Chuyện Tù Nữ Tướng VNCH 

Từng Đi Bắt Du Kích

 

 

Một nữ đại úy xướng ngôn viên TV vào thăm nuôi chồng, chờ phép lạ

 

QUẬN CAM - Nhật baó Orange County Register hôm Chủ Nhật có đặc biệt phỏng vấn hai phụ nữ từng bị giam trong trại Z30-D. Đó là Thanh Thuy Nguyen, thiếu tướng đon vị nữ cảnh sát bí mật đầu tiên của VNCH; và Dong Nga Thi Ha, còn có tên là Hồng Nga, một nữ đại úy quân lực VCNH và là xướng ngôn viên truyền hình chính phủ VNCH. Bài này trong section đặc biệt về trại tù Z30-D, do hai phóng viên Anh Đỗ và Phan Trần Hiếu thực hiện. (Theo báo Register, cấp bậc của bà Thủy là major general, dịch là thiếu tướng.)

Bà Nguyễn Thanh Thủy năm nay 59 tuổi, cư ngụ ở Santa Ana, chồng và hai con.

Chức vụ của bà Thủy là thiếu tướng lực lượng nữ gián điệp VNCH. Bà nói với phóng viên, "Thiệt là bất công khi chỉ có đàn ông hoạt động gián điệp. Tôi chấp nhận nguy hiểm vì phụ nữ có thể chịu đựng bất cứ thứ gì."

Bà bị giam gần 13 năm tù. Đuợc thả ra Z30-D tháng hai 1988. Đúng ra là 12 năm, 281 ngày và 9 giờ đồng hồ trong tù.

Bà vào năm 26 tuổi đã trở thành thiếu tướng, giúp điều hành mạng lưới nữ gián điệp ở Nam VN. Bà từng giả dạng làm Việt Cộng, làm quen với kẻ thù, từng bắt các du kích VC và đua họ về tổng hành dinh để thẩm vấn.

Trong tù, họ gọi bà là "Mẹ Hên." Bà dạy tù nhân cách sống sót bằng cách bí mật bẻ bắp và nhai sống [bắp]. Bằng cách giấu rau dưới aó quần, rồi rửa rau trong khi xuống suối tắm. Bà kiêm luôn bác si và nha sĩ, đã nhổ răng mà không cần thuốc tê - chỉ cần có 1 cái búa và cái muỗng.

Khi bà ra tù về nhà với thân xác tàn tạ, hai người con lúc đó 20 tuổi và 17 tuổi, không nhận ra mẹ. Người con nhỏ nói, "Má đó hả? Sao má già vậy, già y hệt bà ngoại."

Rồi có lúc bà mở sạp hè phố Sài Gòn để bán cơm tấm mưu sinh và nuôi gia đình, cho tới khi định cư tại California năm 1992. Bây giờ ở Quận Cam, bà mở tiệm thức ăn nhanh có tên là tiệm Thiên Nga, tại Fountain Valley.

Bà làm việc liên tục, túi bụi, không chịu nghỉ, tới nổi "Một lần tui mệt ngất ngư. Thằng con tui mới nhắc là tui không còn ở trong tù nữa."

Phụ nữ thứ nhì là bà Hồng Nga năm nay 50 tuổi, cư ngụ ở Garden Grove, hiện là chủ một tiệm bán đồ giá hạ, và hy vọng có ngày trở về nghề cu trên đài TV hay radio Việt ngữ nào.

Năm bà bị giam vào trại giam Z30-D, lúc đó mới 24 tuổi. Năm 1979, bà đuợc thả ra khỏi nhà tù này. Tuy nhiên, chồng bà là Lê Văn Ngọt vẫn còn bị giam ở Miền Bắc VN.

Bà nghi ngay tới kế hoạch hoàn thành giấc mơ là có một gia đình. Bà đã phải bán đủ thứ trong nhà, và cấm cố đủ thứ khác. Sau 9 tháng gian nan gom góp tiền, bà kiếm đủ để mua vé đi Bắc thăm chồng.

Tại Hà Nội, bà lên xe buýt đi về hướng núi, mang gạo, thuốc Tây, cá khô, đuờng, tiền giấy. Cuối cùng, hai vợ chồng nhìn nhau qua một chiếc bàn nhà tù. Chồng bà ho không ngừng. Bà lo cầm giữ nước mắt.

Sau 5 năm xa nhau, hai vợ chồng có 15 phút nói chuyện. Cai tù đứng bên họ. Ông Ngọt nhìn vào mặt vợ, mắt đẫm lệ. Khi hết giờ thăm viếng, bà Hồng Nga thực hiện cử chỉ mà bà nghi tới trong nhiều năm. Bà nhét 10,000 đồng VN, tương đương 80 xu Mỹ, vào tay tên cai tù đang mang súng truờng. Tên này nắm tay lại để giấu giấy bạc. Bà Hồng Nga và ông Ngọt đuợc gần nhau trong đêm tại "nhà khách" cách trung tâm trại giam vài dặm.

Bà Hồng Nga đã cẩn thận canh đúng thời điểm sao cho chuyến đi thăm nuôi đúng vào lúc chu kỳ trứng rụng để hy vọng có con. Bà kể lại đêm đó, "Không có đam mê nào cả, mà chỉ là cầu kinh xin phép lạ."

Chín tháng sau, bà Hồng Nga sinh một bé trai, đặt tên là Khanh. Năm sau đó, bà trở lại thăm chồng, và sau đó sinh cậu thứ nhì, đặt tên là Đức. Năm 1993, bà Hồng Nga, hai con - lúc đó 11 và 12 tuổi - và chồng mới rời trại tù đã qua Mỹ định cư tại Quận Cam.

Bà vay tiền bạn hữu, mua 1 máy may, và mở kinh doanh ngay nơi phòng ăn của căn chung cu ở Garden Grove. Một bức tượng Đức Mẹ nhìn xuống trong khi bà vá quần áo cu và cắt các mẫu cho quần áo mới.

Chồng bà chết sau 6 tháng vào Mỹ vì quá nhiều bệnh trong người.

Hai năm truớc, bà Hồng Nga tiết kiệm đủ tiền để mở tiệm riêng, T&N Super Discount, một tiệm bán nhiều loại hàng giá hạ ở Garden Grove. Gần như mỗi tuần, bà viếng thăm mộ chồng ở Westminster Memorial Cemetary. Các con bà đã tốt nghiệp đại học và đang theo đuổi các văn bằng khoa học điện toán.