Điều Trần Về Tôn Giáo

 

Vi Anh

Chưa đầy ba tháng, hai cuộc điều trần về tôn giáo VN đuợc tổ chức tại Ủy ban của Quốc hội Mỹ. Cuộc điều trần lần hai có nhiều điểm mới. Mới về thành phần tổ chức và tham dự cung như trọng điểm của vấn đề. 

Tổ chức đuợc mở rộng. Thành phần chánh yếu gồm các dân biểu những đon vị bầu cử toạ lạc tại các vùng quần cư cử tri người Mỹ gốc Việt như Cali, Texas,Virginia. Vấn đề tôn giáo VN đuợc lãnh hội sâu xa. Và khoáng đại Quốc hội sẽ đánh giá cao về chuyên môn và tín lực khi đuợc Ủy ban thuyết trình ở nghị trường.Thành phần đuợc mời điều trần gồm đúng nguời đúng việc: HT Thích Quảng Độ, Phật giáo, Cụ Lê quang Liêm, PGHH, LM Nguyễn văn Lý, Công giáo và hai chức sắc Công giáo và Tin Lành gốc Thượng định cư ở Mỹ gần đây. Ba vị trong nước bị CS giam lỏng, ngăn trở không đến dự đuợc. Tuy nhiên, có mặt đầy đủ đại diện của quí vị ấy và có bài phát biểu viết của quí vị ấy từ trong nước bí mật chuyển qua.

So với kỳ trước, điều đáng luu ý của cuộc điều trần này là sự có mặt của đại diện của cả hai cơ chế PGHH, thay vì một như kỳ trước. Hai bên làm việc dường như có thỏa hiệp, phân công với nhau như hai cánh tay của cùng một cơ thể. Một người nói về tình hình; một người nói về đấu tranh. Cả hai đều thuộc lớp trẻ, ăn học ở Mỹ, làm việc như Mỹ - có teamwork và phương pháp - nên tạo đuợc nhiều chú ý của những nhà lập pháp Mỹ hôm ấy. Qua tường thuật của nhựt báo Việt Báo, đồng hương hằng quan tâm đến sự nghiệp đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền và đồng đạo PGHH hằng ưu tư cho sự nghiệp thống nhứt Giáo hội PGHH ở hải ngoại, tỏ ra rất vui mừng.

Thứ đến là có vẻ có một ít khác biệt giữa người ủy nhiệm và đại diện về đề nghị. Đề nghị của phái đoàn đại diện là không thông qua Thương ước nếu chưa có tự do tôn giáo, điều mà LM nguyễn văn Lý nhấn mạnh. Nó giống khuyến nghị của Ủy ban Tự do tôn giáo Mỹ đã gởi cho Hành pháp và Lập pháp trước đây. Trong khi đó, lấy thí dụ cụ thể bài phát biểu của Cụ Lê quang Liêm, PGHH, một tôn giáo nạn nhân nặng nhứt trong việc triệt tiêu tôn giáo của CS Hà nội, không có một đề nghị như vậy. Cụ Liêm tuyên bố "PGHH sẽ tranh đấu đến hơi thở cuối cùng cho tự do tôn giáo" nhưng "tranh đấu hoàn toàn tôn giáo thuần túy, ôn hoà và bất bạo động." Bên ngoài có vẻ khác biệt. Thực chất không. Chỉ biểu kiến do hoàn cảnh chánh trị, chớ không do quan điểm, lập trường. Cuộc đấu tranh của PGHH ở quốc nội không thể để lộ màu sắc chánh trị, tạo lý do cho CS qui chụp tội làm chánh trị cho người ở trong nước. Hải ngoại tự do hơn nên tập trung nỗ lực đánh vào tử huyệt của CS là Thương ước, nặng kinh tế chánh trị. Việc phân thân công tác như vậy là một hình thức đoàn kết cao độ trong đấu tranh cung như trong ngành an ninh, người được tin cẩn là người đuợc cho xâm nhập sâu vào cơ chế địch. 

Điểm đáng quan tâm kế là phái đoàn điều trần có nhã ý đặt PGHH vào trọng tâm nên đặc cách ưu tiên. Nội qui chỉ chấp nhận mỗi phái đoàn nói 5 phút. LM Lễ nói 7 phút là chủ toạ nhắc nhở nhường diễn đàn cho người khác (Bản tin Việt Báo có phối kiểm với nguồn tin thân cận và hữu quyền). Trong khi đó PGHH có hai nguời nói. Nhờ Hiền tài Nguyễn thanh Liêm, Cao đài, dàn xếp nhường giờ cho PGHH, hai người nói, thời luợng gấp đôi.

Cách làm việc mới của phái đoàn có hiệu năng. Bài phát phiểu viết của Cụ Lê quang Liêm đuợc chuyển ngữ Anh văn, phổ biến rộng rãi không những trong Ủy ban mà gần như khắp Quốc hội Mỹ. Bố cục và hành văn xúc tích ngắn gọn, đi thẳng vào chủ điểm ngay câu đầu, rất thích hợp với độc giả Mỹ vốn ít thì giờ chỉ đọc lướt qua trước, thấy có gì thích thú mới đọc lại sau. Trần thuyết còn đuợc minh hoạ bằng hình ảnh sống động. 

Có người nói chuyện tự do tôn giáo VN, chuyện đàn áp của CS Hà nội, hà cớ gì mà điều trần với Quốc hội Mỹ còn lâu Mỹ mới xen đuợc vào " nội bộ nước khác." Nhưng đa số nghi khác, không lâu đâu. Quốc hội Mỹ sắp thảo luận biểu quyết để phê chuẩn Thương ước, cái mà CS trông như hạn trông rào vì nó có thể cứu sống kinh tế và chánh trị CS đang hấp hối. Các vị lãnh đạo tinh thần nằm gai, nếm mật mấy chục năm trong lòng địch, hiểu rõ CS nên bấm vào tử huyệt CS Hà nội là tôn giáo, một lực lương quần chúng đông đảo, tương đối còn có tổ chức và lãnh đạo nhứt. Người Việt hải ngoại đã từng sống, chiến đấu chung với Mỹ, có người hơn một phần ba thế kỷ, hiểu Mỹ nên cố chận hay hạn chế việc Mỹ đi với CS vì tiền mà không vì dân chủ tự do. Thế là phối hợp trong và ngoài, nội công ngoại kích nhấm vào tử huyệt của CS Hà nội. Cho đến bây giờ vấn đề đàn áp tôn giáo quả là một trở ngại lớn cho việc phê chuẩn Thương ước. Vận động chánh trị cấp cao mà nhanh như vậy là việc làm không dễ chút nào.

Nhưng cái gì cung có cái giá phải trả của nó. Việc tung ra trên 600 Công an và Bộ đội bắt LM Nguyễn văn Lý, tăng cuờng canh giữ nơi giam lỏng HT Thích Quảng Độ và Cụ Lê quang Liêm mới đây - và có thể còn nhiều biến cố xấu nữa - là một trong những hậu quả nhỏ mà các những nhà lãnh đạo đấu tranh phải gánh chịu để cho tôn giáo đuợc tự do và nhân dân đuợc sống đúng nghia con nguời. Ý thức và đồng cảm sâu xa, hầu như Cộng đồng Người Việt khắp Tây Âu, Bắc Mỹ đều tổ chúc biểu dương hành động tích cực yễm trợ và cầu nguyện cho quí vị ấy đuợc sức khoẻ, tự do trên con đuờng tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền VN.