Có gì mới sau đại hội đảng Cộng Sản?

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Nếu tuần này đại hội đảng Dân Chủ Tự Do ở Nhật bầu ông Junichoro Koizumi lên làm lãnh tụ đảng, rồi làm thủ tướng Nhật, có thể nói rằng chính phủ Nhật có một bộ mặt mới. Mới, không phải chỉ vì ông Koizumi có mớ tóc bồng bềnh khác hẳn những mái đầu bóng loáng của các chính khách Nhật xưa nay! Điều mới mẻ là trong khi tranh cử ông Koizumi đã trình bày rõ các chương trình cải tổ kinh tế của ông, khác chính sách của cựu thủ tướng Hashimoto. Ông nêu đề nghị cụ thể, như tư hữu hóa sở Bưu Điện Nhật Bản. Chưa có chính trị gia nào đua ra đề nghị cải tổ tài chính Nhật Bản táo bạo như thế. Vì Bưu Điện Nhật Bản thực ra cung là một đại ngân hàng, với số tiền tiết kiệm ký thác lớn nhất thế giới, hơn 2,000 tỷ Mỹ kim!

 

Còn ở Việt Nam thì không thể coi tân Tổng Bí thư đảng Cộng Sản là một khuôn mặt mới. Ông Nông Đức Mạnh từng đuợc người Việt Nam nhìn quen mặt hơn 10 năm nay rồi. Nhưng cũng như các lãnh tụ cộng sản khác, xưa nay chưa thấy ông Nông Đức Mạnh bày tỏ ý kiến nào do riêng ông nghi ra, một đuờng lối cụ thể nào về tương lai của đảng ông, hoặc về số phận của cả nước Việt Nam. Có thể nói, đối với những người dân thường, và các đảng viên không ở trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng thì những khuôn mặt ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh hay Phan Văn Khải, Trần Đức Lương, ông nào cũng vậy, đem ông này đặt vào ngồi ghế của ông kia cung không có gì thay đổi cả.

 

Ngay cả sau khi đuợc bầu lên địa vị cao nhất nước, ông Nông Đức Mạnh cung vẫn không đổi. Những điều ông tuyên bố trong diễn văn bế mạc đại hội vẫn là các khẩu hiệu cu, nếu ông Lê Khả Phiêu hay Phạm Thế Duyệt đọc diễn văn thì cung vậy thôi. Đại khái, quý vị có thể nhắm mắt, bịt tai vẫn tưởng tượng ra đuợc những khẩu hiệu rất đại cương, mơ hồ, đuợc học thuộc lòng, thí dụ như: "chủ động nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ đất nước.." Hoặc là "... tăng cuờng hơn nữa sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng và khối đại đoàn kết dân tộc ... bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghia vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh... triển khai thực hiện những nội dung nghị quyết trong đó trung tâm là kinh tế, then chốt là xây dựng Đảng." Đọc một lần, quý vị có thể thuộc lòng rồi, mà dù chưa đọc bài này, cung có thể bịa ra một bài diễn văn tuong tự. Vậy cái gì là khuôn mặt mới?

 

Tuy vậy, sau khi ông Nông Đức Mạnh lên nắm quyền, nhiều người vẫn hy vọng có cái gì mới mẻ sắp diễn ra. Thứ nhất, người ta có thể nêu ra: tuổi tác. Ông Nông Đức Mạnh "mới 60 tuổi", thuộc lớp trẻ nhất trong đám các cụ ở trên. Thứ hai, ông là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã tốt nghiệp đại học, Học Viện Lâm nghiệp ở Liên Xô. Ngoài ra, ông đã chủ tọa một Quốc hội từng có nhiều thay đổi trong mấy năm qua. Lần đầu tiên, các đại biểu đuợc phép chất vấn các bộ trưởng trong chính phủ, trước máy truyền hình. Đó là mới! Quốc hội này từng mấy lần bỏ phiếu mà không "nhất trí 100%" với chính phủ đã bổ nhiệm họ. Mới. Với các kinh nghiệm mới mẻ đó, chắc ông Nông Đức Mạnh sẽ không giữ thói quen quá cứng nhắc, chắc ông không sợ thay đổi, như nhiều người khác.

 

Nhưng đặt nhiều hy vọng như vậy thì tội nghiệp cho ông Nông Đức Mạnh. Vì bản chất ông không chắc đã thích điều gì mới. Giống như các Tổng Bí thư trước đó, khi các ngôi sao sáng trong đảng tranh giành nhau, không ai nhường ai, cả hai ba phe đều phải rút lui, thì một người đuợc coi là vô hại nhất đuợc đua ra nắm quyền. Những người như vậy khó thấy đuợc, khó làm đuợc cái gì mới. Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi đắc cử Tổng Bí thư, ông Nông Đức Mạnh đã khen ngợi báo chí trong nước vì họ có công "ra sức tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước!" Ông Mạnh khen các nhà báo Việt Nam trước mặt các ký giả quốc tế cho cả thế giới đuợc chứng kiến. Tất cả những nhà báo có lòng tự trọng trên thế giới này mà đuợc khen ngợi như vậy đều muốn độn thổ chạy trốn vì xấu hổ! Thử tưởng tượng một phụ huynh học sinh đến thăm truờng khen ngợi các thầy giáo, cô giáo là đã "ra sức cho học sinh điểm số rất cao mặc dù ở trường các cháu chẳng học đuợc cái gì cả!" Quan niệm của ông Nông Đức Mạnh về vai trò báo chí là quan niệm từ thời Stalin đến nay không đổi. Những người suy nghi theo lối cổ nhân như thế, họ vẫn tưởng như mình đang sống thời vua Thiệu Trị, Tự Đức, chúng ta không thể đang tâm bắt họ làm cái gì mới cả.

 

Một vai trò mà ông Nông Đức Mạnh sẽ phải đóng, là sẽ làm trọng tài cho các cuộc đấu tranh nội bộ sắp xảy ra. Trong cuộc họp báo đầu tiên, ông đã nói ngay một công tác "then chốt là xây dựng đảng". Theo lối nói của các đảng Cộng Sản, "xây dựng" có nghia là thanh trừng lẫn nhau. Không biết là ai sẽ đuợc "xây dựng" vì tội tham nhung hay lạm quyền nào đó. Cuộc bầu bán Trung ương Đảng kỳ này có nhiều dấu hiệu bất thường cho thấy họ đã xây dựng lẫn nhau rất kỹ. Có hai ông tướng vừa mới bị khiển trách nặng nề công khai sau phiên họp Trung ương Đảng tháng trước, bây giờ nghiễm nhiên đắc cử. Ông Phạm Văn Trà vẫn ngồi trong Bộ Chính trị, ông Lê Văn Dung vào ngồi Ban Bí Thư. Còn những người không hề bị khiển trách như Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm, Trần Xuân Giá, v.v. thì lại bay, đổi lại, phe bên kia thì Lê Khả Phiêu mất chức.

 

Cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu không đuợc mời một tiếng xã giao làm cố vấn cho Tổng Bí thư mới. Còn ba vị cố vấn cu, trong đó Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt từng công khai chỉ trích Lê Khả Phiêu, cả ba ông cung về vườn. Ngay khi đại hội đã chính thức bắt đầu, tin Nông Đức Mạnh lên chức đuợc tung ra cho các ký giả ngoại quốc loan tin khắp nơi, ông Lê Khả Phiêu vẫn còn nói mập mờ rằng ông sẽ nhường chỗ cho người trẻ hơn, "nếu các điều kiện thích hợp." Nhưng ông không cho biết thế nào là thích hợp. Ngược lại ông Võ Văn Kiệt thì xác nhận rằng việc chọn Tổng Bí thư trong vòng bí mật đã xong rồi, đại hội chỉ thông qua mà thôi. Nhìn vào cảnh đó, có thể đoán rằng cuộc đấu tranh nội bộ đã diễn ra rất khốc liệt, vào phút chót mới xong. Và những màn đấu tranh phút chót đó sẽ còn kéo dài sau đại hội. Chính vì vậy, ông Nông Đức Mạnh mới nêu một công tác ưu tiên là "xây dựng Đảng."

 

Những rắc rối trong nội bộ đảng còn biểu lộ trong việc sửa đổi điều lệ. Ngày chót của đại hội, thông cáo báo chí nói, Đại hội đã thông qua "12 vấn đề liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn và bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng." Có 12 vấn đề đuợc biểu quyết. Phải so sánh với các con số khác: có 21 vấn đề liên quan đến Báo cáo chính trị, chỉ có 13 vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế 10 năm và phương hướng kế hoạch 5 năm. Việc nước có 13 vấn đề mà việc đảng có 12, như vậy thì các vấn đề "xây dựng, chỉnh đốn, sửa điều lệ" phải là quan trong lắm. Nhưng trong khi các thứ báo cáo chính trị, chiến lược kinh tế đều đuợc công bố cho mọi người đọc, thì tất cả các biểu quyết liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn, sửa đổi điều lệ đảng đều đuợc giữ bí mật! Có thể đoán rằng đó chính là bãi chiến trường sẽ diễn ra các cuộc đấu tranh nội bộ trong vài năm tới. Khi ông Nông Đức Mạnh kết thúc đại hội bằng cách hô khẩu hiệu cu của Hồ Chí Minh: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" thì chúng ta có thể đoán tình trạng chia rẽ đang trầm trọng như thế nào!

 

Với tình trạng nội bộ đảng Cộng Sản còn như vậy, ông Nông Đức Mạnh rất khó làm đuợc việc gì quan trọng. Ông cung chưa từng tỏ ra là một người có ý kiến, chủ trương riêng. Chưa từng cho thấy ông có quyết tâm và đảm lược thực hiện một chủ chương riêng nào, dù là đổi mới hay bảo thủ. Cho nên, trước khi thấy những hành động của ông Tổng Bí thư và Trung ương Đảng mới, không ai có thể hy vọng điều gì mới mẻ sau đại hội 9 của đảng Cộng Sản Việt Nam.

NGÔ NHÂN DỤNG