Chiến Lược Vùng Cao

 

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

 

Cao nguyên vẫn là vùng đuợc các chiến lược gia coi trọng. Từ cổ chí kim, các binh pháp đều coi các vùng cao như nơi dụng võ đắc sách nhất cho mọi thế công và thủ. Chiến thuật có thể thay đổi tùy hoàn cảnh tùy nhu cầu, nhưng chiến lược có những nguyên lý bất di dịch. Tuy nhiên chiến lược cung phải thích ứng với thời đại và bắt kịp với sự phát triển của kỹ thuật và khoa học vu khí. Dãy Trường Sơn giống như xương sống chạy dài trên bán đảo Đông Dương đã chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Hình thể nước Việt Nam giống như một quang gánh, hai đầu Nam Bắc như hai cái thúng lớn, miền Trung ở giữa dài và mỏng như chiếc đòn gánh. Kẻ nào kiểm soát đuợc Cao nguyên Trung phần là có khả năng chặt đứt cái đòn gánh để hai cái thúng ở hai đầu rớt, ta gọi là đứt gánh. Nắm đuợc Tây nguyên là nắm đuợc vận mạng cả nước, vì an ở đây và nguy cung ở đây. Nguời ta đã hiểu tại sao Hà Nội cuống cuồng lo sợ, khi xẩy ra vụ biến động Tây nguyên và đã có những biện pháp đàn áp mạnh kể cả những sự hăm dọa răn đe đuợc công bố trên báo chí, truyền thanh và truyền hình nhà nước.

 

Vẫn biết không có họa ngoại xâm trước mắt, nhưng với tình hình thế giới ngày nay, ai dám chắc sẽ không bao giờ có một thế lực thù nghịch bên ngoài võ trang hùng hậu đánh vào một nước? Sự thật mối lo của đảng Cộng sản Việt Nam không phải là chỉ là vấn đề giữ nước bảo vệ độc lập dân tộc, mà quan trọng nhất là bảo vệ chế độ họ đã lập ra để cai trị cả nước. Cung vì mối lo đặc biệt này, điều họ sợ nhất là những gì trong tầm tay họ, sát nách họ lọt ra ngoài vòng kiểm soát của họ. Chính vì thế cơn ác mộng của những người cầm quyền chuyên chế ở Việt Nam là sự xuất hiện những vùng tự trị của người dân tộc thiểu số ở các vùng cao như Việt Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Năm xua Đại tướng gốc thiểu số Chu Văn Tấn, từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong thời đầu cuộc chiến chống Pháp, đã chết thảm chỉ vì ông ta đã vô tình lộ ý thành lập một vùng tự trị ở Việt Bắc cho các sắc dân Nùng và Tày sống giáp ranh Trung Quốc.

 

Cái sợ người thiểu số tự trị cung giống hệt như cái sợ tự do tôn giáo. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống trọng thày mộ đạo, những người Cộng sản sợ không kiểm soát đuợc tập thể đông đảo của những người theo các tôn giáo. Việc lập ra các tôn giáo "quốc doanh" chỉ là mưu toan đặt sự kiểm soát chặt chẽ lên những khối người đó. Thêm nữa, vấn đề các vùng cao ở Việt Nam lại có một tầm quan trọng đặc biệt đối với chiến lược của những người Cộng sản, nhằm trói buộc ba nước Đông Duong Việt Nam, Lào và Cam Bốt vào một thế phòng vệ chung cho chế độ.

 

Những người cộng sản Việt Nam đầu tiên theo Đệ tam Quốc tế vào cuối thập niên 20 đã nhìn thấy tầm quan trọng sống còn này, nên đảng đuợc thành lập mang tên là đảng Cộng sản Đông Duong, bao gồm cả những người Cộng sản Lào và Khmer vào một đảng trong đó những người Cộng sản Việt Nam vừa làm người thầy vừa làm người chỉ đuờng. Họ đã hiểu một nước Cộng sản Việt Nam không thể tồn tại nếu không có nước Lào Cộng sản và nước Cam Bốt cộng sản. Và thế chiến lược đồng quy, đồng tại, đồng tồn của ba chế độ đặt trên cái xương sống của bán đảo Đông Duong là dãy Trường Sơn, trong một khung cảnh địa lý-chính trị quá rõ. Và bây giờ nhân lúc cuộc biến động Tây nguyên làm chao đảo chiến lược đó, hãy nhìn qua tình hình Lào và Cam Bốt một chút để nhân thể nhìn đến cả Trung Quốc, người đồng chí vi đại của những người Cộng sản Việt-Mên-Lào.

 

Đảng Nhân dân Cách Mạng (tức Cộng sản) Lào đã họp đại hội. Có gì thay đổi trong hàng ngu lãnh đạo của họ? Khamtay Siphadone, 77 tuổi, đảng viên kỳ cựu từ thời chiến tranh Việt Nam, vẫn giữ nguyên chức vụ chủ tịch đảng và chủ tịch nhà nước. Khi tin này đuợc loan ra, một số nhà quan sát quốc tế cho rằng xu hướng thân Việt Nam vẫn tiếp tục. Nhưng tôi nghĩ họ đã lầm. Người đuợc đảng cử làm Thủ tướng chính phủ là Buongnang Vonrachit, một nhân vật tương đối trẻ thay thế Sisavat Keobounphanh, một nhân vật cựu trào đã làm Thủ tướng đuợc ba năm. Vonrachit truớc làm Bộ trưởng Tài chính, có tiếng chủ trương cải cách kinh tế rất mạnh có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Choummaly Sayasone, già nua ốm yếu từ thời chiến tranh Việt Nam cung bị thay thế bởi một người trẻ là tướng Douangchay Phichit. Trung ương đảng Lào Cộng có thêm nhiều người trẻ. Nhìn chung, những nguời trẻ có xu hướng thân Trung Quốc đã lên cầm quyền thật sự, còn lớp già nua thân Việt Nam nay chỉ ngồi làm vì. Tình hình Cam Bốt phức tạp hơn vì Quốc trưởng vẫn là Norodom Sihanouk và vị cựu Quốc vương này đa số thời gian vẫn nằm dưỡng bệnh ở Bắc Kinh. Nếu cho rằng Sihanouk không có thực quyền, cung không nên quên Hun Sen thân Việt Nam đã bị chia sẻ quyền hành bởi một đảng đối lập do con trai của Sihanouk làm chủ tịch. Và chính Hun Sen thấy thời mới, nên đã đến triều kiến Bắc kinh và đuợc tiếp đãi long trọng. Giữa hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc có nhiều chuyện, nhất là món nợ máu khó quên khi hai bên lâm chiến biên giới năm 1979. Tình trạng này khiến Hà Nội rất sợ viễn tượng những vùng thiểu số Việt Bắc giáp biên cương Trung Quốc trở thành tự trị. Vì thế một nhân vật gốc Tày là Nông Đức Mạnh đuợc đua lên cấp cao nhất là Chủ tịch Quốc hội để thoa dịu.

 

Thời thế đang biến chuyển, thật khó dự liệu những việc gì sẽ xẩy ra. Nhưng một xu thế mới đã hiện rõ. Đó là một nền tảng của chiến lược bảo vệ đảng Cộng sản Việt Nam đang bị sói mòn.