Chưa hội nhập đã lo kẻ thù

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Báo cáo của Trung ương Đảng Cộng Sản về "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010" có một đề mục: "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế "(Chúng tôi in đậm.) Đoạn văn sau đó khai triển ý câu trên, đại khái chỉ toàn là những khẩu hiệu chứ không có chương trình nào cụ thể cả. Nhưng có những khẩu hiệu rất nguy hiểm, nó làm chậm ngay cả việc phát triển.

 

Hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu cần thiết, cả thế giới bây giờ ai cung biết rồi. Chủ động trong việc hội nhập, đó cung là điều rất đúng. Mà nói thật, bất cứ việc gì thì mình cung nên nắm phần chủ động, chứ không ai khuyên ai nên thụ động để cho người khác ép buộc mình. Mình đây là một cá nhân hay một quốc gia cung vậy. Cho nên, nói như thế là thừa, chỉ là để hô khẩu hiệu nghe sướng lỗ tai mà thôi, không cần nói chủ động thì ai cung biết. Mà nói chuyện hội nhập kinh tế quốc tế với những câu như "Nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài; tăng cuờng vai trò và ảnh hưởng của nước ta đối với kinh tế khu vực và thế giới" thì chẳng có ý nghia gì cả. Làm cái gì mà chẳng phải "nâng cao hiệu quả"? Viết nghị quyết cung nên viết cho có hiệu quả, tức là làm sao cho người ta đọc thấy có cái gì mới để người ta phải thán phục, chứ không nên viết những điều ai cung biết. Còn khi buôn bán thì cứ làm ra hàng hóa cho tốt, giá cho rẻ, tự nhiên bán đuợc hàng, đâu cần nó chuyện "tăng cuờng vai trò và ảnh hưởng" của nước ta? Ảnh hưởng và vai trò của nước Nhật là do mấy hãng Sony hay Toyota. Ảnh hưởng của Mỹ là do mấy anh Intel hoặc Sun, có cần chính phủ Mỹ nào phải hô khẩu hiệu cho họ nghe đâu? Tất cả vẫn là cái bệnh hô khẩu hiệu. Ngày xưa Nguyễn Văn Vinh than "dân An Nam gì cung cười." Bây giờ chắc ông Nông Đức Mạnh nên than "dân Cộng ta gì cung chỉ có hô khẩu hiệu!" (Cộng là tiếng chỉ người Việt Nam, tiếng này thông dụng ở Nga, Hung và Ba Lan.)

 

Khẩu hiệu "giữ vững độc lập, tự chủ" đuợc gắn liền với "chủ quyền quốc gia," "bản sắc dân tộc." Khẩu hiệu đó có chiều hướng thu vào bên trong, ngược lại với hội nhập quốc tế là mở cửa ra ngoài. Mà không phải chỉ ở Việt Nam mới có những người kêu gào như vậy. Thử hỏi các ông trong những công đoàn lớn ở Mỹ như Teamster hay AFL-CIO coi. Họ sẽ bảo rằng nếu muốn kinh tế nước Mỹ độc lập tự chủ thì trước hết phải bảo vệ kỹ nghệ thép và kỹ nghệ dệt và may quần áo Mỹ, bằng cách đánh thuế quần áo nhập cảng từ Trung Quốc hay thép từ Nam Hàn, nặng tay hơn một chút, đánh thuế thấp là mất chủ quyền đấy. Các nhà nông ở Pháp, Đan Mạch ... sẽ khuyến cáo các chính phủ Âu châu phải xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ bằng cách cấm nhập cảng thịt bò Mỹ, vì bò Mỹ hay nuôi bằng kích thích tố, coi chừng nó độc. Ở nước nào cung có những người hô hào "giữ vững chủ quyền quốc gia" nhưng hậu ý bao giờ cung là là bảo vệ quyền lợi của một nhóm người nào đó ở trong quốc gia.

 

Vậy ở Việt Nam, khẩu hiệu "chủ quyền quốc gia" có hậu ý sinh lợi cho ai? Trong bản Kế hoạch phát triển kinh tế 2001-2010 đã giải thích ngay, đó là: "độc lập tự chủ về đuờng lối phát triển theo định hướng xã hội chủ nghia". Chúng ta biết "định hướng" đó có ý nghia nhu thế nào rồi. Nói thẳng ra, hội nhập gì thì hội nhập, cứ phải bảo vệ nguồn lợi các cán bộ doanh nghiệp nhà nước, các quan chức hành chánh kinh tế nhà nước, các tổ chức công an rường cột của đảng Cộng Sản. Tất nhiên, không bao giờ Đảng nói thẳng như vậy. Bao giờ cung nhân danh "chủ quyền, độc lập, tự chủ." Ông Phan Văn Khải cung mới nhắc lại điều đó ngay sau khi mới họp xong Đại hội Chín. Chắc vì lo bị gán cho nhãn hiệu "cởi mở" quá, sẽ bị nghi ngờ là không thiết tha bảo vệ các nguồn lợi của cán bộ đảng.

 

Nói đến "chủ động hội nhập""giữ vững độc lập tự chủ", bản "chiến lược phát triển" không quên nói "đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch". Và đây chính là một thứ khẩu hiệu nguy hiểm, nó làm nản lòng các nhà đầu tư ngoại quốc. Chỉ vì cái thói quen nhìn đâu cung thấy thù địch, ngay cả khi đang nói chuyện hội nhập kinh tế! Giống như đi mặc cả mua bán hàng mà vẫn thủ khẩu súng sáu trong túi vậy!

 

Chưa hội nhập mà đã lo kẻ thù rồi. Đó là những kẻ thù nào? Không cần nói, ai cung biết đó là ám chỉ những nhà tư bản ngoại quốc và các công ty liên quốc. Cả thế giới bây giờ tranh đua nhau thu hút vốn đầu tư ngoại quốc. Nhưng không ở đâu lại vừa kêu gọi người ta bỏ tiền vốn vào nước mình, vừa tìm đủ cách làm người ta phải sợ như ở Việt Nam. Ông Đỗ Mười đã nói thẳng là sẽ đánh thuế cho các công ty ngoại quốc biết tay! Một cái thông tư ngày 6 tháng Ba đánh thuế nhân viên các công ty ngoại quốc, khiến cho các công ty này tốn thêm 60 đến 70 ngàn Mỹ kim một năm để sử dụng một nhân viên ở Việt Nam. Thuế suất đánh cao nhất các nước Á châu. Ông Phan Văn Khải lại nhấn mạnh thêm không thể trông cậy vào nguồn vốn ngoại quốc mà thôi đuợc. Ai chẳng biết điều đó, đâu cần nói ra dạy cho "Tây" nó biết? Còn ai muốn vào nước mình làm ăn nữa, khi cứ bị nhìn như là thù địch? Mỗi năm các công ty liên quốc có hàng ngàn tỷ đem đi đầu tư ở các nước khác. Ba phần tư số vốn "đầu tư trực tiếp" (FDI) đó đem đến cho các nước giàu nhất, từ Mỹ đến Đức, Anh, Nhật, mà các nước đó không ai lo "cảnh giác trước các thế lực thù địch" cả. Còn lại một phần tư FDI đem tới các nước nhỏ hơn, nhưng hầu hết cung đổ vào Singapore, Hồng Kông, Mã Lai, Nam Hàn, v.v. mà các nước đó cung chẳng sợ các thế lực thù địch nào cả. Trong khi người ta chỉ lo kết bạn, mình chỉ lo kiếm ra thêm kẻ thù, chỉ vì hai tiếng hão "Tự chủ"!

 

Trên thế giới ngày nay chắc ít có nước nào hô khẩu hiệu "tự chủ" to tiếng bằng Bắc Hàn. Tự Chủ là chính sách kinh tế từ thời Kim Nhật Thành. Cái khẩu hiệu to lớn đó là để biện minh chính sách cô lập, đóng cửa, để bảo vệ chế độ độc tài của đảng Cộng Sản. Trong khi đó thì Nam Hàn mở cửa, lo buôn bán làm ăn, giao thiệp với cả thế giới, sản xuất, xuất cảng, suốt một thế hệ. Trong một thế hệ, Bắc Hàn nhất định "Tự Chủ" để xây dựng Chủ nghia Xã hội, Nam Hàn cứ thế mà lo làm ăn với thế giới tư bản, không hô khẩu hiệu tự chủ nào hết. Ngày nay chúng ta đã thấy kết quả hai phần của nước Triều Tiên ai đói ai no.

 

Một nước càng mở cửa thì kinh tế càng phồn thịnh, và kinh tế càng tiến bộ thì càng lớn tiếng khi nói chuyện với người ngoài. Càng có thế mạnh để hãnh diện nói độc lập, nói tự chủ, không có chút mặc cảm nào hết. Tất cả những khẩu hiệu rỗng, từ những khẩu hiệu đề cao "chủ quyền" đến những lời cảnh cáo "cảnh giác trước các thế lực thù địch" chỉ là hỏa mù để che giấu quyền lợi của một thiểu số ăn trên ngồi chốc mà thôi.

NGÔ NHÂN DỤNG