Việt Nam:

Chết Cứng Giữa

Đổi Mới Và Chủ Nghĩa Cộng Sản

 

Phạm Trần

 

Nguyễn Tấn Dung báo cáo với Quốc Hội những chuyện vẫn còn nguyên !

 

Hoa Thịnh Đốn.- Có hai vấn đề đang diễn ra ở Việt Nam sau Đại hội Đảng kỳ IX : làm sao để dân không bỏ Đảng và có ể trộn lẫn "đổi mới" với chủ nghia Cộng sản đuợc không ?

Trước hết hãy bàn về một chiến dịch vận động tư tưởng do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung uong thực hiện.

Về Tư tưởng, trong hai ngày họp từ 15 đến 17-5 tại Sài Gòn, các đầu não của ngành thông tin - tuyên truyền đã tập trung thảo luận làm cách nào để tuyên truyền hữu hiệu và làm cho người dân nghiêm chỉnh thi hành những chương trình và kế hoạch do Đại hội IX đề ra nhằm bảo vệ Đảng, phát triển kinh tế , xã hội và giáo dục.

Trong các nhiệm vụ, ưu tiên số một nhắm vào "Cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng" để thống nhất quan điểm trong Đảng và chống chủ nghia cá nhân, tư tưởng cơ hội của đông đảo cán bộ, đảng viên.

Tại sao có tình trạng này thì không thấy nói nhưng ai cũng biết đó là hậu quả của việc cán bộ đảng viên không còn tin vào Đảng nữa. Thái độ Đảng nói Đảng nghe của đội ngu đảng viên và người dân đang lan rộng hiện nay là lý do khiến Đảng phải hối thúc làm tốt công tác tuyên truyền.

Hữu Thọ, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung uong nói với cán bộ làm công tác tư tưởng: "Nhiệm vụ trọng yếu hiện nay của công tác tư tưởng là quán triệt sâu sắc trong tòan Đảng, toàn dân Nghị quyết của Đại hội, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động bằng phong trào cách mạng sôi nổi ngay từ năm đầu của thế kỷ mới tạo đà thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội năm năm 2001 - 2005." (diễn văn khai mạc, Nhân Dân, 16-5)

Nhưng những mục tiêu này cung đã đuợc làm ngay sau khi Đại hội Đảng kỳ VIII bế mạc tháng 12-1997, vậy mà chuyện đâu vẫn còn đó, cán bộ tư tưởng vẫn vật vờ tiến thối lưỡng nan. Đào Duy Quát, Phó Trưởng ban thường trực Ban tư tưởng - Văn hóa Trung uong, trong báo cáo về thành quá của công tác tư tưởng từ tháng 4-2000, đã nhắc lại nhận định của Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX, theo đó : "Công tác tu tuởng thiếu sắc bén, tính chiến đầu chưa cao, phương pháp tiến hành chưa linh hoạt, chưa tạo đuợc nhận thức đúng và sự nhất trí cao với đuờng lối, quan điểm của Đảng; chưa thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng; chưa phê phán mạnh và đấu tranh kiên quyết chống chủ nghia cá nhân, tư tưởng cơ hội, những quan điểm mơ hồ, sai trái, khuynh hướng "thương mại hóa", lai căng. chạy theo thị hiếu tầm thường trên báo chí, phát thanh, truyền hình, trong văn hóa, văn nghệ, xuất bản, phát hành."

Quát đọc tiếp :"Công tác tư tưởng chưa gắn bó chặt chẽ với công tác tổ chức, xây dựng cơ chế chính sách. Nhiếu tổ chức Đảng chưa thật sự lãnh đạo công tác tư tưởng. Công tác lý luận chưa theo kịp phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cách mạng, chưa làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới." 

Nếu Báo cáo Chính trị chỉ nói những vấn đề chung chung thì Phạm Gia Khiêm Phó Thủ tướng, trong khi ca ngợi công tác tư tưởng đã đóng góp rất nhiều vào những thành tựu về kinh tế - xã hội của Việt Nam trong năm 2000, tiết lộ một hiện tượng "chệch hướng" đáng lo ngại đang diễn ra trong Đảng. Khiêm nói :" Chính phủ yêu cầu mọi chính sách phải đuợc bàn bạc, thảo luận, tham khảo từ thực tiễn, từ lòng dân và đề nghị kiên quyết sắp xếp lại báo chí, bởi ngoài xu hướng "thương mại hóa", đã xuất hiện đây đó sự chệch hướng về chính trị."

Đây là một báo động đáng chú ý trong sinh hoạt báo chí ngày nay ở trong nước. Vì một khi đã có "chệch hướng chính trị" trong hàng ngu người làm báo và viết báo là họ không còn muốn nghe và làm theo yêu cầu của Đảng nữa. Hành động của họ sẽ tiêm nhiễm vào người đọc, vào dư luận quần chúng và đẩy dân xa Đảng. Do đó, Khiêm yêu cầu ngành tư tưởng - văn hóa phải cấp thời : " tăng cuờng công tác lý luận, lý giải nhiều vấn đề của cuộc sống đặt ra, đổi mới phương thức lý luận. Tăng cuờng quản lý Nhà nước trong linh vực văn hóa - thông tin, nhất là khẩn trương xây dựng luật, các chính sách về hoạt động văn hóa, tăng cuờng thanh tra, kiểm tra trong linh vực văn hóa..."

TỪ MÁC - LÊ-NIN ĐẾN HỒ 

Lên tiếng tại Hội nghị, Nông Đức Mạnh, tân Tổng Bí thư Đảng đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ lâu dài của công tác tư tưởng là nhắm: "Tiếp tục triển khai việc giáo dục sâu rộng chủ nghia Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần thực hiện những quyết định chính trị trọng đại của chúng ta thể hiện trong các văn kiện đuợc thông qua tại Đại hội IX." Mục tiêu thì như thế, nhưng kể từ Đại hội VIII, theo lời Mạnh, vẫn còn nhiều khuyết điểm của công tác tư tưởng trong việc đẩy mạnh. Cuộc vận động xây dựng,chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phẩm chất đạo đức, trí tuệ...kiên quyết sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực, nhất là bệnh tham nhung, tệ quan liêu, lãng phí v.v...

Mạnh nói: "Ngay sau khi Đại hội IX vừa bế mạc, chúng tôi đã phát biểu rằng, đây là cuộc đấu tranh quyết liệt, rất quyết liệt, vừa cấp bách, vừa cơ bản, là nhân tố quyết định thành công của quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của Đảng." 

Lo âu của Mạnh không phải không có lý nhưng ông ta cũng chỉ nhắc lại những lo âu như thế của Lê Khả Phiêu, khi còn giữ chức Tổng Bí thư nên một lần nữa Mạnh báo động :"Cần khắc phục khuynh hướng xuất hiện và có chiều hướng phát triển trong những năm gần đây đó là tình trạng nhiều cán bộ, đảng viên không trực tiếp tham gia làm công tác tư tưởng." 

Cán bộ, đảng viên lơ là tuyên truyền cho Đảng có nhiều lý do nhưng quan trọng nhất là : chủ trương, chính sách của Đảng không còn hợp lý với nhu cầu của thời đại, và không ai có thể mãi dài hơi đi tuyên truyền để cho kẻ khác, nhất là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền đi kiếm ăn, tham nhung, chạy chức, chạy tội. 

Vì vậy mà Nguyễn Khoa Điềm, Bộ trưởng Văn hóa - Thông tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã hô hào "đổi mới phương thức công tác tư tưởng, để công tác tư tưởng thật sự là công tác vận động quần chúng của Đảng." 

Điềm nói :"Toàn bộ công tác tư tưởng chỉ có thể thật sự thành công khi Đảng giương cao ngọn cờ tư tưởng Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm chống lại các thế lực thù địch cùng với mặt trái của toàn cầu hóa, cơ chế thị trường... đang không ngừng tiến công vào trận địa tư tưởng, làm xói mòn những giá trị tốt đẹp của thế giới quan, nhân sinh quan và những truyền thống văn hóa, tinh thần lâu đời của dân tộc."

Nhưng điều đuợc gọi là "các thế lực thù địch" ở đâu ra, nếu không phải chúng là đội quân tham nhung, quan liêu, cửa quyền, chệch hướng tư tưởng của tập thể cán bộ, đảng viên ? Tình trạng này đuợc gọi là "kẻ nội thù" ở trong nước bởi những người làm công tác lý luận và tư tưởng nên Nguyễn Khoa Điềm mới đề nghị : "cần có hội nghị chuyên đề về cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình."

Đây là lần đầu tiên một đề nghị như thế đã đuợc đặt ra bởi một người cầm đầu ngành Văn hóa - Thông tin. Việc này chỉ có thể hiểu rằng : Đảng đã thất bại trong việc kiểm soát cái đầu và dạ dầy của người dân.

NGUYỄN TẤN DUNG

Giữa lúc Đảng lo lắng về tuyên truyền như thế thì các Đại biểu Quốc hội đã họp kỳ 9 để nghe báo cáo hàng năm của Chính phủ do Nguyễn Tấn Dung, Phó Thủ tướng trình bày về tình hình kinh tế-xã hội

Báo cáo của Dung không có gì nổi bật hơn những điều bi quan đã đuợc trình bày ở kỳ họp trước. Đó là :

- Chưa tạo đuợc sự chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. 

- Khoa học - công nghệ- giáo dục - đào tạo và việc phát huy nhân tố con người chưa đáp ứng đuợc yêu cầu phát triển, nhất là về chất lượng. 

- Sự ổ định kinh tế vi mô, ổn định chính trị - xã hội vẫn còn một số mặt yếu kém, tiêu cực, không thể chủ quan, xem thường. 

- Cải cách hành chính còn chậm chuyển biến về bộ máy và con người, chưa đẩy lùi đuợc tham nhung, quan liêu.

Khi nói về sản xuất nội địa, khả năng suất khẩu, kinh doanh, phát triển công nghiệp và đầu tư nước ngoài, thi trường tiêu thụ sản phẩm v.v..thì Dung, một mặt ghi nhận những tiến bộ, mặt khác nói :"Những yếu kém và khó khăn mới bộc lộ, nổi lên là khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản và một số hàng công nghiệp chế biến; chỉ số giá (cả chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá GDP: Gross Domestic Product, sản xuất nội địa) giảm ở mức thấp nhất từ hàng chục năm nay, đi liền với sự giảm sút thu nhập và sức mua của nông dân; đầu tư trong toàn xã hội, nhất là đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, đạt mức thấp so với kế hoạch." 

- Tệ nạn ma túy, mại dâm vẫn còn là vấn đề nhức nhối trong xã hội mặc dù thời gian qua, chúng ta đã tiến hành những biện pháp đấu tranh, thu đuợc kết quả nhất định. 

- Trong Đảng, trong nhân dân còn nhiều băn khoăn lo lắng về nạn tham nhung và tệ quan liêu, cửa quyền chưa bị đẩy lùi; nhiều nơi còn xẩy ra những vụ, việc nghiêm trọng.

Nói tóm lại thì Dung đã rập khuôn vẽ lại bức tranh đen tối , đã đuợc Dung báo cáo với Quốc hội ở kỳ họp 8, của nền kinh tế - xã hội và những điều gọi là "thiếu sót" hay "bất cập" của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao đời sống nhân dân, cải tạo nền kinh tế, cải cách hành chính, đánh tham nhung, thanh toán mại dâm, ma túy.

Báo cáo của Dung có bi quan không ? Tất nhiên là có vì hai lý do : Cán bộ, đảng viên và nhân dân đã sao lãng nhiệm vụ với Đảng. Và, Thỏa hiệp hợp tác Thương mại với Hòa Ky, ký kết dưới thời Tổng thống Bill Clinton hồi tháng 7-2000, vẫn còn bị Quốc hội do Đảng Cộng hòa của Tổng thống Bush ngâm tôm.

Tình hình này sẽ chẳng giúp ích gì cho Việt Nam, nếu Hà Nội chưa từ bỏ chính sách đàn áp nhân quyền, tôn trọng dân chủ-tự do của người dân và quyền tự do tôn giáo ở trong nước. Tiếc rằng đảng CSVN đã chọc vào mắt Hoa Kỳ bằng việc bắt giam Linh mục Nguyễn Văn Lý, hạch hỏi Hòa thượng Thích Quảng Độ và đàn áp Phật giáo Hoa Hảo.

Phạm Trần