Bỏ Ðiều 4, Rồi Gì Nữa ?

 

Coi bề ngoài làu làu như vậy, chớ bên trong CSViệt Nam, lục phủ ngũ tạng đã rệu rã hết rồi. Nhiễm trùng toàn diện. Mất sức tổng quát. Chỉ còn chờ ngày nhắm mắt xuôi tay theo các  Ông tổ CS Mắc, Lê thôi. Ðó là xác ướp còn thở thoi thóp. Do vậy, đã đến lúc người dân Việt hằng ưu tư đến vận mạng nước non, suy nghĩ , tiên niệm đến những việc cần phải làm trong thời hậu CS. Nếu CSVN bỏ Ðiều 4 Hiến pháp VNCS dành quyền độc tài toàn trị cho Ðảng CSVN, như các Phong trào Ðấu tranh cho Tự do Tôn giáo, Tự do Dân tộc, và Nhân quyền đòi hỏi, thì những gì sẽ xảy ra? Làm thế nào để tránh được những xáo trộn không cần thiết , những âm mưu quỷ kế của các tay phù thủy ngoại bang, trong thời kỳ chuyển tiếp, làm hại tiềm lực phát triển đất nước và an sinh dân tộc.

 

Nghĩ ngay bây giờ là vừa vì hiện nay Ðảng và Nhà Nước CSVN đang đứng một chân sát bên bờ vực thẫm của sự sụp đổ. Trong nước, nội bộ Ðảng xào xáo, đấu đá nhau tranh giành ngôi vị, chia rẽ nhau vì lập trường thân Mỹ hay thân Trung Cộng, phân tán vì quan điểm ủng hộ giáo điều hay đổi mới. Nhà Nước thì sơ cứng vì quan liêu và mục nát vì tham nhũng. Phong trào Ðấu tranh cho Tự do Tôn giáo, Tự do Dân tộc phát triển sâu rộng. Quảng đại quần chúng trên đà nhập cuộc bao vây, làm tổ chúc công quyền mất dần kiểm soát, bị rạn nứt,  sắp vỡ ra từng mảng theo qui luật cách mạng hậu Chiến tranh Lạnh tại Ðông Aâu, Nam tư, Nam dương, và Phi luật tân.

 

Ngoài nước, áp lực quốc tế ngày càng tăng cường độ vì hành vi chà đạp nhân quyền, đàn áp và bách hại tôn giáo của CSVN. Ðặc biệt chánh quyền Bush, Cộng hòa  gắn bó với nhân quyền, tỏ ra cứng rắng với CS hơn vị người tiền nhiệm, TT Clinton. Hai người cầm cán ngoại giao của Bộ là hai cựu chiến binh Chiến tranh VN, đã từng hiểu  hành động gian ác và dã tâm của CSVN đối với nhân dân VN bằng mắt thấy tai nghe. Thương ước, chiếc phao cứu sinh của CS, sẽ gặp khó khăn vì lý do CS đàn áp tôn giáo. Việc khi phê chuẩn sẽ không trơn tru. Ðại sứ Peterson  phải rời nhiệm sở ngoại giao ở Hà nội về Mỹ tường trình cho tân tổng thốùng  và vận động vớùi Quốc hội. Các nhà đầu tư quốc tế chào Việt Nam bằng đôi chân, nói theo thuật ngữ của giới báo chí  quốc tế về tình hình sút giảm  đầu tư trầm trọng tại VNCS. Một cuộc đổ vỡ khó mà tránh; chỉ còn tính thời gian bằng đơn vị ngày.

 

Ðổ vỡ có thể xảy ra dưới hai hình thái. Thứ nhứt, một cuộc cách mạng nhân dân lật đổ toàn bộ giới đương quyền, thay cũ đổi mới tận gốc. Lúc đó điều 4 Hiến pháp dành cho Ðảng CS đặc quyền cai trị đất nước lâu nay không cần đặt ra. Hiến pháp đã bị hủy bỏ thì không những điều 4 mà tất cả các điều, các khỏan  sẽ không còn. Có thể một Hội đồng Cách mạng sẽ xử lý thường vụ đất nước, tổ chức bầu cử Quốc hội  lập hiến.

 

Nhưng vẫn chưa hết vấn đề CS. Thứ nhứt, Ðảng CS còn được có mặt, sinh hoạt trong chính trường như ở Nga không. Thứ hai, tài sản của Ðảng rất là lớn giải quyết ra sao. Tài sản của các lãnh tụ Ðảng gởi ở nước ngoài làm sao truy hồi để sung đương vào công quỷ. Thứ ba, bất động sản mà Ðảng đã tịch thu của nhân dân hay của nhà nước VNCH (nhà cửa, công ốc, công thự, công thổ, v.v...) để cấp phát cho đảng viên làm tài sản riêng phải giải quyết ra sao cho công bình và hợp lý. Và còn vô số vấn đề khác cần phải giải quyết.

 

Tuy thế cách mạng lật đổ, thay cũ đổi mới, vẫn đem lại ít vấn đề cần giải quyết hơn trường hợp đảo chánh. Ðảo chánh có thể do lực lương bán quân sự hay quân đội thực hiện hoặc do những đảng viên cấp tiến lật đổ những cán bộ chóp bu đương quyền của Ðảng. Trường hợp đảo chánh, Ðiều 4 có thể do phe đảo chánh hủy bỏ theo nguyện vọng của nhân dân. Nhưng vấn đề thứ nhứt đặt ra là liệu người không CS - rất nhiều nhưng không nằm trong giới  đang cầm quyền - có chịu sinh hoạt trong khuông khổ Hiến pháp của VNCS dù Ðiều 4 đã được hủy bỏ.  Câu trả lời phần lớn là không vì các tôn giáo và nhân dân đã quá nhiều kinh nghiệm đau thương với những trò ma mảnh, quỉ quyệt của CS. Kinh nghiệm đau thương ấy không cho phép phiêu lưu một lần nữa. Thứ đến, trong tình thế đó, cuộc xáo trộn sẽ kéo dài. Hết cuộc đảo chánh này sẽ đến cuộc chỉnh lý khác. Và bàn tay lông lá, các nhà phù thủy chánh trị ngoại bang sẽ có nhiều cơ hội để nhúng vào. Không phải vì quyền lợi VN mà vì quyên lợi của nước họ là lẽ cố nhiên.

 

Trong mọi tình huống, cách mạng hay đảo chánh, vấn đề cốt lõi đặt ra là ai sẽ làm luật bầu cử Quốc hội lập hiến. Quốc hội CSVN ư? Không thểå được. Không thì ai là những người đại diên cho thành phần quốc gia trong Hội đồng Cách mạng (nếu cách mạng), và trong Uûy ban lãnh đạo Quốc gia (nếu đảo chánh). Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế có lần nói Quốc hội VNCS sẽ là cơ quan làm ra luật bầu cử Quốc hội Lập hiến kho điều 4 hay toàn bộ Hiến pháp bị hủy. Không ổn vì ai cũng biết 97% đại biểu nhân dân là người của CS hay đảng viên CS. Giao cho cơ quan này làm luật bầu cử kể như giao trứng cho ác, tái nô dịch chủ mà thôi.

 

Một khuynh hướng khác đang được bàn tuy chưa sâu rộng lắm nhưng nên suy gẩm. Ðó là việc lập một Hội đồng đại diện VN Cộng hòa gồm đại diện các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo đấu tranh trong lẫn ngoài nước do một quốc dân đại hội tuyển chọn. Với danh xưng VNCH, thế của người Quốc gia có căn bản pháp lý, ngoai giao, vì  có Hiệp định Genève, Paris làm nền tảng, có thế liên tục công quyền làm chính thống (?). Hội đồng chỉ phục hoạt lại thể chế VNCH, chớ không tái nhiệm các nhân vật chánh quyền trước 75. Chác chắn còn nhiều khảo hướng,sáng kiến nữa.

 

Nhưng cái gì thì cái,  quan yếu nhứt vẫn  phải có một tổ chức đại diện cho người Việt không CS trong cũng như ngoài nước để làm ra luật bầu cử Quốc hội Lập hiến để thảo luận, biểu quyết ra một hiến pháp mới thay cho Hiến pháp VNCS hay tu chỉnh nó.

 

Có người bi quan cho rằng với tình hình phân hóa của Cộng đồng người Việt hải ngoại và việc kiểm soát nhân dân của CSVN trong nước, đề nghị trên khó thực hiện. Có người nghĩ ngược lại. Cộng đồng hải ngoại có nhiều khác nhau trong cách làm việc và suy nghĩ, nhưng có cùng mẫu số chung, thống nhứt nhau trong việc tranh đấu cho tự do dân chủ, trong việc bảo lưu truyền thống dân tộc, và yểm trợ cho cuộc đấu tranh ở nước nhà, trước sau như một, nửa thế kỷ vừa qua. Người Việt trong nước không thui chột ý chí đấu tranh vì áp bức của CS và âm mưu phi chánh trị hóa quần chúng. Cuộc đấu tranh của các tôn giáo là bằng cớ hùng hồn, ngoài sức tưởng tượng của CS và của giới nghiên cứu về CS. Quan điểm này đang phát triển làm tư tưởng bi quan  dần dần phai nhạt , nhứt là từ khi có phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và tự do dân tộc trong nước . Tình hình đang càng ngày càng thuận lợi thêm cho người Việt quốc gia, người Việt không CS. Thời gian và chủ động đang thuộc về chúng ta.  Chỉ còn có việc là ngồi lại với nhau bàn bạc thành lập ra một tổ chức đại diện quy cũ cho mình trong vận hội mới của Dân tộc Việt không bao lâu sẽ đến. Vì thiếu một tổ chức như thế mà CS đã phỏng tay trên trong những ngày đầu giành độc lập từ tay Pháp rồi. Xe trước lật, xe sau phải tránh.

VI ANH