BÃO TÂY NGUYÊN

 

Ðại Dương

 

Liên tiếp trong 4 ngày đầu tháng 2/01 đồng bào Tây Nguyên đã vùng lên đòi quyền sống. Sự giận dữ xuất phát từ việc công an đến tháo gỡ nhà thờ Tin Lành do tín đồ tự nguyện quyên góp dựng lên tại làng Plei Lao, quận Chu Sê, 35 dặm phía Nam tỉnh lỵ Pleiku.

 

Cơn bão đã bùng lên với năm bảy ngàn đồng bào sắc tộc kéo ra biểu tình ở tỉnh lỵ Pleiku và Ban Mê Thuộc để đòi tài sản và tự do tín ngưỡng.

 

Cao nguyên Trung phần là nơi tập trung 54 sắc tộc khoảng 600 ngàn người đa số thuộc bộ lạc Jarai, Ede và Bahnar. Bản tin do AFP thu thập ngày 7/2/01 cho biết công an chìm và cảnh sát sắc phục đã theo dõi đoàn biểu tình. Một số người biểu tình đã bạo động bằng cách lật đổ xe cộ và gây cản trở lưu thông trên quốc lộ.

 

Hà Nội cố gắng bưng bít thông tin và làm sai lạc mục đích chính của cuộc biểu tình khi Bộ Ngoại giao tuyên bố "Vì thiếu thông tin và bị kích động do việc bắt giữ hai người địa phương nên một số người đã tụ tập trước văn phòng đảng ủy tỉnh Gia Rai để chất vấn". Trích AFP tiên dẫn.

 

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Peter Peterson đã yêu cầu chính quyền Cộng sản cho phép báo chí ngoại quốc và các nhà ngoại giao đến quan sát tình hình khu vực biến động. Tin AP ngày 23/3. Hà Nội chẳng những từ chối lời yêu cầu mà Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Ðình Bin còn lưu ý Ðại sứ Peterson "không được can thiệp vào vấn đề nội bộ của Việt Nam". Ngày 27/3, gần 2 tháng sau biến cố xảy ra, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hà Nội trả lời sự thúc dục của Hoa Kỳ "Quan khách nước ngoài sẽ được đón tiếp khi chính quyền địa phương sắp xếp chương trình". Tin AP ngày 27/3.

 

Cơn bão Tây Nguyên bùng lên do phẫn uất của các sắc tộc xuất phát từ quá khứ lịch sử cùng với sự cai trị hà khắc của cộng sản.

 

Với chính sách "chia để trị", Thực dân Pháp cho phép các bộ lạc tự trị thông qua sự cai quản của quan Châu do chính quyền bảo hộ bổ nhiệm từ các bộ lạc.

 

Lật đổ sự thống trị của Thực dân Pháp là khát vọng chung của đồng bào Kinh, Thượng. Vì thế, họ chung lưng đấu cật trong công cuộc giành độc lập, tự do.

 

Sau năm 1954, Hà Nội và Sài Gòn đều chủ trương thống nhất Kinh, Thượng một nhà.

 

Hà Nội siết chặt gọng kềm dễ dàng nhờ từng đặt căn cứ địa cộng sản tại thượng du Bắc Việt. Ðồng thời, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp quân lẫn dân sự thuộc sắc tộc là cộng sản thuần thành đã xoa dịu tâm lý tự trị của bộ lạc.

 

Sài Gòn tìm cách thống nhất Kinh, Thượng sau khi quyền lực của Thực dân Pháp tan rã. Tuy nhiên, chính quyền quốc gia gặp phải nhiều trở lực to lớn. Mặt trận Thống nhất Giải phóng Sắc tộc bị Aùp bức, FULRO chủ trương chống Cộng và đòi tự trị. Người Cao Nguyên đa số chống Cộng. Chỉ một số ít theo Cộng. Vì thế, thực tế, đã có 2 tổ chức FULRO chống lẫn nhau. Chính sách Kinh Thượng một nhà của chính quyền quốc gia đã tìm biện pháp hội nhập sắc tộc vào dòng chủ lưu của người Kinh. Nhưng, nhiều sai lầm và thiếu sót của viên chức chính quyền tại Tây Nguyên đã khiến cho người Thượng bất mãn. Sự xung đột sắc tộc bộc phát từng chập tùy thuộc vào sự khéo léo hay vụng về của viên chức chính quyền địa phương. Cuộc nổi dậy của FULRO vào các thập niên 1950 và1970 đã được Việt Nam Cộng Hòa giải quyết khá êm đẹp. Phần lớn chiến binh FULRO gia nhập lực lượng đặt biệt của Hoa Kỳ hoặc Việt Nam Cộng Hòa.

 

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, thống nhất đất nước, Hà Nội tung nỗ lực tiêu diệt FULRO. Cuộc chiến dằng dai khi đầu não của FULRO lập căn cứ địa ở Mondukiri, Cao Miên, giáp giới Việt Nam. Mãi đến năm 1992, Phong trào FULRO mới tạm yên khi 400 tay súng chủ chốt của tổ chức này theo chân chiến dịch hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Cao Miên đến định cư ở South Carolina, Hoa Kỳ.

 

Tranh chấp chủng tộc có một quá trình lịch sử lâu dài từ chính sách chia để trị của Thực dân Pháp.

 

Sai lầm, thiếu sót của viên chức địa phương trước năm1975 đã khiến cho chính sách Kinh Thượng một nhà của Việt Nam Cộng Hòa kém hữu hiệu. Vì thế, phong trào FULRO lúc hợp tác khi ly khai với chính quyền như đã diễn ra cuối thập niên 1950 và giữa thập niên 1970.

 

Chính sách toàn trị của Nhà nước Cộng sản đã tích lũy thêm mối thù hận từ trước. Chủ trương đấu tranh giai cấp của Cộng sản đã làm gia tăng nồng độ hận thù chủng tộc. Người Cao Nguyên chẳng những oán ghét vì chủng tộc mà còn hận thù giai cấp. Sự chiếm đoạt tài nguyên được coi là của sắc tộc dưới thời Pháp thuộc hoặc Việt Nam Cộng Hòa chỉ mang tính cách cá nhân. Trái lại, cưỡng đoạt tài sản của dân chúng thuộc đường lối chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 

Hà Nội đã đưa người Kinh ồ ạt đến khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Cao Nguyên nhằm biến thành khu vực sản xuất cà phê.

 

Các "quan cách mạng" đã chiếm đoạt vô-tội-vạ tài sản của sắc tộc. Năm 1999, Hội đồng Sắc tộc và Miền núi dưới sự lãnh đạo của Hoàng Ðức Nghi (hàng Bộ trưởng) đã biển thủ nhiều triệu mỹ kim nhưng được che đậy. Theo AFP ngày 29/3.

 

Bộ Giáo dục và Ðại học trong năm 2000 đã khám phá những ưu tiên về học bổng, thi cử dành cho người sắc tộc lại được cấp cho con em cán bộ người Kinh.

 

Ngoài việc cướp đoạt vật chất, Cộng sản cũng cưỡng bách đức tin khiến cho dân tộc thiểu số phải lập "nhà thờ chui" mà chẳng được yên. Chưa từng có chế độ nào lại cấm đoán đức tin gay gắt như hiện nay.

 

Cơn bão Tây Nguyên xuất phát từ các nguyên nhân đó.

 

Nhưng, Hà Nội lại đánh giá sự kiện dưới lăng kính mácxít nên sử dụng phương pháp stalinít để giải quyết. Bộ Chính trị cho rằng cơn bão Tây Nguyên bùng lên do công tác dân vận chưa đúng mức được Duyệt quán triệt với hai tỉnh Gia Lai Kon Tum trong chuyến thăm viếng kể từ 28 đến 30/3. Trích Nhân Dân 28/3.

 

Kinh nghiệm đàn áp ở Thái Bình được đem dùng tại Cao Nguyên cũng dưới sự chỉ đạo của Thường trực Bộ Chính trị, Phạm Thế Duyệt.

 

Trước tiên, Hà Nội cô lập khu vực biến động để tin tức không thể lây lan đến các khu vực khác. Phóng viên ngoại quốc bị cấm lai vãng. Báo chí quốc doanh không được phép loan tin.

 

Thứ đến, tìm bắt vài nhân vật cầm đầu. Ðe dọa, ve vãn những kẻ yếu bóng vía cho nhập vai phản tỉnh.

 

Nhằm xoa dịu dư luận, Hà Nội tuyên bố kỷ luật một số cán bộ vào tháng 2 nhưng chẳng cho biết rõ ngày. Theo báo Lao Ðộng có 5 viên chức cao cấp trong Hội đồng Sắc tộc và Miền núi, kể cả đầu sõ Hoàng Ðức Nghi đã làm "bản tự kiểm chung" về tội "buông lỏng quản lý các dự án kinh tế xã hội" từ năm 1993. Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Hữu Thọ cũng không cho biết chi tiết về ngày và biện pháp kỷ luật. Ðây lại là trò tế thần quen thuộc của Cộng sản.

 

Hà Nội bắt dân chúng thờ hình Hồ Chí Minh lộng kiếng từng bị đồng bào đem "liệng cống".

 

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Ðác Lắc thành lập Ðoàn N84 để đưa bộ đội về địa phương thực hiện chính sách "ba cùng", cùng ăn-cùng ở-cùng làm nhằm phòng ngừa quần chúng nổi dậy. Dân muốn hay không cũng phải chứa con "ma xó" ở trong nhà để nó theo dõi hành tung, hoạt động của mọi người trong gia đình.

 

Khi tình hình ổn định, Hà Nội sẽ xét xử những người cầm đầu theo bộ Luật Hình sự canh cải mới được ban hành.

 

Khu vực biến động được bít kín nhưng các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên án chính quyền Cộng sản đàn áp tôn giáo, nhất là Tin Lành đang thịnh hành tại Cao Nguyên. Theo AP ngày 27/3.

 

Bản tin ngày 29/3 của đài BBC cho biết khoảng 60 người đã bị bắt nhưng báo chí quốc doanh hoàn toàn im lặng. Nhà nước cũng không nhắc tới.

 

Việc đàn áp và trả thù của Cộng sản đã khiến cho hàng ngàn người sắc tộc phải chạy sang Cao Miên lánh nạn. Có 24 người chạy nạn bị chính quyền Nam Vang bắt giữ và định trao trả cho Hà Nội.

 

Hội Aân xá Quốc tế xin gặp những người chạy nạn và yêu cầu Nam Vang cho phép họ tị nạn chính trị nhưng Hun Sen không trả lời và tuyên bố sẽ gởi trả lại cho Việt Nam.

 

Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng nhận lãnh những người tị nạn. Hun Sen đổi ý "Nếu Hoa Kỳ hoặc nước nào đó chịu mang họ đi thì vấn đề sẽ dễ thở. Tôi nghĩ rằng điều Hoa Kỳ đang làm không phải là can thiệp vào vấn đề nội bộ của ai đó, nhưng là làm tròn bổn phận tôn trọng nhân quyền. Việt Nam nên nghiên cứu lại việc tôn trọng nhân quyền". Trích AFP ngày 3-4. Quyết định đảo ngược của Hun Sen cho thấy Nam Vang muốn thoát khỏi quỹ đạo của Hà Nội nhờ Bắc Kinh chống lưng, đồng thời chẳng muốn làm khó Hoa Kỳ để giữ cảm tình của giới đầu tư ngoại quốc.

 

Thái độ của Hoa Kỳ đối với hoạt động chống Cộng đã thay đổi kể từ khi ông George W. Bush đặt chân vào Bạch Cung.

 

 Ðại Dương