Đảng Cộng Sản đang sợ gì?

 

Tại sao trong cùng một ngày, đảng Cộng Sản Việt Nam cho công an bắt những đảng viên và cựu đảng viên nổi tiếng? Họ hành động như vậy vì đang sợ cái gì?

Ông Hoàng Minh Chính đã từng bị đảng Cộng Sản Việt Nam bắt nhiều lần trong bốn thập niên qua, mặc dù ông đã từng đứng đầu ngôi trường dạy lý thuyết Mác xít của đảng. Ông Phạm Quế Dương vẫn đòi hỏi dân chủ hóa, đã trả lại thẻ, từ bỏ đảng Cộng Sản sau khi Tướng Trần Độ bị khai trừ. Ông Vu Cao Quận ở Hải Phòng đã nhiều lần yêu cầu chế độ phải thay đổi để dân Việt Nam đuợc sống tự do. Các vị trên đều trên dưới 70 tuổi, một đảng viên trẻ hơn là Nguyễn Vu Bình đã công khai nộp đon xin lập một đảng chính trị, lá đon không đuợc ai ngó tới. Ông Trần Văn Khuê mới ký tên chung với ông Phạm Quế Dương xin lập một Hội Chống Tham nhung, từ Sài Gòn ra Hà Nội cung bị bắt chung.

Tại sao công an cộng sản bắt họ, hỏi cung một ngày, rồi lại thả ra để bắt ngày Thứ Năm lên công an hỏi cũng tiếp?

Có thể nêu rất nhiều giả thuyết, giả thuyết nào cũng có thể đúng, hoặc mỗi thuyết đúng một phần, có thể bổ túc cho nhau.

Có thể suy đoán rằng công an cộng sản bắt các vị trên để ngăn không cho họ họp nhau thành lập Hội Chống Tham Nhũng. Họ bị bắt hỏi cung trong vòng một ngày sau khi ông Dương và ông Khuê công bố lá thư xin lập hội. Phải chăng ông Trần Khuê đi Hà Nội cung có mục đích gặp nhau thảo luận về việc lập hội?

Hơn nữa, công an đã hỏi ông Phạm Quế Dương nhiều câu về Hội Chống tham nhũng. Họ hỏi: Lấy tiền đâu mà lập hội? Công an suy nghĩ theo lối công an. Họ tưởng làm cái gì cũng phải có thủ tục đầu tiên cả. Nghe người ta lập hội, bèn hỏi ngay "Tiền đâu?" Chúng ta ở Hoa Kỳ, có thói quen lúc nào thấy có nhu cầu là lập hội tự do, có khi chẳng nghi đến tiền. Chỉ cần đóng mấy chục lệ phí coi như trả công nhà nước Mỹ làm công việc ghi tên cái hội mới vào sổ, và trả công họ nghiên cứu hồ sơ lập hội cho đúng luật. Ngoài ra không ai phải nghĩ ngay đến tiền. Lập hội rồi kiếm ra tiền để hội viên tổ chức sinh hoạt, không muộn. Nếu công việc hội làm có ích cho nhiều người, thế nào cũng có người góp tiền cho. Một Hội Chống Tham Nhung lập ra ở Việt Nam thế nào cũng có nhiều người ủng hộ, không ai lo thiếu tiền cả. Tại sao công an lại hỏi người ta lấy tiền đâu ra mà lập hội? Chỉ vì công an suy nghĩ theo lối công an. Chắc họ đang tiếc thời vàng son của Đảng. Cách đây vài chục năm, duới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng Cộng Sản, nhà ai ăn cơm với thịt cá là công an không ngửi mùi cũng biết liền. Đó là thời đại hoàng kim của công an, bây giờ đã biến mất rồi. Đến nỗi có mấy người tính lập Hội Chống Tham Nhũng mà công an cũng không biết, phải đi hỏi lấy tiền đâu ra!

Nhưng có thật rằng công an cộng sản bắt giữ, hỏi cung các nhân vật trên chỉ vì Hội Chống Tham Nhũng hay không? Trong mấy năm qua mấy vị đó có bị hỏi han một cách đại quy mô như vậy bao giờ đâu? Họ vẫn tha hồ gửi hết thư này tới thư nọ, trong nước và ra ngoại quốc; có lúc họ còn gặp các nhà báo nước ngoài; năm ngoái có bốn vị còn họp mặt tiếp bà Dân biểu Loretta Sanchez ngay giữa Hà Nội. Sau đó công an của đảng có thèm kêu tất cả lên hỏi cung đâu? Hay là lần này Đảng lo sợ hơn trước? Không lẽ các ông Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Trần Khuê bỗng dưng một sớm một chiều trở thành những nhà tổ chức tài giỏi hơn, khiến đảng Cộng Sản phải lo sợ? 

Cũng có giả thuyết cho rằng Bộ Công an đã bắt các vị trên hỏi cung để phá ông Nông Đức Mạnh. Một ngày trước khi Hạ viện Mỹ bàn về Hiệp định thương mại, bắt một loạt nhà trí thức, cho quốc tế ồn cả lên, chắc Quốc hội Mỹ sẽ tạm ngưng biểu quyết! Cho ông Nông Đức Mạnh một bài học, biết ở nước Việt Nam công an có quyền như thế nào. Làm cho cả Quốc hội Mỹ phải bận tâm, chắc chắn là có quyền lớn rồi! Có thể công an định bắt mấy vị trên luôn, nhưng mấy người trong Câu lạc bộ Ba Đình sợ bể cái hiệp định nên ra lệnh tha ngay buổi chiều!

Tất cả đều chỉ là những giả thuyết. Còn một giả thuyết khác có thể giải thích tại sao công an lại mở một chiến dịch hỏi cung nhiều người như vậy. Đó là họ muốn khủng bố, đe dọa những người khác ở Hà Nội. Họ muốn ngăn ngừa trước không cho mọi người rủ nhau đi dự đám tang của Cụ bà Vũ Đình Huỳnh, mà hôm nay là ngày an táng. Cụ bà, nhũ danh là Phạm Thị Tề, đã từng hoạt động cho đảng Cộng Sản từ khi đi học, giúp chồng và các đồng chí của chồng trong thời kỳ bí mật chống Pháp, và suốt thời kháng chiến. Năm 1967 cụ Huỳnh và con trai bị đảng Cộng Sản bắt, cho đến gần đây cụ bà vẫn tranh đấu đòi trả lại danh dự cho chồng. Điều khiến cho đảng Cộng Sản lo sợ, là sẽ có nhiều người dự đám tang tiễn đưa cụ Phạm Thị Tề. Vì cụ được nhiều người kính trọng và thương yêu. Có thể nói cụ là một tấm gương sáng cho nhiều đảng viên cộng sản khác khiến họ sẽ cảm thấy hổ thẹn vì họ vẫn cúi đầu nhắm mắt theo đảng Cộng Sản, trong lúc bao người có lương tâm đã phải từ bỏ đảng. 

Nhà văn Vũ Thư Hiên viết về nỗi đau khổ của cụ bà Vũ Đình Huỳnh sau khi chồng và con bị công an bắt năm 1967: "Vợ tôi kể sau khi tôi mất tích, đêm đêm mẹ tôi ngồi lặng hàng giờ, mái tóc bạc xổ xuống vai. Bà như hóa đá." (Đêm Giữa Ban Ngày trang 36, bản in năm 1997). Những nguời con cũng biết tính đảm lược và đức tự trọng của người mẹ: "Mẹ bao giờ cung tỏ ra cứng rắn trước kẻ thù ... Mẹ luôn dặn tôi không đuợc tỏ ra mềm yếu trước kẻ thù." (trang 543). "Như bao lần gia đình tôi gặp bão táp, mẹ tôi chứng tỏ bà là một cột cái vững chắc, gánh toàn bộ sức nặng của ngôi nhà trên vai, quyết không cho nó sụp đổ. Bà lau nước mắt, chu đáo lo toan trăm thứ việc cho con cái, như thể không có chuyện gì xẩy ra." (trang 23) "Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh." (trang 25) (Mặc dù cụ Vu Đình Huỳnh đã từng làm thư ký riêng cho ông Hồ.)

Cụ bà Vũ Đình Huỳnh đã trở thành một huyền thoại đối với những đồng chí cùng thời. Năm 1939 khi cụ ông bị Pháp giải tù từ Hòa Bình đi Sơn la, cụ bà đuợc tin đã đón đuờng tiễn chân chồng bên bờ sông Đà. Khi viên sĩ quan Pháp "hỏi tại sao mẹ tôi biết tin mà đi tiễn chồng," cụ bà "lịch thiệp trả lời," "Người vợ yêu chồng bao giờ cung biết chồng mình ở đâu." (trang 542).

Trang cuối cùng cuốn hồi ký của Vũ Thư Hiên cũng nói về mẹ. Ông kể chuyện bà gặp lại Nguyễn Trung Thành, người đã từng là vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng, cánh tay mặt của Lê Đức Thọ trong vụ bắt những người "xét lại chống đảng" hồi 1966. Nhưng năm 1995 sau khi Nguyễn Trung Thành viết thư công khai bày tỏ nỗi hối hận và yêu cầu đảng Cộng Sản duyệt lại vụ án trên, rồi bị bắt và bị trục xuất khỏi đảng, Cụ bà Vu Đình Huỳnh đã tới thăm, nói những lời tha thứ, "Trước kia, tôi căm thù anh không kém gì căm thù Lê Đức Thọ. Nhưng nay tôi thấy ở anh một đồng chí ... một con người tử tế." 

Trong đám tang ngày hôm nay ở Hà Nội sẽ có nhiều người tới khấn hương linh cụ bà Vũ Đình Huỳnh, xin cụ tha thứ cho, như cụ đã tha thứ cho ông Nguyễn Trung Thành. Nhưng đảng Cộng Sản sợ nhất là những người khác sẽ noi tấm gương mà cụ bà theo đuổi suốt đời: tranh đấu cho dân tộc Việt Nam sống tự do và no ấm. Những người như vậy rất đông, họ chỉ chờ cơ hội là họp nhau lại. Đám tang là một cơ hội như vậy. Cộng Sản Việt Nam biết kinh nghiệm ở Trung Quốc. Những cuộc tưởng niệm Chu Ân Lai năm 1976 và Hồ Diệu Bang năm 1989 đều là dịp quy tụ những người yêu nước và chống chế độ. Đảng Cộng Sản Việt Nam tìm cách ngăn chặn trước những người muốn dự đám tang cụ bà Vũ Đình Huỳnh. Vì họ lo sẽ đến ngày còn những đám tang khác sẽ diễn ra ở Hà Nội. Nhiều người đang già, đang bệnh nặng, chưa biết ai sẽ đi truớc ai. Đảng Cộng Sản sợ dân Hà Nội tập một thói quen mới nguy hiểm cho chế độ. Đến nỗi họ đã có hành động táng tận lương tâm: đe dọa, làm khổ một người phụ nữ cả đời khi bà còn sống, giờ lại đang tâm ngăn chặn không cho người khác tới dự đám tang.

NGÔ NHÂN DỤNG