Chánh Án VN Nói Tại Nasa

Về Hành Trình Di Dân Gốc Á

 

Tại Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã nói: "Khi đứng lên tranh đấu cho nhân quyền, người di dân sẽ xứng đáng với mục đích của nước Mỹ và của hành trình di dân của chính mình."

 

Ngày 30 tháng 5 năm 2001 vừa qua, để đánh dấu tháng truyền thống người Mỹ gốc Á Châu, và đáp lời của cơ quan Không gian Hoa kỳ tại Nam California và chủ tịch hiệp hội người Mỹ gốc Á tại cơ quan này, Chánh Án Nguyễn Trọng Nho đã đọc diễn văn chính (keynote speaker) trong buổi lễ trao giải thưởng cho những nguơi� Mỹ gốc Á xuất sắc taị cơ quan này và tại Trung Tâm Hỏa Tiễn và Không Gian của Không Lực Hoa Kỳ tại Nam California. Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là một cơ quan công lập đuợc đặc biệt thành lập bởi quyết nghị của Quốc Hội Hoa Kỳ để đặc trách nghiên cứu về khoa học không gian. Cơ quan này có trên 3000 nhân viên với hơn 70% có bă�ng tiến si về các ngành khoa học khác nhau và phần còn lại đa số có văn bằng cao học khoa học, kỹ sư và nghiên cứu.

 

Sau đây là nguyên văn bản dịch bài diễn văn nói trên của Chánh Án Nguyễn Trọng Nho trong buổi lễ nói trên.

 

Trước hết tôi xin cảm ơn cô Krista Kim chủ tịch hiệp hội người Mỹ gốc Á châu và cơ quan không gian Hoa Kỳ và Tiến Si Tiến Nguyễn, Phó Chủ Tịch hiệp hội đã mời tôi tới nói chuyện cùng quý vị hôm nay. Tôi quả đã ngần ngại khi nhận lời mời này vì tôi rất dốt về khoa học và không gian. Đứng trước những khoa học gia, những nghiên cứu gia, những kỹ sư và chuyên viên ưu tú trong phòng hội này tôi nghi chắc tôi đã trở thành điên khùng rồi khi nhận lời nói chuyện cùng quý vị hôm nay.

 

Song những khuyến khich tận tình của cô Kim đã cho tôi sự táo gan để dến đây cùng qúy vị.

 

Tôi rất say mê khoa học khi còn nhỏ tuổi. Khi còn là một học sinh trung học tôi đuợc đọc một bài viết về một khoa học gia quốc gia trẻ tuổi ưu tú của Đức trong tạp chí khoa học "Science Populaire" của Pháp. Khoa học gia trẻ tuổi nổi tiếng này đã bị mất cả chân lẫn tay, mù cả hai mắt và điếc cả hai tai vì một vụ nổ của hóa chất trong phòng thí nghiệm của ông. Tôi không còn nhớ đuoc tên thành phố nơi đặt phòng thí nghiệm khoa học của Đức chỗ ông làm việc, tôi cung chẳng nhớ tên ông nữa, nhưng tôi nhớ rất rõ ràng mục tiêu nghiên cứu của ông. Tôi nhớ ràng mặc dù hoàn cảnh và hạn chế của thân thể ông, với sự giúp đỡ của người bạn gái để di chuyển ông trên chiếc xe lăn đây đó, nguời khoa học gia trẻ tuổi này tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông suốt đời mình. Tôi còn nhớ rất rõ rằng tôi đã đọc bài viết này một cách say mê. Đồ án nghiên cứu của ông đuợc gọi là "thuyết phản trọng lực" Ông theo đuổi công việc nghiên cứu để tìm kiếm phương thức làm mất đi sức hút của trái đất để biến tất cả những khó khăn trở ngại về các việc vận chuyển, đi lại, giao thông của con người không còn nữa.

 

Theo dự án của ông thì một ngày nào đó, con nguời không còn phải lái xe, không phải xây cất các xa lộ, không cần phải đi thang máy từ các tầng lầu cao xuống đất để đi về nhà sau mổi ngày làm việc nữa. Chúng ta chỉ cần sắp xếp một chương trình sẵn sàng về các nhu cầu di chuyển cho thích hợp với một làn sóng từ trường nào đó, khi tới giờ, chỉ cần mở cửa sổ cạnh chỗ đang làm việc, bước chân qua khung cửa sổ thẳng vào không khí để đi vào một làn sóng đuợc định sẵn nhưng vô hình đang liên tục luân chuyển trong không gian. Làn sóng này sẽ đua chúng ta đi tới những nơi chúng ta đã xắp xếp trước. Tất cả mọi người, giầu hay nghèo, đều có thể xử dụng phương tiện di chuyển này như nhau.

 

Hãy tưởng tượng nếu công trình nghiên cứu của khoa học gia này thành tựu, thì chúng ta sẽ không còn lo ngại gì về khói độc ô nhiễm, không còn lo ngại về bất cứ những gì mà các công ty Edison hay PG & E có thể làm khó dễ cho dân chúng như họ đang gây ra cho chúng ta lúc này. Khi tôi đọc bài viết về nhà khoa học gia trẻ tuổi này, tôi trở nên say mê khoa học và muốn trở thành một khoa học gia như ông ta. Nhưng định mệnh như đã an bài sản cho tôi và tôi đã trở nên một kỹ sư Thủy Lâm. Như quý vị thấy đó tôi đọc bài viết này gần 50 năm truớc đay, thế mà toi⠶ẫn còn nhớ tới ông ta và nguyên vẹn lý thuyết của ông. Với sự hiểu biết nông cạn của tôi về khoa học, ngày nay dù tôi nghi lý thuyết của ông có thể sẽ mãi chỉ là một giấc mơ kỳ lạ của một nhà khoa học, tôi vẫn nghi rằng ông ta là một con nguời vi đại. Ông ta đã giúp tôi, ít nhất là trong tâm trí riêng tư, vượt ra khỏi sức hút của trái đất. Ông ta làm cho tôi muốn bay bổng, muốn tự do.

 

Quý vị, những nhà khoa học đang làm việc trong cơ quan Không Gian Hoa Kỳ cung giống như nhà khoa học gia đó. Quý vị lúc nào cung đi truớc chúng tôi. Quý vị luôn luôn khuyến khích chúng tôi trở nên tốt đẹp hơn, vươn lên cao hơn nữa, suy nghi tự do hơn, và giúp chúng tôi khám phá ra được rằng những rắc rối thường nhật của chúng tôi trên trái đất thật quả là không đáng chi so với công việc và những đồ án của qúy vị, những ước mơ của quý vị, hay là vu trụ mà quý vị đang tìm cách để chinh phục.

 

Ít năm truớc đây, khi mà hàng tỉ người trên trái đất này, từ trẻ đến già, từ những vùng hoang vu miền Bắc Cực tới khu đông đúc một vùng ngoại ô ở Á châu, tất cả mọi người đều đã say mê theo dõi những bước đi qua đi lại của chiếc Pathfinder trên hành tinh Mars. Chiếc xe nhỏ bé kỳ diệu đó đã là biểu tượng cho niềm hy vọng, nỗi ước mơ, mong muốn, và ao ước của tất cả mọi người, bất kể quốc gia hay tiếng nói. Toàn thể thế giới đã theo dõi chiếc xe nhỏ bé kỳ diệu đi lại trên hành tinh Mars xa xăm đó.

 

Thưa quý vị, bây giờ thì chắc quý vị có thể hiểu rõ hơn tại sao tôi đã liều linh chấp nhận lời mời đến nói chuyện với quý vị ở đây hôm nay.

 

Tôi rất kính trọng công việc của quý vị vô cùng. Tôi nghi quý vị là đại diện cho niềm ao ước, những giấc mơ, và hy vọng của tôi rằng một ngày nào đó con nguời sẽ có thể không phải chỉ đi bộ tự nhiên trên mặt nước (walk on water) nhưng ngay cả trong không khí (but also in the air), không cần xe để di chuyển, không có khí ô nhiễm, có thể bay mà không cần có cánh, và sẽ không còn phải lo ngại là sẽ hủy hoại thiên nhiên nữa. Vâng, đó chính là lý do tôi đến đây hôm nay, bất kể sự dốt nát của tôi về khoa học.

 

Tôi đến đây hôm nay cung để cùng chia xẻ với quý vị về cảm nghỉ của tôi về một thời kỳ mới của người Mỹ gốc Á Châu.

 

Tôi nhớ tới một ngày cách đây 26 năm, tôi đang đi bộ trên đuờng Broadway rất đông đúc nguời, ở Los Angeles, để kiếm việc làm, Một người đã đâm sầm vào tôi và nói:" Hãy coi chừng, thằng bé da vàng kia! (Watch out, yellow boy!" Tôi nhớ không lâu trước đây khi hành nghề luật sư với tư cách riêng và ngay cả khi làm PhụTá Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang California, đôi khi tôi đã đuợc một số thư ký tòa án ra lệnh phải ngồi vào chỗ dành cho thông dịch viên khi thấy tôi bước vào tòa án của họ. Những nguời này chắc không nghi rằng tôi lại có thể là luật sư được. Tôi cung nhớ đã đọc vụ án Korematsu v. U.S. (năm 1944) với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện cho phép Hành Pháp Hoa Kỳ đuợc quyền tập trung những người Nhật tại Mỹ trong các trại tập trung vì nghi ngờ lòng trung thành của người Mỹ gốc Nhật trong chiến tranh. Tôi nhớ đã đọc vụ án Yick Wo (năm 1886) trong đó thành phố San Francisco đã cấm đoán những người Trung Hoa không đuợc mở các tiệm giặt quần áo tại đó. Tôi nhớ đã đọc nhiều vụ án khác trong đó tòa án đã không cho phép những người Nhật đuợc làm sở hữu chủ của đất đai tại California. Tôi nhớ rất rõ những vụ án đó vì luật hiến pháp là một môn mà tôi ưa thích nhất khi học luật dù cung đã lâu rồi

 

Trong vòng nhiều năm, đã không có một người Việt Nam đuợc giữ một chức vụ quan trọng nào trong các tiểu bang. Nhưng tình hình dương như đã thay đổi một cách tốt đẹp hơn lúc này.

 

Hiện nay chúng ta đã có 2 Chánh Án tòa Thượng Thẩm ngồi xử án tại California. Chúng ta cung đã có một người Việt Nam đầu tiên đuợc đề cử bởi Tổng Thống và đuợc chấp thuận bởi Thượng Viện Mỹ để làm người Việt đầu tiên giữ chức vụ PhụTá Bộ Trưởng Tư Pháp Liên Bang đặc trách về chính sách.

 

Chúng ta cung đã có một người Tầu đang giữ chức vụ Bộ Trưởng Lao Động Liên Bang, một người Nhật làm Bộ trưởng Thương Mại, một nguời Ấn Độ giữ chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Y Tế và Nhân Dụng, một người Tầu đang đuợc đề cử làm Thứ Trưởng bộ Hải quân trong chính phủ của Tổng Thống Bush. Chúng ta cung có nhiều người Mỹ gốc Á đang giữ những chức vụ quan trọng cấp tiểu bang. Tại California, người Bộ Trưởng đặc trách Bổ nhiệm là người Nhật, Thứ trưởng Đặc trách Bổ nhiệm là người Tầu, Bộ trưởng Thuong Mại là người Nhật, Một trong các Chánh Án của tóa Tối Cao của California là nguời Tầu, Tổng Giám Đốc Đặc Trách Gia Cư và Nhân Dụng là một người Nhật.

 

Nhưng, đó chỉ là những người đuợc biết đến bởi công chúng. Còn có biết bao nhiêu người nữa, không hoặc ít đuợc biết đến bởi công chúng. Họ là những nguời như ông Gary Goo nguời chỉ huy trong ngành vệ tinh viễn thông, bà Lisi Jackson, Tiến si Matsunaga người lãnh đạo ngành điện tử không gian, hay bà Phuc Murphy, Trung úy Tina Nguyễn, Trung si Pagtama của chương trình giàn phóng hỏa tiễn, những người sẽ nhận lãnh bằng khen thưởng hôm nay. Những người này, và biết bao nhiêu người khác nữa giống như họ là những người Mỹ gốc Á đã và đang tận tụy, chăm chỉ phục vụ xứ sở này để giúp cho tất cả những người Mỹ gốc Á đạt tới địa vị có đuợc ngày hôm nay. Những người này là những anh hùng vô danh của cộng đồng Á Mỹ.

 

Hôm nay, chúng ta gặp nhau nơi đây để ca ngợi những thành quả của các nhân viên Mỹ gốc Á của cơ quan Không Gian Hoa Kỳ và Trung Tâm Hỏa Tiễn và Không Gian, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng chúng ta, những người Mỹ gốc Á châu đã đi một đoạn đuờng khá xa.

 

Sự tiến bộ của chúng ta với mức độ như thế đã là bằng chứng về giá trị của chúng ta. Nó đã cho thấy rằng chúng ta đã bầy tỏ lòng trung thành của mình với quốc gia vi đại này, sự tận tụy của chúng ta cho sự thịnh vượng an bình cung như quyết tâm đóng góp để phát triển xứ sở này. Nó cung cho thấy sự hiểu biết của chúng ta rằng, chúng ta không phải chỉ là người Việt Nam, không phải chỉ là người Tầu, không phải chỉ là người Ấn Độ, người Thái, hay người Phi Luật Tân. Nhưng mà hơn thế nữa, nhiều hơn thế nữa chúng ta là người Mỹ gốc Việt, người Mỹ gốc Tầu, người Mỹ gốc Ấn Độ, người Mỹ gốc Thái, người Mỹ gốc Phi, chúng ta là người Mỹ gốc Á Châu.

 

Chúng ta là một cái gì mới lạ khi chúng ta khám phá ra cuộc đời mới trên vùng đất mới này của chúng ta.

 

Thế nhưng còn có một cái gì còn cao hơn thế nữa, một cái gì lớn lao hơn thế nữa, một cái gì quý báu hơn thế nữa. Cái đó là sự vi đại của xứ sớ này. Đó là cái đuợc gọi là Nước Mỹ. Nó tái xác nhận những mục tiêu của việc chúng ta đã đến nước này.

 

Thực vậy, rất nhiều người trong chúng ta đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của minh trong nước mắt và buồn đau. Nhung tất cả chúng ta đã đến đây vì một mục đích, Chúng ta đến đây để tái xác nhận mục đích của nước Mỹ, mục đích của Tự Do và Nhân Phẩm trong Tự Do.

 

Chúng ta đã chân lấm tay bùn, chúng ta đã đổ mồ hôi, chúng ta đã cố gắng vượt mức, và chúng ta đã chấp nhận mọi nhọc nhằn và chúng ta đã đã nhìn những nỗi nhọc nhằn đó nhu không đáng kể gì so với tự do mà chúng ta đuợc hưởng như một con người tự do trong vùng đất tự do mang tên là Hoa Kỳ này.

 

Ở đây chúng ta làm chủ đuợc những gì chúng ta đổ mồ hôi hàng ngày để tìm kiếm. Ở đây chúng ta có đuợc tất cả những quyền lợi giống như mọi người, từ những người thật quyền thế dến những người thật yếu kém, từ những người thật giầu có đến những nguời thật nghèo khổ. Chúng ta là người MỸ.

 

Chính giấc mơ và lý tưởng của chúng ta đã giải phóng chúng ta khỏi quá khứ để trở thành những người Mỹ gôc Á. Nhưng cũng chính cái lý tưởng đó cung là giá trị đạo đức của chúng ta. Bởi vì chúng ta sẽ không, và sẽ không bao giờ, coi nhẹ tự do.

 

Chúng ta sẽ không bao giờ coi nhẹ công lý, nhân quyền, quyền bình đẳng trước luật pháp cung như quyền tự do đuợc mơ ước. Ttrái lại chúng ta sẽ coi trọng các quyền đó, nuôi duỡng chúng, kính mến chúng đối với tất cả mọi người và mỗi người riêng biệt.

 

Chúng ta sẽ tiếp tục cống hiến tích cực trong việc bảo vệ các quyền này như là một bảo vật đã đuợc trao truyền cho chúng ta từ những người đã sáng lập ra quốc gia này đã đến đây trên chiếc tầu May Flower và rất nhiều, rất nhiều người đã đến sau đó.

 

Cộng với lòng trung thành không phân ly của chúng ta cho xứ sở mới này, chúng ta đã mang đến đây cùng với chúng ta sự hiểu biết về những nỗi đớn đau của những đồng bào tại quê hương cũ của chúng ta. Và chúng ta sẽ bầy tỏ những quan ngại của chúng ta về những đớn đau đó, chúng ta sẽ lên tiếng về những quan ngại đó và chúng ta sẽ đòi hỏi rằng những khổ đau đó phải chấm dứt. Khi làm như vậy, tuyệt nhiên chúng ta đã không thuyên giảm lòng ái quốc của chúng ta như một công dân Mỹ. Trái lại, chúng ta trở nên một người Mỹ hoàn hảo hơn khi làm việc đó vì như vậy chúng ta đã sống thực với giá trị của nước Mỹ và phản ảnh giá trị đó trên thế giới, dù đó là phần thế giới từ nơi đó chúng ta đã đến đây, hay bất cứ phần nào của thế giới, dù đó là Sàigòn, Thiên An Môn, Miến Điện, hay Ruwanda. Chúng ta sẽ xứng đáng với mục đích của chúng ta, những mục đích của nước Mỹ, chúng ta sẽ xứng đáng là người Mỹ khi chúng ta đứng lên tranh đấu cho công lý, giá trị của con người, và quốc tế nhân quyền.

 

Cái đó chính là sức mạnh, là đạo đức và giá trị của chúng ta và cái đó cung sẽ là sự đóng góp độc đáo mà chúng ta đã mang đến xứ sở này như những người di dân.

 

Ngày hôm nay, sau khi chúng ta từ giã nhau, tôi, trở về với phòng xử án vàquý vị tiếp tục những công trình khoa học, xin tất cả chúng ta hãy tâm niệm rằng chúng ta đã đuợc ràng buộc với nhau bởi cùng một niềm hy vọng, cùng một sự tận tụy, cùng một định mệnh, đó là làm sao để xứ sở này tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta, và cho con cháu chúng ta và làm cho thế giới này tốt đẹp hơn chung cho toàn thể nhân loại.

 

Thưa quí vị và các bạn, xin hãy cùng nhau đi tới để phụng sự quốc gia này và nhân loại, cung với tất cả sự tận tụy, tất cả năng lực, và đức tính đã giúp mang chúng ta tới đây

Thân ái chào và cảm ơn quý vị.