Cai trị dân như cái máy

 

NGÔ NHÂN DỤNG

 

Sau khi đảng Cộng Sản chọn ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư, một người bạn phụ trách một cơ quan truyền thông lớn đã viết email hỏi thẳng chúng tôi tại sao dè dặt, bi quan, không nêu lên một ưu điểm nào nơi Trung ương Đảng và nhà lãnh đạo mới của đảng Cộng Sản. Ông Nông Đức Mạnh có một ưu điểm, chúng tôi nhận thấy, là ông học về lâm nghiệp. Và ông đã từng làm việc với rừng, với cây, nhiều năm truớc khi bước vào quan trường. Tiếp xúc với thiên nhiên có thể giúp người ta nhìn loài người với nhãn quan có tính chất hữu cơ hơn, nhìn xã hội như một thực thể sống, chứ không phải như một cái máy. Một người đã từng thấy cây cối mọc lên và thay đổi, đã quan sát thiên nhiên, chắc sẽ không nhìn xã hội loài người một cách máy móc, đon so quá đáng, nhu, thí dụ, một người chỉ vùi đầu trong sách vở giáo điều, hoặc xuất thân hoạn lợn, hoặc quen dùng súng đạn giải quyết các khó khăn ở cõi nhân sinh.

 

Nhưng phương cách đảng Cộng Sản Việt Nam đối phó với các vị tu sĩ, như Linh mục Nguyễn Văn Lý hoặc Hòa thượng Thích Quảng Độ thì vẫn máy móc như cũ. Đúng là phản ứng của một cái máy, mỗi công an là một bánh xe răng cua nhỏ xíu trong đó, đạp chân bơm hơi xăng là chạy. Khi bộ máy chạy, mọi việc diễn ra gần như tự động. Bắt bớ người, giam cầm người ta, hay đem công an tới vây bọc, quản thúc không cho ra khỏi chùa, là những việc dễ dàng, máy móc quá. Nó không giải quyết đuợc những nguyên nhân sâu xa ẩn khuất và tiềm tàng trong xã hội. Chính các nguyên nhân đó đã đua tới hành động của các nhà tu hành. Những nỗi bất bình trong lòng hàng triệu người khác sẽ không nguôi đi mà còn đuợc nung nấu mạnh mẽ và sâu đậm hơn.

 

Đầu năm nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời một cuộc phỏng vấn của đài Á châu Tự do, ngài nêu lên những ước muốn thật nhỏ nhoi. Vị thiền sư 74 tuổi nói, người Việt Nam giờ chỉ mong đảng Cộng Sản tôn trọng luật pháp và cho dân đuợc sống tự do hơn một chút, đổi mới nhanh hơn một chút, thế thôi. Tự do hơn một chút, chẳng hạn như được đi thăm một đồng đạo già 83 tuổi, bị án quản thúc mãn đời chỉ vì không chịu cúi đầu theo nhà nước bảo. Linh mục Nguyễn Văn Lý trẻ hơn, ông nói nhiều và nói thẳng thắn, mạnh bạo hơn. Ông nêu ra những trói buộc, kỳ thị mà giáo dân và giáo hội Công giáo Việt Nam phải chịu từ năm 1975 đến nay. Điều khiến cho chính quyền cộng sản nổi giận, là Linh mục Lý đã đuợc các Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ mời nói, cho họ nghe. Không đuợc phép đi thì ông gửi thư. Năm ngoái Thượng tọa Thái Hòa đuợc mời sang New York dự hội nghị Hòa bình Thiên niên kỷ, ông cung không đuợc đi, cung phải gửi thư phát biểu. Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết lời là bất nghia. Đuợc mời nói thì một vị linh mục làm sao không lên tiếng, để mang tiếng bất nhân bất nghia hay sao?

 

Những nhà tu hành như Hòa thượng Thích Quảng Độ và Linh mục Nguyễn Văn Lý chỉ là các trường hợp cụ thể và nổi bật lên, vì đức dung cảm của các vị xuất gia. Mọi người dân Việt Nam đều mong ước đuợc phát biểu và hành động như hai vị tu si này, nếu đuợc tự do hơn một chút. Đảng Cộng Sản đã đàn áp hai nhà tu, chỉ vì họ không muốn người dân nào bắt chước. Uất ức gì cung không đuợc nói. Cùng quẫn lắm thì nổi lên như đồng bào ở Thọ Đà, Thái Bình, hay ở cao nguyên miền Trung. Hay kéo nhau đi đánh bộ đội như các sinh viên đại học Phú Thọ. Đảng và nhà nước cung chỉ có một phương pháp đối phó là dùng bạo lực. Nhiều sinh viên Phú Thọ sẽ đuợc công an đến tận nhà bắt đi trong đêm tối. Những người khác sẽ học đuợc kinh nghiệm: hãy để yên cho Đảng làm ăn.

 

Nhưng cách xử sự máy móc đó không thể kéo dài mãi đuợc. Xã hội loài người là một thực thể sống. Những khát vọng của con người không thể bị đè nén mãi. Sau cơm no, áo ấm, người ta sẽ đòi đuợc đối xử bình đẳng, đuợc tự do, và phẩm giá đuợc tôn trọng.

 

Nhiều người so sánh hành động đàn áp tôn giáo của đảng Cộng Sản Việt Nam với việc Cộng Sản Trung Hoa bắt bớ, tra tấn các môn đồ Pháp Luân công. Nhưng các tu sĩ đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam chưa tạo ra một phong trào quần chúng như Pháp luân Đại pháp. Chưa thu hút được hàng chục triệu người mỗi ngày ra ngoài đuờng sinh hoạt tín ngưỡng như một tập thể, trong đó có cả quân đội và công an. Mà Cộng Sản Trung Hoa muốn đàn áp Pháp Luân công cũng phải bắt đầu bằng một đạo luật, do Quốc hội của họ thông qua đặt giáo phái này ra ngoài vòng luật pháp. Ít nhất, họ cũng che đậy chính sách đàn áp của họ bằng một cái lá nho pháp luật! Vì chính họ muốn bắt đầu cho đảng viên tập sống trong pháp luật, đặt cơ bản cho một xã hội sống bằng luật lệ. Vì họ biết xã hội Trung Hoa đang thay đổi, không thể ngồi bấm một cái nút là hàng triệu người đuợc đem bỏ vô tù như thời Stalin và Mao Trạch Đông đuợc nữa. Sống lối đó, chính bản thân họ, và gia tài mà họ chiếm đuợc, cung có ngày sẽ bị đe dọa!

 

Cộng Sản Việt Nam thì vẫn theo lối Stalin. Theo chủ nghia Lenin, nhà nước là một bộ máy, một khí cụ để giai cấp thống trị đàn áp dân bị trị. Họ dùng guồng máy đó phân phát thực phẩm, chia quần áo, nhà ở. Và chia cả khẩu phần văn hóa, tu tuởng đuợc Đảng nấu nướng sẵn, không cho dân đuợc nếm thử món nào khác. Trong số báo Xuân vừa rồi, tờ Tuổi Trẻ ở Sài Gòn còn đăng một cách long trọng câu nói của Hồ Chí Minh: "Tự do tư tưởng là tự do phục tùng chân lý." Tất nhiên, trong chế độ công an của họ, Đảng Cộng Sản giữ độc quyền "phân phối chân lý" trong các cửa hàng mậu dịch như báo chí do Đảng kiểm soát! Chính vì muốn giữ độc quyền chân lý nên họ không cho phép một phong trào tư tưởng, một tín ngưỡng, một xu hướng nghệ thuật nào phát triển ngoài các tín điều của Karl Marx, Lenin hay là Nguyễn Khoa Điềm. Đến bây giờ đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn chỉ biết có một hệ thống cai trị máy móc đó.

 

Những người quen sống trong guồng máy đó, như các bánh răng cưa, những người quen sử dụng bộ máy đó như tài xế lái xe, họ phản ứng trước các biến đổi trong xã hội một cách máy móc. Ai không "phục tùng chân lý Đảng" thì đã có công an xử lý! Nhưng xã hội vẫn thay đổi. Người dân Việt Nam không ngu mà cung không hèn. Chính người dân đã thay đổi. Không ai có thể ngờ các sinh viên trường kỹ thuật Phú Thọ lại dám rủ nhau đi đánh bộ đội, đụng tới cả cơ sở làm ăn của các quan chức có súng? Phản ứng của các sinh viên không phải chỉ bộc phát vì một ngòi thuốc nổ, là cảnh một người bạn bị oan ức, gửi xe bị mất, không đuợc bồi thường mà còn bị đánh đập. Trong lòng những sinh viên đó còn chứa những nỗi uất ức trước cảnh các tướng tá chiếm đất công làm của riêng, mời người nước ngoài vào "chung nhau mở một ngôi hàng" hưởng lợi. Như thế vẫn chưa đủ thỏa mãn mà lại còn dung túng nhau cho đi ăn cắp vặt, đứng giữ xe rồi ăn cắp xe. Trong lòng các sinh viên đi đánh nhau đó cung còn cả mối lo lắng mai mốt ra trường không biết có việc làm đúng khả năng không.

 

Và trong nước Việt Nam bây giờ không phải chỉ có các sinh viên Phú Thọ uất ức. Hàng triệu những vụ oan ức ở khắp nơi. Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo ở miền Nam uất ức. Đồng bào thiểu số ở cao nguyên uất ức. Những người bị chiếm đất, bị chiếm nhà khắp nơi uất ức. Ngay cả những bộ đội, công an nghèo khó cung uất ức.

 

Không thể cai trị 78 triệu dân Việt Nam theo lối máy móc kiểu Stalin đuợc nữa. Không thể bắt tất cả mọi người "phục tùng chân lý" theo lối bảo sao nghe vậy đuợc nữa. Đổi mới kinh tế nửa vời thì sẽ làm cho dân tiếp tục thiếu thốn, nhưng không đổi lối cai trị máy móc thì sẽ còn tiếp tục phạm những sai lầm với hậu quả lâu dài khó lòng chữa đuợc.

 

NGÔ NHÂN DỤNG