ÐẾN PHIÊN CHÚNG MÌNH

                                     

Vi Anh

 

 

Muốn hay không, gần 300 ngàn người Việt đã chọn Little Saigon này làm quê hương. Chỉ trong hai mươi năm thôi mà người Việt tỵ nạn CS đã lấy bàn tay, khối óc biến nơi này từ quê thành chợ, từ vắng thành đông, từ nông nghiệp thành thương mãi, du lịch. Tiếng gọi Sàigòn, gợi nhớ gợi thương, bị CS cố tình làm lạc điệu, nhờ cộng đồng người Việt tỵ nạn CS đến định cư vùng này, được đưa vào bản giao hưởng muôn đời của cuộc sống trong xã hội đa văn hóa Hoa kỳ, cách nước nhà nửa vòng trái đất. Litlle Sài gòn có mặt trên bản đồ của đệ nhứt siêu cường thế giới. Dù mức độ phát triễn có cao, nhưng chưa tương xứng với danh tiếng Thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại nói chung và với cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc gia ở nước nhà.

 

Dưới mắt chánh quyền Mỹ, mức độ phát triễn ấy chưa được như mong mỏi. Năm 1999, một cuộc nghiên cứu do Thành phố tài trợ, khuyến cáo phải nâng cấp Little Sài gòn. Và Thành phố đang giúp đỡ những doanh gia, lãnh đạo cộng đồng sắc tộc Việt mở rộng bãi đậu xe, tăng cường biển báo, giúp người đi bộ thoải mái hơn. Ðặc biệt là gần đây vị đại diện dân cử, địa hạt bầu cử nơi Little Saigon tọa lạc, Thượng nghị sĩ tiểâu bang California, Oâng Joe Dunn, có đệ nạp cho Quốc hội tiểu bang một dự luật mà tầm ảnh hưởng sẽ vô cùng lớn lao cho sự phát triễn của Little Saigon, và công cuộc làm ăn của cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhứt thế giới này nếu được thông qua và ban hành.

 

Một cách ngắn gọn, dự luật ấy qui định Litlle Saigon là một vùng ưu tiên phát triễn. Ðia phận mở rộng hơn phạm vi cũ nhiều, gồm khu tứ giác Euclid, Westminster, Beach, Edinger. Mục đích chánh là biến Little Saigon thành khu thương mại và du lịch. Ưùu tiên chánh là giảm thuế buôn bán và dành nhiều dễ dãi hành chánh. Nếu Ðược chấp thuận, Litlle Saigòn sẽ là vùng ưu tiên phát triễn thứ 40 của tiểu bang. Santa Ana được hưởng qui chế này năm 1993, từ đó theo thống kê tạo thêm 9800 công ăn việc làm cho thành phố. Dự luật theo tiến trình lập pháp phải thông qua hai ủy ban và khoáng đại Quốc hội vì là vấn đề lớn. Uûy ban thứ thứt đã chấp thuận. Còn phải qua một ủy ban thứ hai nữa. Sau đó mới được đưa ra khoáng đại Quốc hội thảo luận, biểu quyết để Thống đốc thường là ban hành, chớ rất ít khi phủ quyết trả về Quốc hội biểu quyết lại.

 

Những người Việt đầu tiên và kế tiếp định cư đã lao tâm, tổn sức để có Little Saigon như ngày nay, nhưng mức độ chưa dược như mong mỏi. Chánh quyền Thành phố đã tiếp tay. Cơ quan lập pháp tiểu bang đang tiếp sức. Bây giờ đến phiên chúng ta phải làm một cái gì đó để dự luật thành hiện thực đi vào sự sống, lợi cho chúng ta bội phàn.

 

Như đã nói, phía chánh quyền hành pháp lẫn lập pháp đã và đang làm những gì có thể làm được rồi. Báo chí Mỹ viết rất nhiều về tiến trình, lợi ích của dự luật trong sự phát triển Little Saigon, nơi tập trung đa số người Việt ở Quân Cam. Còn chúng ta, người Việt, nghiêm khắc với bản thân mà xét, thì không hay chưa làm gì cho dự luật được thông qua. Riêng truyền thông tiếng Việt ở địa phương, đặc biệt là báo chí có làm phận sự thông tin đầy đủ nhưng thiếu nghị luận, phân tích, cân phân tích vấn đề để quần chúng nhận chân tầm quan trọng của dự luật. Phải chăng vì chúng ta quá bận rộn với cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền cho nước nhà hay quá bận rộn vì các lễ hội cỗ truyền và ngày 30-4 Quốc hận sắp đến.

 

Bận rộn với chánh trị cao mà lơ là trong với quyền lợi chánh trị sát sườn, âu cũng là một thiếu sót trong cuộc sống xã hội Mỹ. Ai cũng biết, gần 90% sinh hoạt của chúng ta thuộc sự chi phối của luật lệ điạ phương do truyền thống tản quyền của Hiến pháp Mỹ, không muốn Liên bang vượt quyền các tiểu bang. Do vậy muốn Little Saigon trở thành giàu mạnh, tốt đẹp hơn, việc tiếp tay tiếp chân cho tác giả và những nhà lập pháp ủng hộ dự luật là việc phải làm, làm ngay, làm mạnh, và làm đồng loạt.

 

Làm ngay vì dự luật sắp được đem ra khoáng đại Quốc Hội thảo luận biểu quyết một ngày rất gần. Thì giờ là  yếu tố quyết định. Làm mạnh là khẳng định quyền lợi của cộng đồng người Việt bằng bất cứ phương tiện trong tầm tay và ở đâu. Sử dụng tối đa các phương tiện truyền thông, điện thoại, điện thư, thư tín, giữa cử tri và đại diện dân cử. Không khoán trắng cho tập thể. Không đổ cho cộng đồng, hội đoàn, đảng phái. Người người đều làm. Nhà nhà đều làm. Nhiều tay vỗ nên kêu. Ðối với đại diện dân, một người dâïn là một lá phiếu. Không ai thay mặt cho ai được trong quyết định tại phòng phiếu. Ví vậy mỗi người dân tự làm cho người đại diện dân cử của mình quan tâm, chú ý. Ðiều ấy sẽ làm các vị này thích thú, tin tưởng mình thân dân, được cử tri chú ý, và hy vọng sẽ được bỏ phiếu cho mình khi tái ứng cử. Làm mạnh là nói thẳng với nghi viên, dân biểu, nghị sĩ, tiểu bang và Liên bang, đề nghị họ ủng hộ. Không vòng vo mà khẳng định. Dù thuộc Ðảng Cộng hoà hay Dân chủ, dùï ở cấp thành phố, tiểu bang hay liên bang, giới dân cử đều có dây mơ rễ má với nhau. Do vậy nói với tất cả các vị dâïn cử, không phân biệt Cộng Hoà Dân chủ, gốc sắc tộc nào. Nhiều tiếng nói của người Việt cử tri, không phân biệt đơn vị bầu cử, sẽ cộng hưởng thành tiếng dội tại Toà nhà Quốc hội Cali.

 

Một cái bấm (click) vào Intrnet để gởi điện thư chỉ tốn 5 hay 3 xu, một con tem thư chỉ tốn 34 xu, một cú điện thoại cao lắm là một đô la, cho các vị dân cử hay người đại diện tại điạ phương; nhiều người mạnh dạn làm và làm đồng loạt trong thời hạn ngắn, từ đây đến Quốc hội Cali họp biểu quyết; giá trị lớn hơn nhiều lần các cuộc vấn động hậu trường tốn bạc vạn của những tay lobbyists chuyên nghiệp.

 

Ðối với tập thể, có thể tổ chức hội luận, mời các vị đại diện dân cử đích thân đến hay cử người thay mặt đến nói chuyện. Chắc chắn ít vị nào nỡ từ chối. Trái lại đó là cơ hội bằng vàng để quí vị ấy xuất hiện trước quần chúng và cử tri tương lai.

 

 Những việc làm không có vẻ chánh trị cao ấy , những việc làm trong tầm tay ấy, những tiếng nói không mất tiền mua ấy; tất cả sẽ cộng hưởng thành tiếng dội tại Quốc hội Tiểu bang Cali. Tiếng dội ấy sẽ khiến nhiều lời ủng hộ vang lên, nhiều cánh tay giơ lên chấp thuận thông qua dự luật biến Little Saigon của chúng ta thành vùng ưu tiên phát triễn để giàu mạnh, xinh đẹp hơn lên. Ngân sách Cali sẽ rót về nhiều hơn. Công ăn việc làm nhiều hơn. Thuế má, thủ tục hành chánh sẽ giảm nhẹ nhàng hơn. Nhứt là người Mỹ đa văn hóa, đa sắc tộc nói chung thấy rõ cộng đồng thiểu số người Mỹ gốc Việt, sau khi đã thành công ở học đường, bắt đầu thành công trong việc hòa nhập vào dòng chính sinh hoạt chánh trị ở Hoa kỳ. Và Litlle Saigon, ngoài vai trò Thủ đô tinh thần của người Việt hải ngoại, sẽ là đầu cầu kinh tế, chánh trị trong việc phục hưng nước nhà ngay bây giờ và nhứt là trong thời hậu CS.