Chiến Tranh Nhân Dân

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

 

Bob Kerrey là một chính khánh nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng giữ chức Thống đốc tiểu bang Nebraska một nhiệm kỳ và làm Thượng nghị si hai nhiệm kỳ. Mới đây ông đã tựu chức Viện trưởng Viện Đại học New School ở New York. Năm 1992 ông đã ra tranh nhiệm vụ ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, nhưng đã thất bại trước Bill Clinton. Nay ông đuợc coi như có hy vọng đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử Tổng Thống năm 2004. Kerrey cung là Thượng nghị si đầu tiên trong hàng ngu Dân Chủ lên tiếng trên diễn đàn Thượng Viện chỉ trích tư cách đạo đức của Clinton trong vụ án Lewinsky. Bởi vậy dư luận Mỹ sửng sốt khi Kerrey nhìn nhận và tỏ ý rất hối hận về vụ toán quân biệt kích do ông chỉ huy đã giết chết khoảng 20 thường dân "không võ trang" ở xã Thanh Phong tỉnh Bến Tre năm 1969.

Báo chí Mỹ đã đua tin rất nhiều chi tiết về vụ này, kết quả cuộc điều tra phối hợp của báo New York Times và đài CBS. Ở đây tôi chỉ muốn nói lên một vài cảm nghi của một người đã từng làm phóng viên chiến tranh ở Việt Nam. Chiến tranh là một sự tàn bạo. Nếu không tàn bạo, đã không phải là chiến tranh. Và cố nhiên phải có ít nhất hai bên mới có chiến tranh. Chuyện người dân bị tên bay đạn lạc hoặc không may kẹt vào vòng chiến đã có từ thời cổ khi loài người bắt đầu biết chém giết lẫn nhau. Nhưng phải đến thế kỷ 20 khi chiến tranh đuợc "hiện đại hóa" với cuộc Đệ nhị Thế chiến, nguời dân thường dù trốn tránh ở nơi xa mặt trận, ở nhà, ở hầm trú trong thành phố, vẫn bị chết vì bom đạn. Chiến tranh bất cứ từ đâu đến, vì bất cứ lý do gì cung là tai họa cho một dân tộc, cho cả một nước. Nhìn cảnh người dân thường không trực tiếp tham gia cuộc chiến dưới bất cứ hình thức nào mà vẫn bị chết oan là một chuyện hết sức bất nhẫn. Nhưng khi người lính cầm súng cố ý lôi người dân thường, kể cả đàn bà trẻ em ra bắn bỏ vì căm hận trả thù hay vì hoảng loạn bắn bừa, thì đó là một hành động tàn ác và bạo ngược không một tòa án nào dung thứ kể cả tòa án lương tâm.

Sau thế chiến, chiến tranh đã đuợc "hiện đại hóa" thêm một cấp nữa khi những người Cộng sản thi hành sách lược "chiến tranh nhân dân". Ở đây lằn ranh giữa lính và dân đã biến mất, không thể có sự phân biệt nào hết. Chiến tranh nhân dân là gì, nếu không phải là dồn tất cả người dân - kể cả đàn bà trẻ em - trực tiếp đi vào cuộc chiến. Và khi đã ném dân đen vào ngọn lửa đỏ, quan niệm ai là địch cung biến chuyển theo. Nếu dân ta là "quân" của ta, thì dân địch cung là "địch của ta" và người ta đã đối xử như quân thù không cần phân biệt. Tôi là người đã đứng về một bên chiến tuyến, nên nói ra không khỏi mang tiếng có một cái nhìn thiên lệch. Tôi muốn nói đến những người vốn có tiếng là vô tư. Đó là những ký giả Mỹ mà những hình ảnh rùng rợn họ ghi đuợc về chiến tranh Việt Nam đã đuợc đua thẳng đến tận các phòng khách an lành của những gia đình ở Mỹ. Những hình ảnh có thể đã góp phần thay đổi cuộc chiến. Nhân vụ Kerrey, cuối tuần qua ký giả Richard Pyle đã viết một bài trên bản tin AP. Ông đã theo sát cuộc chiến trong 5 năm và đã là Trưởng văn phòng thông tấn AP ỏ Saigon từ 1970 đến 1973.

Bài báo mô tả một vùng đồng bằng đoạn cuối của một con sông dài bắt nguồn từ Tây Tạng mái nhà của thế giới, trước khi nó đổ ra biển. Chúng ta đã biết đó là sông Mekong và đồng bằng đó ở miền Nam Việt Nam nơi có tỉnh Bến Tre. Đây là một vùng phì nhiêu, và ngay cả trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, vẫn êm đềm vắng lặng với những ruộng lúa bao la xanh ngắt thật đẹp. Nhưng đó chỉ là hình ảnh lừa bịp của ban ngày. Ban đêm lại khác. Pyle viết: "Phần lớn, chiến tranh chỉ sống vào khi trời tối. Đó là lúc Việt Cộng xuất hiện, tiến vào các thôn xóm, tổ chức mít-tinh, tuyên truyền cám dỗ và khủng bố nguời dân, bắt cóc và giết hại những viên chức do chính phủ Saigon bổ nhiệm". Pyle không bênh bên nào, vì ông viết tiếp: "Để chống lại, Hoa Kỳ vào cuối năm 1997 đã tổ chức một chiến dịch gọi là Phượng Hoàng mà sứ mạng của nó, theo tiếng lóng của các bộ tham mưu chiến tranh, là "trung hòa hóa" sự lãnh đạo cộng sản, để chính phủ chiếm lấy quyền kiểm soát vùng quê, "Trung hòa hóa" có đủ mọi ý nghia: khủng bố, giam giữ, chiêu hồi và ám sát. Kerrey nói sứ mạng toán biệt kính của ông không phải là "Phương Hoàng", nhưng cũng hành động giống như vậy khi toán SEAL Hải quân tiến vào Thanh Phong vào một đêm tháng 2 năm 1969 để trực diện với một bộ mặt khác của chiến tranh".

Báo Washington Post đăng một bài thuật lại lời của một số cựu chiến binh Mỹ thông cảm với hoàn cảnh của Kerrey. Nhiều người đã từng đuợc huy chương, nói quyết định của Kerrey - đua đến cái chết của ít nhất 14 người đàn bà và trẻ em ở Thanh Phong 32 năm truớc - phải đuợc xét đến trong hoàn cảnh sống hay chết chỉ trong nháy mắt và sự kinh hoàng của những tia lửa lóe ra từ họng súng trong đêm tối. Với những người này, sự phanh phui về hành động của Kerrey chỉ nhắc nhở một cách đau buồn đến những ngày xa xưa khi dân Mỹ coi những cựu chiến binh Việt Nam một lu giết con nít và khinh bỉ bộ quân phục của họ.

Tôi không bênh vực ông Kerrey bởi vì nói chung tôi vẫn có ác cảm và ghê tởm chiến tranh. Chiến tranh dù quy ước cũng không phải là việc nhân đạo, và khi đi ra ngoài quy ước nó lại càng vô nhân đạo hơn nữa. Bất luận trong hoàn cảnh nào, khi những người phụ nữ trẻ em gục ngã trước họng súng cung là một sự thảm sát tàn bạo. Ông Kerrey và toán biệt kích của ông phải chịu trách nhiệm về việc này. Nhưng tôi nghĩ còn nhiều người khác cung phải chịu trách nhiệm. Đó là những nguời có quyền quyết định hòa hay chiến, nhất là những người đã biến bộ bà ba đen của nông dân miền Nam thành một thứ "đồng phục" trứ danh của du kích quân Việt Cộng.