Con Đuờng Hội Nhập

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Khi bản thương ước Việt-Mỹ đuợc hai bên phê chuẩn và thi hành, con đuờng hội nhập của Việt Nam chỉ mới bắt đầu, hội nhập với kinh tế toàn cầu. Và con đuờng này cung không phải là con đuờng thoải mái tươi mát cho những chế độ Cộng sản như Việt Nam hay Trung Quốc. Con đuờng này bắt buộc phải đi từ khởi điểm của nó là những bản hiệp ước thương mại song phương, đặc biệt từ thương ước với Mỹ, để đi đến điểm chót là gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Một con đuờng khá dài và lộ trình của nó cung lắm gian nan đối với nước Việt Nam Cộng sản.

Nếu chỉ cần thương ước với Mỹ là có thể lên đuờng, tại sao Hà Nội phải thương thuyết cù cưa cho đến 4 năm, bản văn thuong uớc mới hoàn thành? Nếu thấy thương ước với Mỹ là có lợi cho chế độ xã hội chủ nghia, tại sao khi đã đồng ý với bản văn sau chót rồi Hà Nội chần chờ đến hơn một năm mới chịu chính thức ký kết? Có một sự thật mà chính Hà Nội cung phải nói ra - sau khi Bắc Kinh đã khai khẩu - vì bực bội với thái độ chần chờ của Mỹ trong việc phê chuẩn thương ước, bảo "thương ước là có lợi cho cả hai bên, chớ không phải bên nào ban ân sủng cho bên nào". Sự bực bội của Hà Nội cung dễ hiểu, bởi vì phía Việt Nam đã cố gắng rất nhiều, kể cả việc ký kết hiệp ước trong đó có những điều khoản trói buộc về việc mở rộng cửa các thị trường, vùng đất săn riêng của các xí nghiệp quốc doanh. Thậm chí Hà Nội đã phải cho Mỹ ân sủng "tối huệ quốc" trước - nghia là miễn gia tăng thuế nhập cảng 50% cho hàng nhập cảng của các công ty Mỹ - trong khi chờ đợi Mỹ cấp cho "tối huệ quốc" đoản kỳ, một năm một lần, chỉ để mong đuợc đem hàng vào thị trường Mỹ với quan thuế biểu thấp.

Cái gọi là "tối huệ quốc" của Mỹ thật ra nay đã quá nhàm, bất cứ nước nào buôn bán bình thường với Mỹ cung đều đuợc hưởng, nên Mỹ cung thấy từ ngữ "quy chế tối huệ quốc" chướng tai đến độ khôi hài, phải đổi thành "quy chế thương mại bình thường". Trên thế giới ngày nay có gần 200 nước lớn nhỏ, chỉ có đếm trên đầu ngón tay vài nước thuộc loại "sổ đen" nhu Iraq, Iran, Libya. Sudan, Aghanistan... là không đuợc "bình thường", thành ra cho đến nay Việt Nam vẫn thuộc loại các nước đó. Hàng của siêu cường kinh tế Mỹ đem vào Việt Nam đuợc hưởng quan thuế thấp, trái lại hàng của Việt Nam vào loại nghèo đói nhất thế giới đem vào Mỹ lại phải è cổ ra chịu đựng thuế cao gấp hàng chục lần các nước "bình thường". Các ông Cộng sản Hà Nội làm sao không phát khùng lên cho đuợc? Cố nhiên từ nhiều năm nay, nguời ta cung thấy hàng của Việt Nam, thuộc loại cò con bầy bán ở Mỹ, nhưng đó là những thứ hàng chui mang nhãn hiệu của các nước như Thái Lan, Tân Gia Ba vốn đã là "bình thường quốc" với Mỹ. Đây gọi là hàng "mua bằng cấp", một "nghề" đã trở thành thói quen trong nền văn hóa xã hội chủ nghia Việt Nam và tự nhiên nó phải truyền nhiễm qua lãnh vực kinh doanh để trở thành tật cố hữu. Nhưng khi "đi chui" như vậy các công ty xuất cảng Việt Nam cung phải chia lời với những anh bán bằng cấp giả, thành ra thiệt thòi vô cùng như kiểu làm cỗ cho người khác xơi, các tay kinh doanh "nhà nước" ta chịu không thấu. Người ta hiểu tại sao Hà Nội nôn nóng, bức bội, thúc giục Mỹ phê chuẩn gấp thương ước để có mảnh bằng chính thức "tối huệ quốc" vì xét ra xài bằng giả chỉ có chết.

Điều khoản của thương ước Việt-Mỹ ghi sau khi phê chuẩn, là thương ước có hiệu lực ngay. Các nhà xuất cảng Việt Nam đã chuẩn bị sẵn từ lâu, tất nhiên khi có là họ nhẩy ngay không chờ gì nữa. Chính vì thế các nhà quan sát đã ghi nhận kẻ đuợc lợi trước tiên là các công ty xuất cảng Việt Nam và dự liệu số hàng xuất cảng của Việt Nam qua Mỹ sẽ tăng gấp đôi ngay trong năm 2001. Nhung thuong uớc không phải chỉ có điều khoản "ăn dỗ mồi" này. Các ông Cộng sản đã nói thật: "thương ước không phải là việc ban ân sủng của nước này cho nước khác". Đúng vậy, vì thương ước là "ông mất của kia bà chìa của nọ". Mọi thỏa ước về thương mại đều bắt buộc phải "đôi bên cùng có lợi", vì thế mới có thương lượng mặc cả trước khi ký. Thị trường Việt Nam cung phải mở cửa cho hàng Mỹ tiến vào cạnh tranh với các công ty trong nước. Tuy nhiên Việt Nam còn hy vọng ở một khía cạnh khác lớn hơn quyền lợi nhỏ bé của mấy công ty tư doanh hay quốc doanh trong nước. Đó là mong đầu tư Mỹ và của các nước khác đổ vào Việt Nam sau khi thương ước đuợc thi hành. Thế nhưng đây là một ước mơ hơi sớm. Muốn có đầu tư từ bên ngoài, không phải chỉ cần có thương ước là đủ mà còn phải làm nhiều việc. Trước hết Việt Nam phải gỡ đi cái rừng luật pháp u minh chằng chịt gây ra tệ quan liêu giấy tờ phiền toái và những cửa ải có tham nhung đòi tiền mãi lộ. Thứ hai phải có một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy và một chế độ hối đoái hợp lý. Thứ ba phải tạo ra một sự bình đẳng giữa quốc doanh và tư doanh. Các công ty ngoại quốc cung là tư doanh, nếu chế độ ưu đãi quốc doanh và chèn ép tư doanh, hay nhằm các công ty ngoại quốc để chém cho kỹ về giá các dịch vụ tiện ích công cộng như điện nước, viễn thông vận chuyển, các nhà kinh doanh ngoại quốc sẽ bỏ chạy luôn chớ đừng nói họ mang tiền đến đầu tư. Tóm lại Việt Nam cần phải tạo một môi trường đầu tư trong sáng và lành mạnh mới mong thu hút đuợc vốn nước ngoài.

Hiện nay Việt Nam đuợc đeo bảng hiệu là một trong những nước tham nhung nhất và nhiều rủi ro nhất để đầu tư kinh doanh ở Á châu. Nếu không tự cởi bỏ đuợc bảng "quán quân" đó, trong mọi cuộc chạy đua tranh giải đầu tư, Việt Nam chỉ có cầm đèn đỏ.