Chân dung ông Cố vấn

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Nếu muốn thấy có cái gì mới mẻ trong kỳ Đại hội Chín của đảng Cộng Sản Việt Nam, mới mẻ tức là khác hẳn các lần hội họp trước, khác với cách họ sinh hoạt xưa nay, chúng ta không thể tìm thấy dấu hiệu nào mới trong các bài diễn văn của những ông Trần Đức Lương, Lê Khả Phiêu hay Nông Đức Mạnh. Ngay cả việc ông Nông Đức Mạnh đuợc bốc lên thay thế ông Lê Khả Phiêu cung chưa cho thấy điều gì mới mẻ. Nhưng có một dấu hiệu cho thấy trong kỳ đại hội này đảng Cộng Sản có thay đổi thật, đó là hiện tượng ông Đỗ Mười ứng khẩu trả lời các nhà báo ngoại quốc, ở ngay bên lề đại hội. Đây là một dịp hiếm hoi để người ngoài đuợc biết trình độ của một người từng làm mấy chức Bộ trưởng, làm Phó thủ tướng, làm Thủ tướng, làm Tổng Bí thư, và còn làm cố vấn ngồi đầu bàn chủ tọa các phiên họp của Bộ Chính trị trong mấy năm qua. Chính ông Đỗ Mười là người đòi dẹp bỏ ông Lê Khả Phiêu, và ông đã thành công. Nghe ông Đỗ Mười trả lời nhà báo, chúng ta thấy cả một con người lộ rõ bộ mặt thật của mình.

 

Ông Đỗ Mười chắc chắn không phải là người nhút nhát mà không dám ứng khẩu nói trước công chúng. Ngay từ khi hoạt động cách mạng ở cấp xã, ông đã có tài ăn nói dõng dạc, hùng hồn, biết vung tay, mắm miệng, trợn mắt, chứng tỏ bầu máu nóng và gan dạ kiên cường của một cán bộ cách mạng hoàn toàn tin tưởng rằng bánh xe lịch sử của chủ nghia Mác Lênin đang chạy thẳng một lèo từ Mát Cơ Va qua Bắc Kinh, sẽ tới Pa ri, thế nào rồi cung sang Hoa Thịnh Đốn, cho đến lúc chế độ tư bản sụp đổ, chủ nghia xã hội toàn thắng mới thôi. Đó là nội dung những bài chính trị ông Đỗ Mười đã học, mà từ trước đến sau ông vốn chỉ nói đúng những bài ông đã học thuộc lòng, không sai một dấu phẩy, giống như lối của các ông quản giáo mà quý vị đã gặp trong trại cải tạo - nếu quý vị không may. Và, có thể nói, suốt cuộc đời cách mạng của ông Đỗ Mười, suốt 60, 70 phục vụ cách mạng vô sản thế giới, kể cả khi làm thủ tướng cho đến lúc làm tổng bí thư đảng, ông Đỗ Mười vẫn nói đúng những điều mà ông từng học lúc làm cán bộ xã. Không hơn, không kém, không hề thay đổi!

 

Nhưng xưa nay ông Đỗ Mười chỉ nói cho những đám thính giả là đảng viên không thể trốn đâu mà không nghe ông đuợc, giống như khi các quản giáo lên lớp. Đó là thói quen của các lãnh tụ cộng sản. Lãnh tụ không bao giờ nói ngoài bài bản. Mỗi câu, mỗi chữ, mỗi lần nhíu mắt, hất hàm đều đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng, biểu diễn trăm lần như một. Lãnh tụ không bao giờ nói trước đám dân chúng ngoài tầm kiểm soát của đảng. Có công an báo cáo trước người nghe là những ai, họ sợ cái gì nhất, lúc đó lãnh tụ mới yên tâm độc thoại. Cách đây hai năm ông Lê Khả Phiêu bỗng nhiên nổi bật lên chỉ vì ông ta họp báo mà không chỉ đọc bài văn soạn sẵn, ông dám trực tiếp trả lời các câu hỏi của ký giả ngoại quốc, chứng tỏ ông biết suy nghi. Thông tấn xã nhà nước và báo Nhân Dân lúc đó đều lấy làm hãnh diện khoe khoang thành tích này, khiến cho các lãnh tụ khác phải ghen tức - trong đó chắc có cố vấn Đỗ Mười.

 

Nhưng năm nay chính cố vấn Đỗ Mười cung đổi mới. Đó là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng Sản có thay đổi. Hãy nghe ông cố vấn Đỗ Mười nói những gì. Dịch lại những lời các nhà báo ngoại quốc ghi, ông Đỗ Mười nói đại ý như sau: "Chắc chắn Chủ nghia Xã hội có tương lai. Chủ nghia tư bản có rất nhiều mâu thuẫn. Phải chờ một thời gian sẽ đến lúc thế giới có Chủ nghia Xã hội." Đó là những tư tưởng sâu sắc về lịch sử mà ông cố vấn lão thành của đảng Cộng Sản Việt Nam vừa mới phát biểu, vào năm 2001.

 

Hơn thế nữa, khi đuợc hỏi làm cách nào giải quyết các mâu thuẫn của chế độ tư bản, ông Đỗ Mười không hiểu người ta hỏi cái gì, lại trả lời rằng đảng Cộng Sản Việt Nam nhất định không chấp nhận bóc lột, nếu chấp nhận thì chẳng khác gì lập một đảng Dân Chủ Xã hội. Và nhà báo dẫn trực tiếp lời ông Đỗ Mười nói, "Một đảng Dân Chủ là một đảng của Chủ nghia Tư bản. Đó không phải là một đảng Cộng Sản - chúng tôi là đại biểu của tầng lớp lao động, công nhân." Những câu này chứng tỏ trí óc ông Đỗ Mười vẫn còn hoàn toàn mình mẫn, ông thuộc lòng những bài học tập ở cấp xã 70 năm truớc vẫn chưa quên. Nhưng tất cả các khẩu hiệu cấp xã đó không liên quan gì đến câu hỏi của nhà báo.

 

Và để chứng tỏ ông biết thế giới đã thay đổi, ông Đỗ Mười không còn hô khẩu hiệu tiêu diệt chủ nghia tư bản bằng súng đạn nữa, ông đe dọa sẽ dùng ngay một khí cụ của chế độ tư bản: đánh thuế. Ông nói rằng ông sẽ đánh thuế thật cao các "công ty liên quốc tỷ phú" để giúp đỡ cho giới lao động nghèo nàn. Và ông thêm "kể cả các nhà báo" cung sẽ đuợc ông giúp đỡ. Nghe xong mà các nhà báo không ai bỏ chạy, chứng tỏ họ hiểu giá trị các lời nói của ông Đỗ Mười như thế nào.

 

Ông Đỗ Mười cung đóng góp vào lý thuyết kinh tế học với một nhận xét về nguyên nhân khiến các công ty tư bản liên quốc làm giàu. Khi có nhà báo hỏi ông nghi gì khi Việt Nam đuợc xếp vào hàng tham nhung nhất châu Á, ông Đỗ Mười cho thấy ông không nghi gì cả. Thay vì trả lời câu hỏi đó, ông lại nói rằng "Các nhóm công ty liên quốc mà không tham nhung hay sao? Làm cách nào họ giàu như vậy nếu không phải là nhờ tham nhung!" Lý thuyết "chỉ có tham nhung mới giàu" có thể sai nếu đem dùng để giải thích lý do tại sao các công ty Sony hay Microsoft thành công trở thành giàu có. Nhưng chắc chắn ý kiến đó dựa vào kinh nghiệm của ông Đỗ Mười, nó có thể giải thích tại sao nhiều người ở Việt Nam hiện nay đang giàu có.

 

Khi đuợc hỏi về cách bài trừ tham nhung, ông Đỗ Mười nói phải công khai cho dân chúng thấy tiền bạc đuợc chi tiêu như thế nào, và phải tăng luong cho cán bộ vì lương họ ít quá. Đúng là các biện pháp mà cấp xã nào cung có thể đem học tập, vừa tầm với trình độ của ông cố vấn. Tất nhiên các cán bộ cấp xã thì không phải trả lời các câu hỏi xa hơn. Thí dụ, nếu báo chí không có tự do thì làm sao dân biết những chuyện mà Đảng muốn giấu giếm? Như chuyện thò tay nhận tiền của các công ty ngoại quốc chẳng hạn. Lãnh đạo cấp xã cung không phải lo lấy đâu ra tiền để tăng luong cán bộ, làm sao có người tới bỏ vốn kinh danh, để họ đóng thuế lấy tiền nuôi cán bộ? Vân vân. Đó là những vấn đề quá phức tạp mà ở trên cấp huyện, cấp tỉnh cao hơn cũng không phải lo giải quyết, nói gì đến cấp xã.

 

Ông Đỗ Mười có vẻ tin tưởng ở giải pháp tăng luong này lắm. Ông giải thích rằng nếu các cán bộ có tiền ăn, rồi có tiền nuôi con đi học, có tiền làm nhà ở, thì lúc đó nạn tham nhung sẽ bớt đi. Nghe lời ông cố vấn, chắc đảng Cộng Sản Việt Nam nên tăng luong ngay cho các cán bộ hải quan và công an kinh tế. Vì đó là những nơi bị mang tiếng là tham nhung nhất hiện nay.

 

Trích dẫn nhiều ý kiến của ông Đỗ Mười như trên, chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng trong kỳ đảng Cộng Sản họp đại hội năm nay có những dấu hiệu mới mẻ thật. Ông Đỗ Mười phải ứng khẩu nói nhiều với các nhà báo nước ngoài như vậy, cho thấy chính ông tự biết từ nay không còn dịp độc thoại, lên lớp dạy bảo Bộ Chính trị và Trung ương Đảng như hàng chục năm qua nữa. Vì thế bây giờ có cơ hội chót thì phải hô hết các khẩu hiệu lên, nếu không uổng công học thuộc.

 

Tuy mỗi lời nói của ông Đỗ Mười đều lộ rõ tình trạng thiếu thông tin (còn gọi là dốt nát) của các lãnh tụ đảng, nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng nữa. Trước đây có tin ông Đỗ Mười họp Bộ Chính trị đã chỉ trích ông Lê Khả Phiêu cái tội nói năng thô lỗ, dốt nát quá, làm nhục quốc thể - khi ông Phiêu gặp ông Clinton năm ngoái. Nay dân chúng Việt Nam và thế giới đuợc thấy rõ trình độ của ông Đỗ Mười cao hơn ông Lê Khả Phiêu như thế nào. Rất đáng mừng. Vì đây là lần đầu tiên một lãnh tụ cộng sản lão thành và cao cấp nhất đã thành khẩn để lộ hết sự dốt nát của mình ra, không còn tự che đậy trong bóng tối, sau các bản tin và hình ảnh tuyên truyền, không còn nấp đằng sau các thông cáo do các văn công soạn sẵn nữa.

 

Chỉ có một điều đau đớn cho dân Việt Nam, là càng ngày người ta càng thấy rõ từ nửa thế kỷ nay chính những người có trình độ hiểu biết cỡ các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu là những người nắm toàn quyền quyết định vận mạng dân tộc mình. Những người đó tin tuởng cuồng nhiệt ở những lý thuyết thô sơ khờ khạo lỗi thời từ thế kỷ 19, nhưng vẫn đầy đủ tự tin để dành quyền lãnh đạo dân tộc "bước vào thế kỷ 21!" Những người mà trình độ suy nghi thấp dưới bậc tiểu học, nghe một câu hỏi không hiểu hỏi gì nhưng vẫn thản nhiên đọc các khẩu hiệu làm câu trả lời. Những người như ông Đỗ Mười cung không hiểu ngay chính lời mình nói, không biết lời mình tự mâu thuẫn với mình. Như khi ông Đỗ Mười chê ông Lê Khả Phiêu là già quá phải cho nghỉ, mặc dù ông Phiêu kém ông Đỗ Mười 15 tuổi. Mà khi ông Đỗ Mười lên làm Tổng Bí thư đảng Cộng Sản thì còn già hơn ông Phiêu bây giờ! Nói một câu thản nhiên như vậy chứng tỏ trình độ suy luận của một ông cố vấn như thế nào. Nó không có gì hết, ngoài những khẩu hiệu học thuộc lòng ở cấp xã cách đây 60, 70 năm!

 

Điều mới mẻ trong kỳ đại hội đảng Cộng Sản năm nay là như vậy. Chân dung ông cố vấn không còn che đậy nữa! Đúng là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin! Chúng ta cần gia tăng số lượng thông tin, để đồng bào trong nước biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn, để đồng bào chúng ta biết vì đâu mà đất nước nghèo đói, chậm lụt, thua tất cả các lân bang.

NGÔ NHÂN DỤNG