh, cả hai bên vội vã tổ chức các buổi lễ đặt Mốc biên giới đầu tiên để cho Biên giới mới này trở thành chính thức.

Ðây là hành vi cuối cùng của VC trong tiến trình chuyển nhượng một phần lãnh thổ cho Trung cộng.

Vấn đề pháp lý. 

Theo Công Pháp QuốcTế và Quốc Nội và các tập tục hiện có liên quan đến việc chuyển nhượng lãnh thổ, bất cứ chính quyền nào cũng phải tuân theo một số qui luật để việc đó có giá trị: 1) Phải có một điều khoản trong Hiến pháp qui định rằng chính quyền ấy được phép làm việc nàỵ Nếu không có điều khoản nào như vậy ghi trong Hiến Pháp, thì phải tổ chức trưng cầu dân ý để dân chúng quyết định. 2)  Thụ tục chuyển nhượng phải tiến hành công khaị 3) Cũng như trong ngành tư pháp, phải có trao đổi vật (consideration) giữa hai bên, giống như việc mua/bán.

Ứng dụng vào trường hợp VC chuyển nhượng phần đất biên giới cho Trung Cộng, ta không thấy có một điều nào được thỏa mãn. 1) Hiến pháp 1992 của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam không có một điều khỏan nào trù liệu về vấn đề nàỵ Và VC cũng không tổ chức trưng cầu dân ý. 2) Ðảng CSVN đã thực hiện việc này một cách bí mật. 3) Không có trao đổi một vật gì giữa hai bên. Chỉ thấy có VC trao đất. Còn bên kia (Trung Cộng ) không thấy có trao một vật gì cho VC, như tiền bạc, hay một vật gì khác có giá trị tương đương. Nếu có người nêu ra câu hỏi là VC trao đất cho TC để đổi lại được ủng hộ để tiếp tục năm giữ quyền hành, thì cũng là đền bù lạị Lý luận này không không được chấp nhận về pháp lý vì lẽ:

a) Trao đổi để tìm kiếm sự ủng hộ để ngồi lỳ trên chính quyền là một vấn đề chính trị, không phải là một vật được trao cho bên đối ước. Nếu xẩy ra như vậy, thì Ðảng CSVN đã chuyển nhượng vô thường đất đai cho TC.

b) Ðảng CSVN không là người sở hữu chủ đất Việt nam. Ðất ấy thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Hiến Pháp VC 1992 có nói rằng đất đai thuộc về tòan thể dân chúng. Ðảng (CS) chỉ lãnh đạo nhà nuớc, không làm chủ đất đaị  Không ai có thể chuyển cho một đệ tam nhân cái gì mà chính mình không có.

Ngoài ra, Ðảng CSVN chỉ là một nhóm người, tự nhận rằng có hơn 2 triệu đảng viên, sử dụng các biện pháp khủng bố để đàn áp mọi tiếng nói của dân chúng, nhờ đó nắm giữ quyền hành. Chúng không được bầu để đại diện 80 triệu dân Việt.  Việc chuyển nhượng này là công việc riêng giữa hai đảng cộng sản, không có liên hệ gì đến nhân dân Việt nam.

Do vậy, việc chuyển nhượng ấy là vô hiệu, và các lãnh đạo Ðảng CSVN phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nàỵ.

oOo 

 TUYÊN CÁO 

của Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ về việc Ðảng Cộng Sản Việt nam thực hiện việc nhượng đất choTrung Cộng qua Hiệp ước 1999.

Ngày 27 tháng 12 năm 2001, Việt cộng (VC) tổ chức lễ trọng thể đặt Mốc biên giới tại thị trấn Móng Cáị Ðây là Mốc đầu tiên trong số 1,500 cái sẽ được đặt trên một khoảng cách là 1,350 cây số dọc theo biên giới Việt Hoạ  Cùng một lúc,Trung cộng (TC) cũng tổ chức một lễ tượng tự tại thị trấn Ðông Hưng sát ngay Móng Cáị  Việc đặt Mốc này là thi hành Hiệp Ước Phân Ðịnh Biên Giới trên đất liền mà TC và VC ký vào ngày 30 tháng 12 năm 1999. Quốc Hội VC đã phê chuẩn Hiệp Ước vào tháng 6 năm 2000.  Dù đã phê chuẩn Hiệp ước ấy, Ðảng cộng sản Việt nam (ÐCS) vẫn không công bố nội dung Hiệp ước cho công chúng biết. Chúng coi Hiệp ước như một bí mật quốc giạ Người ta chỉ được biết mơ hồ rằng hai bên đã giải quyết được 70 địa diểm tranh chấp. Có lẽ ÐCS ám chỉ đến các ngọn đồi và các địa điểm chiến lược nằm sâu trong nội địa Việt nam mà Trung cộng chiếm của Việt nam trong thời gian xảy ra tranh chấp từ tháng 2 năm 1979. Các địa điểm này nằm trong 6 tỉnh biên giới là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châụ Lúc đó quân TC đã tiến sâu vào tới 40 cây số, tàn phá nhiều cơ cở của Việt nam. Sau 17 ngày xâm lăng, TC tuyên bố rằng đã dạy xong một bài học cho VC, rồi rút quân về. Thực tế, quân TC còn chiếm đóng các cao địa ấy, và từ đó dùng các phương tiện quân sự để đe doạ VC, nhằm cầm chân 600,000 quân VC tại mặt trận nàỵ Ðến 1987, mức độ áp lực cuả TC giảm xuống nhiều, nhưng TC vẫn còn tiếp tục chiếm đóng quân tại các vùng ấỵ Dù sau khi hai bên ký Hiệp ước tái lập bang giao vào 1991, lính bên phòng TC đóng tại các nơi này vẫn sử dụng võ lực đuổi nông dân Việtnam đi nơi khác, có khi đốt nhà cửa của họ để chiếm đất cho nông dân TC sang lập nghiệp. Không một ai được biết có bao nhiêu đất đã lọt vào tay TC và ở những nơi nàỏ Trong số khu vực đã được giải quyết như ÐCS tiết lộ, TC đã trả lại cho Việtnam những nơi nào, như thế nào, bao giờ, diện tích là bao nhiệu, và ai là ngưòi tiếp nhận?  Mới đây có tin tức tiết lộ cho biết số đất VC nhượng cho TC là 789 cây số vuông.

Hiệp ước Phân Ðịnh Biên Giới trên đất liền đưọc thai nghén tại Trung Hoa từ 1991 với sự cam kết của Tổng bí thư (TBT) Ðảng CSVN Ðỗ Mườị Rồi TBT Lê khả Phiêu cũng tại Trung Hoa hứa thúc đẩy việc ký kết và Hiệp ước được ký vào tháng năm 1999. Cuối cùng, đầu tháng 12, 01 vừa qua cũng tại Bắc Kinh như 2 TBT tiền nhiệm, TBT Nông đức Mạnh xác nhận trong Thông Cáo Chung thực hiện ngay công tác cắm Mốc biên giớị Ðây là bước cuối cùng trong tiến trình chuyển nhượng phần lãnh thổ đó cho TC. Việc cắm Mốc vội vã này là để hợp thức hoá biên giới mới ấy trong một âm mưu chuyển nhượng đất đai của quốc dân Việt nam.

Ủy Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ trong các tuyên cáo ngày 29 tháng 4 năm 1995 và ngày 18 tháng 12 năm 2000  đã xác nhận chủ quyền của Việt nam trên đất liền cũng như trên mặt biển; tố cáo ÐCSVN chuyển nhượng bất hợp pháp các phần đất ấy của dân tộc Việt nam; và qui trách nhiệm cho ÐCS làm công việc phi pháp nàỵ  Một lẫn nữa, Ủy Ban tuyên bố Hiệp ước ấy và biên giới mới đang được thực hiện bằng cách cắm Mốc là vô giá trị vì lẽ: 1) Ðất đai của Việt nam thuộc quyền sở hữu của quốc dân Việt nam. Chỉ có quốc dân Việt nam mới có

quyền quyết định về mọi chuyển nhượng. 2) ÐCSVN đã lạm dụng quyền hành làm việc này, và sẽ phải chịu trách nhiệạm hình sự về hành vi ấỵ 3) Ðối với Trung Cộng, đây là việc làm giữa hai Ðảng CS, không có liên hệ gì với quốc dân Việt nam.

Ðảng CSVN chiếm quyền và cai trị bằng bạo lực, không phải là đại diên cho nhân dân Việt nam. Hiệp ước 1999 và việc thi hành Hiệp ước như trên vì thế hoàn tòan vô giá trị Quốc dân Việt nam dành quyền sử dụng mọi phương pháp cần thiết để bảo vệ tài sản của tiền nhân để lạị

Làm tại California ngày 18 tháng 1 năm 2002

Ðại diện: GS Nguyễn văn Canh

oOo

Tội Ðồ Dân Tộc

 Ai cho các người đem giang sơn tiên tổ

Thiêng liêng xinh đẹp dâng hiến ngoại bang?

Gia sản cha ông, biển bạc rừng vàng

Làm vật tiến cống để vững an quyền lực?

Ai cho các người nhẫn tâm bán đứt

Xương máu biết bao liệt sĩ anh hùng

Ngàn đời hòa quyện đất nước núi sông

Vào tay kẻ thù vạn niên, truyền kiếp?

Ai cho các người sang nhượng tộc khác

Nhân dân biên ải, những chiến sĩ địa đầủ

Coi khinh huyền thoại, gian khổ, thương đau

Của các hùng anh luôn trực diện lũ giặc?(1)

Ai cho các người để đai phòng thủ tan tác.

Ðặt đất nước trong kềm tỏa Bắc triềủ

An ninh tổ quốc cơ hồ bị mất tiêu,

Giang sơn lãnh thổ chịu ngoại nhân uy hiếp?

 

                                  * * *

Các người quên sao tình tự dân Việt,

Bọc trứng trăm con từ dạ Mẹ Âu Cơ,

Con Hồng cháu Lạc chung một cõi bờ

Máu đỏ da vàng nơi thân mình huyết nhục?

Các người quên sao cảnh chung lưng đấu cật

Bảo vệ sơn hà: Phù Ðổng Thiên Vương,

Mối đồng tâm hiệp lực chống bắc phương

An lành xã tắc: Bình Ngô Ðại Cáo

Các người quên sao nỗi đau tàn bạo,

Mối nhục ê chề: Mạc dâng đất tổ tiên? (2)

Bia miệng nhắc nhớ, nguyền rủa muôn niên!

Dân tâm ghi tạc, căm hờn vạn kiếp!

Các người quên sao đã một lần hèn nhát

Nhường lãnh hải, dâng giặc Hoàng Trường Sả (3)

Nay nhục nhã bán đất biển sơn hà!

Bất kể tiếng đời “phản quốc, bội tổ”!

                            * * *

Mỉa mai thay chữ “Vẹn Toàn Lãnh Thổ”,

"Ðộc Lập Dân Tộc", "Chủ Quyền Quốc Gia"

Ý nghĩa chi "Lễ quốc tổ" mới ban rả (4)

Chỉ rặt một trò mỵ dân thô thiển!

Ðau đớn thay mất "Nghìn năm biểu tượng"!

"Ải Nam quan", giới điểm Bắc đâu rồi?

Ô nhục lắm, dân tộc tổ quốc ơi!

Trọng tội ấy biết bao giờ tha thứ?

Hỡi những ai đoạt trọn quyền hành xử,

Chớ tưởng của các người tổ quốc Việt Nam,

Mà muốn làm chi trên đất nước thì làm!

Ưa nói gì với nhân dân thì nói!!!

LM Phan Văn Lợi, VN

 

oOo

 

    NHỤC NƯỚC CHẲNG HỀ PHAI 

 (kính dâng tặng đồng bào trong và ngoài nước, cùng Bộ Ðội cộng sản)

Lấy chém giết, giành quyền đập đổ.

Có dự mưu, nên cố tâm vào

Ác gian cộng sản Cờ Sao,

Gian thần cướp nước, lao nhao khắp vùng.

Sự thật đó ! đau chung cả nước

Bước khởi đầu, nếm bước di cư

Kể từ Một Chín Năm Tư !

Cả triệu lớn nhỏ giả từ cộng nô.

Chia Nam Bắc, tặc Hồ gian ác

Vay đạn bom, Kác-Mác Lê-Nin

Thờ Mao sát hại dân mình,

Chủ trương đấu tố rập rình tấn công.

Mậu Thân đó ! máu hồng tuôn thấm

Ðất Thần Kinh, ứ đậm đáy mồ

Thịt xương máu mủ chưa khô,

Xua quân dấy loạn, cơ đồ tả tơi.

Một lần nữa ! ra khơi di tản

Lại giả từ, cộng sản Tam Vô

Lánh xa cái lũ giặc Hồ,

Thà chết trên biển không mồ cũng cam.

Tập Ðoàn Ðảng, gian tham cướp bóc

Cắt cơ đồ, dân tộc lầm than

Máu xương đất nước giang san,

cúi đầu dâng hiến chẳng màn công lao.

Ôi tủi nhục, “đỉnh cao trí tuệ”

Bọn thúi mồm quỷ kế mị dân

Chẳng lẽ Bộ Ðội độn đần ?

Bạc nhược im tiếng chẳng cần sử xanh.

Bộ Ðội đó, cốt dành bảo thủ

Cho Tập Ðoàn, hưởng thụ buôn dân

Riêng Anh nhịp thở Dân cần

Là xương là máu là phần biên cương.

Nêu chí dũng, kiên cường văn võ

Khí hùng anh, chứng tỏ vô song

Là người Việt, tô máu hồng,

Sẳn sàng tay súng non sông vững bền.

Sách Cha Ông ! còn tên lẫn họ

Lê-Lý-Trần, rạng tỏ Việt Nam

Ngày nay đảng quá gian tham,

Vùi chôn Quốc Thể, việc làm nhơ danh.

KHAI TRINH

 

         TỘI ÁC CỘNG SẢN

Tội HỒ cộng sản ngập non sông

Ðất nước nơi nơi máu nhuộm hồng

Cờ đỏ sao vàng lừa trí, phú

Búa liềm vô sản mị công, nông

Ải quan + hải đảo: MAO chiếm cả

Lăng tẩm + thánh đường: HỒ phá không

Văn hiến + nhân quyền: chà đạp hết

Ðất nào dung lũ phản Tiên Rồng

HẢI BẰNG HOÀNG DÂN BÌNH

 

Sau đây là bài họa :

 

        LÊN ÁN CỘNG SẢN VN

Giặc HỒ gây nợ máu thành sông

 Bán đứng quê CHA tổ LẠC HỒNG

Ðất nước tan tành do chú CÁO

Quê hương điên đảo bởi thằng NÔNG

CHA ÔNG đổ máu, nghìn năm có

LƯƠNG MẠNH phủi tay, một phút không

Hải đảo, đất liền dâng cống nạp

Làm đau làm nhục giống Tiên Rồng

TRÙNG DƯƠNG

Tiếp theo